Mẹ&Con – Chậm tăng cân, còi xương… luôn là những vấn đề mà các mẹ cảm thấy phiền lòng nhất. Mặc dù, mẹ đã thử làm nhiều thực đơn khác nhau nhưng bé vẫn chậm tăng cân. Vậy, thực đơn như thế nào mới đầy đủ dinh dưỡng giúp bé tăng cân hiệu quả? Sự phát triển và chế độ dinh dưỡng của bé trong năm đầu đời Ăn khoai chậm tăng cân? Bảng so sánh bé bạn có bị suy dinh dưỡng, thừa cân hay không

Dấu hiệu nhận biết trẻ chậm tăng cân, suy dinh dưỡng

dinh dưỡng hợp lý cho trẻ chậm tăng cân

  • Bé tăng cân chậm, đứng cân hoặc sụt cân trong khoảng 3 tháng.
  • Bé ngủ không ngon giấc, hay giật mình và ra mồ hôi trộm.
  • mọc răng chậm, mọc tóc ít, đặc biệt phần tóc phía trước và sau gáy mỏng, da xanh xao và thịt nhão.
  • Bé chậm biết đi, không linh hoạt, ít vui chơi và thường quấy khóc, buồn bực.

Thực đơn dinh dưỡng cho bé chậm tăng cân, suy dinh dưỡng như thế nào?

Độ tuổi Thực đơn tham khảo
Dưới 6 tháng tuổi Giai đoạn này, sữa mẹ là thực đơn dinh dưỡng lý tưởng nhất cho bé. Vì vậy, mẹ cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho bản thân, ăn uống và nghỉ ngơi khoa học. Bạn nên cho bé bú càng nhiều càng tốt. Trường hợp mẹ ít sữa thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho bé uống sữa ngoài thay thế.
Từ 6-12 tháng tuổi 6h: Bú sữa mẹ hoặc sữa công thức: 200ml
8h: Bột thịt bò: 200ml (1 chén ăn cơm)
Bao gồm: 30g thịt bò nạc (1 nắm tay), 30g bột gạo, 20g rau xanh (2 muỗng cà phê), 5g dầu ăn (1 muỗng cà phê)
10h: ½ quả hồng xiêm (hoặc ½ quả chuối, quả bơ…)
11h: Bú sữa mẹ hoặc sữa công thức: 200ml
13h: Bột tôm: 200ml
Bao gồm: 30g thịt tôm, 30g bột gạo, 20g rau xanh, 5g dầu ăn
16h: Ly nước cam vắt: 50ml
18h: Bột thịt gà: 200ml
Bao gồm: 30g thịt gà nạc, 30g bột gạo, 20g rau xanh, 5g dầu ăn
21h: Bú sữa mẹ: 200ml
Lưu ý: Mẹ vẫn có thể cho bé bú sữa mẹ hoặc sữa ngoài bất cứ khi nào bé có nhu cầu.
Từ 13-24 tháng tuổi 6h: Sữa công thức: 225ml
8h: Cháo tôm cải thảo: 2/3 chén cháo trắng, 20g lá cải thảo cắt nhuyễn, 20g thịt tôm, 5g dầu ăn
11h: Cháo lươn cải thìa: 2/3 chén cháo trắng, 20g lá cải thìa cắt nhuyễn, 20g lươn băm nhuyễn, 5g dầu ăn
14h: 1 cái bánh giò (hoặc bánh mì bơ đậu phộng, các loại hạt…)
16h: Ly nước cam vắt (hoặc các loại nước ép, sinh tố trái cây bổ dưỡng khác): 50ml
19h: Cháo đậu xanh nấm rơm: 2/3 chén cháo trắng, 20g nấm rơm băm nhuyễn, 20g đậu xanh nhuyễn, bỏ vỏ, 5g dầu ăn
21h: Sữa công thức: 225ml
Từ 25-36 tháng tuổi 6h: Sữa công thức: 200ml, bánh mì: ½ cái
10h30: 1 bát cơm nát, cá rán, canh bí nấu tôm, 1 quả quýt ngọt (hoặc đu đủ, dưa hấu: 200g,…)
12h: Sữa công thức: 150ml
14h: Súp thịt bò khoai tây
Bao gồm: 50g thịt bò băm, 1 củ khoai tây lớn, 1 củ cà rốt, 5g dầu ăn
18h: 1 bát cơm nát, cá sốt cà chua, rau muống xào, ½ quả chuối (hoặc đu đủ, dưa hấu: 200g)
20h: Sữa chua: 100g

Theo chuyên gia, để tạo cho bé phản xạ ăn uống có lợi thì mẹ nên tập cho bé thói quen ăn đúng giờ, đúng bữa và tạo không khí vui vẻ, thoải mái để kích thích bé ham ăn hơn.

Tags:

Bài viết liên quan