Nguyên nhân bé bị hăm tã
– Trẻ hăm tã là do thói quen dùng tã sai cách của mẹ như quên thay tã khi bé đã tè dầm, khi tã bị ướt sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn tấn công gây hại cho da bé. Vì làn da của em bé rất mỏng manh nên dễ bị tổn thương và kích ứng.
– Việc cho bé mặc tã vải quá lâu, mặc cả ngày cũng là nguyên nhân khiến bé bị hăm tã.
– Ngoài ra, nếu chọn các sản phẩm tã không đảm bảo chất lượng, có chứa nhiều hóa chất độc hại cũng dễ gây tổn thương cho da bé, bé dễ bị hăm tã.
– Chưa hết nếu sau khi tắm xong nếu mẹ không lau khô mà đã vội mặc bỉm cho bé cũng khiến bé bị hăm tã
– Những trẻ bị tiêu chảy cấp nếu không thay tã thường xuyên cũng tăng nguy bị hăm tã.
Một số cách xử lý khi trẻ bị hăm tã
– Bôi kem trị hăm cho bé, giúp mau lành chỗ hăm. Khi bôi kem luôn theo dõi chỗ hăm tã của bé, nếu như bôi nhiều ngày rồi nhưng vẫn chưa lành thì nên đi bác sĩ.
– Thay tã nhiều hơn cho bé, nếu như không phải ngày lạnh, mẹ không cần mặc tã cho bé mà nên để bé khô thoáng. Thay vào đó, nên lót khăn vải thấm nước dưới mông bé khi ngủ, khi nào miếng vải ướt thì thay mới.
– Với những bé dùng tã vải, khi bị hăm, mẹ hãy để ý đến nước xả vải và nên giặt bằng nước thật sạch. Nên chọn nước xả an toàn và hợp với da bé.
Chăm sóc tốt cho bé góp phần cho bé mau lớn (Ảnh minh họa)
– Nên quấn tã thật lõng để không khí vào sẽ giúp chữa lành của vết hăm sẽ nhanh hơn, nên sử dụng tã dán, hạn chế dùng tã quần.
– Nếu bé bị hăm tã nặng kéo dài, hãy đưa ngay đến bác sĩ để chữa trị. Vì có thể là bé bị dị ứng do nấm cần được chữa trị sớm.
– Ngoài ra, mẹ có thể đun lá trà xanh để rửa cho bé ngày 3 lần. Sau khi rửa xong mau chóng lau khô, lau kĩ vùng có nếp gấp, bẹn…
– Sau mỗi lần bé đi tiêu mẹ nên dùng nước ấm để rửa cho bé thay vì dùng khăn giấy ướt, sau khi rửa xong nên dùng khăn mềm lau khô rồi mới mặc tã cho bé.
Cách phòng tránh hăm tã cho trẻ
– Nên chọn các loại tã có khả năng thấm hút cáo để giúp bé thông thoáng khi mặc, điều này sẽ hạn chế được hăm tã cho bé.
– Mẹ nên chọn các loại tã có vách chống tràn mềm để tránh cọ xát vào hai bên đùi cũng giúp giảm hăm tã.
– Thường xuyên thay tã cho bé, không nên chờ cho đến khi tã ướt hoặc đầy mới thay tã mới. Mặc tã quá lâu sẽ khiến bé bị hầm bí, dễ bị hăm tã.
– Vệ sinh thật sạch cho bé ngay sau khi bé đi ngoài. Nếu rửa nước thì hãy lau khô rồi mới mặc tã.
– Không nên quấn tã quá chặt
– Thoa kem chống hăm tã sau khi tắm cho bé, trước khi mặc tã đặc biệt là ở vùng xung quanh bẹn, kẽ mông, mông và khe đùi.
– Nên dùng khăn ướt của trẻ sơ sinh để lau, không dùng khăn ướt không rõ nguồn xuất xứ, để tránh da dị ứng với các chất có trong khăn ướt.
Phòng tránh hăm tã là cách tốt để bảo vệ da cho bé (Ảnh minh họa)