Mẹ&Con - Ngủ ngáy có liên quan đến sự ngưng thở: Nếu bạn thấy bé đột nhiên ngừng thở trong vài giây thì có thể bé mắc phải chứng ngưng thở trong lúc ngủ. Sao con lại... ngáy? Những việc nên và không nên khi cho bé ngủ 4 cách giúp trẻ có giấc ngủ ngon

Thưa bác sĩ

Con trai nhà tôi năm nay 4 tuổi. Từ nhỏ bé mắc chứng ngủ ngáy. Có khi vừa chìm vào giấc ngủ, có khi thì nửa đêm. Chỉ khi gần về sáng thì bé đỡ hơn chút. Nhìn bé ngủ ngáy cảm giá rất mệt mỏi. Tôi lo không biết có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không? Liệu đây có phải là căn bệnh không? Nếu có, điều trị như thế nào?

Xin chân thành cảm ơn bác sĩ

Quỳnh Tiên (Q.3)

Bố mẹ đừng chủ quan khi thấy con ngủ ngáy 4

Chị Quỳnh Tiên thân mến!

Nguyên nhân của ngáy khi ngủ được gây ra bởi sự tắc nghẽn hoặc chật hẹp trong quá trình lưu thông không khí khi bé ngủ. Những vấn đề thuộc thể chất có mối liên quan đến hiện tượng ngủ ngáy gồm:

 – Ngáy ngủ do viêm Amidan: Tình trạng này nếu kéo dài sẽ khiến bé bị thiếu oxy, ảnh hưởng đến thể chất và trí tuệ của bé (do não thiếu oxy). Do phải há miệng để thở nên bé có dấu hiệu như da xanh, môi trề ra bên ngoài, chóp mũi nhỏ…

 – Ngủ ngáy có liên quan đến sự ngưng thở: Nếu bạn thấy bé đột nhiên ngừng thở trong vài giây thì có thể bé mắc phải chứng ngưng thở trong lúc ngủ. Tuy nhiên, không phải bé nào bị ngủ ngáy cũng mắc phải chứng ngưng thở.

 – Các nguyên nhân khác khiến bé bị ngủ ngáy là do bé bị ngạt mũi, bé có thói quen thở bằng miệng khi ngủ, bé bị dị ứng, bé ngủ với tư thế gây chèn ép lên vùng cổ họng… và ngoài ra những bé thừa cân dễ bị ngáy khi ngủ hơn nhóm bé có trọng lượng trung bình. Bé sống trong môi trường nhiều khói thuốc lá cũng dễ mắc chứng ngủ ngáy.

 Ngáy không phải là bệnh lý nếu con bạn không mắc phải những bệnh trên .

 Để hạn chế ngáy khi ngủ bạn có thể làm theo cách sau:

 – Bạn nên hạn chế khói thuốc trong phòng ngủ của bé.

 – Bạn cũng nên thử điều chỉnh gối và tư thế ngủ cho bé: cho bé ngủ trên một chiếc gối thấp hơn để không gây sức ép lên vùng cổ họng của bé. Bạn nên chọn loại gối nhỏ, mềm và cao khoảng 3-5cm.

 – Nằm nghiêng là tư thế ngủ có thể hạn chế được tiếng ngáy của bé so với tư thế nằm ngửa. Mùa lạnh, bạn nên giữ ấm cổ cho bé.

 – Nếu bé đang trong tình trạng thừa cân, bạn nên áp dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý và duy trì việc tập luyện thể dục, thể thao cho bé

 Ngoài ra, nếu bạn nghi ngờ chứng ngủ ngáy ở bé có liên quan đến những rắc rối sức khỏe, bạn nên đưa bé đi khám. Những bé xuất hiện trục trặc về giấc ngủ nên được sự thăm khám của bác sĩ chuyên khoa (thường là khoa tai, mũi, họng). Hy vọng bạn tìm ra nguyên nhân để điều trị bệnh cho bé hợp lý.

Thân mến.

Theo sự tư vấn của Bác sĩ Nguyễn Thị Tâm

Tags:

Bài viết liên quan