Các loại trái cây và rau xanh
Trái cây từ lâu đã được biết đến là nguồn vitamin C phong phú, giúp hấp thu sắt tốt hơn. Vì vậy, bạn nên cố gắng thêm một số loại trái cây giàu vitamin C cho bé vào khẩu phần ăn như:
Quả mâm xôi
Quả mâm xôi – Ảnh minh họa
Trong quả mâm xôi chứa axit ellagic, có thể giúp chống lại bệnh ung thư. Ngoài ra, mâm xôi tuy nhiều chất xơ nhưng lại ít calo nên rất tốt cho bé.
Vải
Vải là một loại trái cây ngọt, dễ ăn, giàu chất xơ và các loại vitamin khác nhau. Trên thực tế vải không nóng như nhiều người vẫn thường nghĩ. Nên đây cũng là loài trái cây mẹ nên cho vào thực đơn hàng ngày của bé.
Quả dâu đen
Dâu đen chứa nhiều vitamin E giúp bảo vệ tim và động mạch. Do vậy, mẹ nên cho bé ăn mỗi ngày để giúp bé khỏe mạnh, tránh được các bệnh về tim mạch.
Cà chua
Trong cà chua có chứa lycopene – một chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa ung thư và bệnh tim. Món cà chua đã qua chế biến với một chút dầu (như sốt cà chua) sẽ có tác dụng hiệu quả hơn so với cà chua thông thường.
Cà rốt
Củ cà rốt – Ảnh minh họa
Cà rốt giúp chống bệnh quáng gà, tăng cường thị lực vào ban đêm vì trong cà rốt có chứa beta-carotene được chuyển đổi trong cơ thể thành vitamin A. Thiếu vitamin A là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh quáng gà.
Rau màu xanh
Những loại rau màu xanh (như cải bó xôi chẳng hạn) chứa nhiều chất phytochemical giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch và ung thư.
Các loại thảo mộc
Các loại thảo mộc có đặc tính chữa bệnh rất tốt có thể kể đến như:
– Mùi tây: Chứa vitamin C và sắt, nhai rau mùi tây giúp hơi thở làm mát, đặc biệt sau khi ăn tỏi.
– Cỏ xạ hương: Nhai cỏ xạ hương gúp làm dịu cổ họng khi bị đau.
– Rau kinh giới: Hỗ trợ tiêu hóa khỏe mạnh và làm giảm các triệu chứng cảm lạnh.
Các loại thịt, cá
Thịt gà
Thịt gà chứa ít chất béo hơn so với những loại thịt khác, hầu hết các chất béo đều nằm trong da, do đó có thể lược bỏ được.
Các loại thịt đỏ
Các loại thịt có màu đỏ như thịt bò giúp cung cấp một hàm lượng sắt đáng kể cho trong các giai đoạn phát triển của trẻ. Đặc biệt, từ 6 tháng – 2 tuổi là khoảng thời gian bạn cần chú ý đặc biệt tới chế độ ăn của trẻ. Nên bổ sung các loại thịt đỏ vào khẩu phần ăn của con 2 – 3 lần/ tuần.
Cá tuyết
Cá tuyết đen – Ảnh minh họa
Cá tuyết và tuyết chấm đen được xem là “kho báu” của protein ít béo, selen, canxi và magiê. Ăn cá giúp chống lại các gốc tự do, tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ.
Cá hồi
Cá hồi cung cấp lượng chất béo thiết yếu giúp hỗ trợ chức năng não bộ và hệ miễn dịch. Các axit béo thiết yếu trong dầu cá hồi có thể giúp trẻ em giải quyết được chứng khó đọc. Hãy cho con bạn thưởng thức những món ăn chế biến từ cá hồi ít nhất 1 lần/ tuần nhé.
Các loại sữa và tinh bột
Pho mát
Pho mát có chứa nhiều chất béo bão hòa, tuy không tốt cho người lớn nhưng đây lại là thực phẩm cung cấp năng lượng tuyệt vời cho trẻ em. Hàm lượng vitamin B2 giàu có trong pho mát rất cần thiết để chuyển đổi protein, chất béo và carbohydrate thành năng lượng.
Mỳ Ý
Mì Ý – Ảnh minh họa
Trong mỳ Ý có chứa carbohydrate phức tạp, giúp cung cấp năng lượng bền vững cho bé yêu. Mẹ hãy thử trộn một số mì ngũ cốc nguyên hạt với mì Ý để làm tăng hàm lượng chất xơ trong bữa ăn cho bé nhé!
Gạo lứt
Một số nguồn năng lượng có ích cho cơ thể, có chứa trong gạo lứt như: Protein, vitamin B, các khoáng chất. Ăn gạo lứt giúp hấp thu nhiều chất dinh dưỡng hơn các loại gạo nâu, gạo trắng vì những loại gạo này hầu như đã mất hết các khoáng chất và vitamin quan trọng trong quá trình chế biến.
Khoai lang
Khoai lang rất giàu vitamin A và C. Chất phytochemical trong khoai lang tăng sức đề kháng bảo vệ bé yêu chống lại bệnh tật.
Sữa chua
Sữa chua cung cấp canxi, protein và phốt pho. Tất cả những dưỡng chất này đều quan trọng trong việc giúp răng và xương chắc khỏe. Ngoài ra, sữa chua cũng dễ tiêu hóa hơn sữa thông thường.
Theo Parents