Mẹ&Con - Đối với trẻ trên 6 tháng tuổi, khẩu phần ăn không khác gì so với người lớn, bao gồm 3 bữa chính và 1 – 2 bữa phụ. Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh thường lơ là hoặc cho trẻ ăn qua loa trong bữa phụ. Thói quen này sẽ không đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của trẻ trong một ngày.

Vì sao trẻ cần có bữa ăn phụ?

Dưới đây là 4 lý do bạn nên bổ sung bữa phụ cho trẻ:

Cung cấp đầy đủ calo

Trẻ dưới 1 tuổi cần khoảng 100 – 200kcal/kg/ngày, trong khi đó khả năng tiêu hóa của trẻ còn hạn chế, không thể tiêu thụ lượng thức ăn lớn trong một lần. Vì vậy, chia nhỏ các bữa ăn là cách đáp ứng đủ lượng dinh dưỡng để trẻ phát triển toàn diện. Theo đó, bữa ăn phụ cung cấp khoảng 2/5 lượng calo mỗi ngày cho bé.

Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng mà bữa ăn chính chưa hẳn cung cấp

Mỗi bữa ăn trong ngày của trẻ có một nhiệm vụ khác nhau nhằm đảm bảo đủ dưỡng chất để cung cấp đa năng lượng, vitamin, protein và chất khoáng cho bé yêu hoạt động cả ngày. Nếu bé không ăn nhiều ở bữa ăn chính thì bạn có thể bổ sung dưỡng chất cho bé vào bữa phụ thay vì cố ép bé ăn bằng được vào bữa chính.

bổ sung dinh dưỡng cho trẻ

Làm quen nhiều loại thực phẩm khác nhau

Trẻ trên 6 tháng tuổi đã bắt đầu hứng thú khám phá thế giới, do đó 1 – 2 bữa phụ sẽ giúp bé làm quen nhiều hương vị mới chưa có trong bữa chính. Ví dụ như bữa chính bé ăn bột ăn dặm/cháo xay nhuyễn thì bữa phụ bạn thay thế bằng ngũ cốc, bánh ăn dặm hoặc sữa chua, váng sữa…

Tạo thói quen ăn uống cho trẻ

Thói quen ăn uống hợp lý của trẻ được hình thành từ thời điểm ăn dặm. Vì vậy việc xen kẽ các bữa phụ (thường cách bữa chính 2 – 3 tiếng) sẽ giúp trẻ làm quen với giờ giấc ăn uống. Điều này rất có lợi trong việc cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho trẻ.

Trẻ nên ăn gì trong bữa phụ?

Gọi là bữa ăn phụ nhưng mục đích cũng là cung cấp cho trẻ những dưỡng chất thiết yếu nên bạn có thể ưu tiên một số món như sữa hoặc chế phẩm từ sữa, ngũ cốc, bánh ăn dặm… để giúp trẻ có năng lượng hoạt động cả ngày.

Thời gian biểu cho bữa ăn của trẻ từ 6 – 8 tháng (mang tính chất tham khảo)

Thời gian Thức ăn
6:00 Sữa mẹ/Sữa công thức
8:00 Bánh ăn dặm
10:00 Trái cây
12:00 Bột ăn dặm/cháo xay
13:00 Sữa mẹ
14:00 Bánh ăn dặm/chế phẩm từ sữa
16:00 Sữa mẹ/Sữa công thức
18:00 Bột ăn dặm/cháo xay
19:00 Sữa mẹ

bé ăn

Lưu ý cho mẹ

Dung tích dạ dày của bé 6 – 12 tháng tuổi nhỏ hơn 5 lần so với người lớn nhưng vi chất dinh dưỡng cần bổ sung lại cao hơn. Như vậy, thách thức của việc ăn dặm là làm thế nào để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng mà không làm quá tải dạ dày của trẻ.

Với bánh Milna, thách thức dành cho mẹ nói trên chỉ là “chuyện nhỏ”. Trong một chiếc bánh Milna bé nhỏ chứa đầy đủ các vi chất tốt nhất mà mỗi người mẹ đều mong muốn: Canxi giúp phát triển răng và xương; Sắt tốt cho trí não; AA&DHA giúp phát triển trí não và sáng mắt; Men vi sinh giúp tiêu hóa tốt; 11 vitamin và khoáng chất giúp bé lớn nhanh. Như vậy, mẹ không cần phải “nhồi nhét” cho bé quá nhiều thức ăn mà trẻ vẫn được cung cấp đủ dinh dưỡng tốt nhất để phát triển toàn diện. Một lý do nữa mẹ nên chọn bánh ăn dặm Milna là bánh dễ hòa tan, có nhiều hương vị khiến bé không bị ngán, không bị nghẹn.

Tags:

Bài viết liên quan