Làm cách nào để bổ sung dinh dưỡng tốt nhất cho con trong những ngày hè, để đảm bảo sức khỏe, tăng sức đề kháng, để giúp bé có thể thoải mái theo kịp các hoạt động thể chất ngoài trời? Bệnh tay chân miệng tăng cao trong mùa hè Để bé có một mùa hè tuyệt vời Canh mát mùa hè

Nên chọn thực phẩm nào cho bé?

1. Những thực phẩm giữ nước

 

Không nên cho bé uống nước ngay trước bữa ăn, trong bữa ăn, mà chỉ nên cho trẻ uống sau ăn, và nên bổ sung rải rác trong ngày, đừng chờ đến khi bé quá khát mới uống mà nên chia ra cứ cách khoảng 20 phút là vài ngụm.

 

Trẻ thường rất hiếu động. Việc nghịch ngợm, nô đùa khiến cho cơ thể bé mất đi một lượng nước đáng kể qua mồ hôi, đặc biệt là trong mùa hè. Không những thế, hầu hết các bé đều mải chơi và lười uống nước, vì vậy mẹ cần bổ sung những thực phẩm giữ nước vào thực đơn của bé.

Những thực phẩm giữ nước, có tính mát và nhiều vitamin C bao gồm: Nước ép cam, ổi, cà chua, kiwi, bưởi, nước chanh… Ngoài ra, để bé không bị khô da và thiếu nước, tránh được táo bón, mẹ cũng cần bổ sung vitamin A từ các loại quả, củ như đu đủ, cà rốt, khoai lang, bí đỏ…

dinh-duong-ngay-he-cho-be-thoai-mai-voi-hoat-dong-the-chat-ngoai-troi

2. Thực phẩm kích thích sự ngon miệng

Các loại rau mát và nhiều vitamin như mồng tơi, rau dền… có tác dụng kích thích cảm giác ngon miệng của bé. Ngoài ra, kẽm cũng có tác dụng kích thích sự ngon miệng. Một số thực phẩm mùa hè có chứa kẽm mẹ nên bổ sung cho con như đậu Hà Lan, đậu nành, thịt nạc, sò, tôm, cua…

3. Thực phẩm tăng sức đề kháng

 

Bổ sung vitamin và khoáng chất

 

Với sự thất thoát nhiệt lượng và chất điện giải thông qua mồ hôi, bài tiết ngày hè thì các khoáng chất và vitamin cũng mất đi. Đặc biệt là các vitamin B1, B2, B6, C và PP rất nhanh chóng bị mất. Để bổ sung lại lượng vitamin bị mất trong quá trình vận động của trẻ, mẹ có thể lựa chọn các loại trái cây tươi ngon, bổ lành như dứa, cam, dưa hấu, dâu tây, bơ, đu đủ… Trái cây không chỉ là nguồn cung cấp khá nhiều vitamin, dưỡng chất và chất xơ cho trẻ mà còn giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch, phòng chống được các bệnh mùa hè.

 

Để tăng sức đề kháng, trẻ cần được ăn đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng và vitamin. Đặc biệt là kẽm, vì kẽm sẽ giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch, ngon miệng. Cùng với đó là lysine có trong thực phẩm giàu đạm như thịt, cá, trứng, sữa giúp trẻ phát triển cơ xương, tăng khả năng hấp thu canxi.

Vitamin C có nhiều trong những thực phẩm mùa hè như: rau đay, rau muống, bưởi, quả nhãn, chanh, dứa… đóng góp vai trò rất lớn đối với quá trình bảo vệ cơ thể, đối với hoạt động của hệ thống miễn dịch của trẻ. Không những thế, vitamin C còn giúp làm lành vết thương và bảo vệ cơ thể trẻ khỏi chứng cảm lạnh, cảm cúm thông thường.

4. Thực phẩm giúp bé hạn chế mồ hôi trộm

Ở bé, hệ thần kinh thực vật chưa ổn định, đang trong giai đoạn phát triển và hoàn thiện, vì vậy bé rất hay bị ra mồ hôi (chúng ta thường gọi là mồ hôi trộm), nhất là khi ngủ.

Để trị mồ hôi trộm cho bé, các mẹ có thể nấu cho con các món ăn như: cháo trai, cháo sò – hến, canh cá lóc, canh rau ngót, chè đậu xanh, đậu đen… Ngoài ra, mẹ cần lưu ý giữ cơ thể trẻ thoáng mát, hạn chế các thức ăn sinh nhiệt (mít, sầu riêng, xoài…), bổ sung các chất mát (rau tươi, trái cây, rau má, rau mồng tơi…) trong nhiều ngày.

dinh-duong-ngay-he-cho-be-thoai-mai-voi-hoat-dong-the-chat-ngoai-troi

5. Thực phẩm giúp bé ngủ ngon

Mùa hè thời tiết nóng nực, trẻ thường khó ngủ hơn. Bên cạnh việc mở rộng cửa, cho bé mặc quần áo thoáng mát, có thể mở quạt hoặc máy lạnh nhưng không để hướng gió trực tiếp vào bé…, mẹ còn nên bổ sung những thực phẩm có tác dụng giúp bé ngủ ngon như chè hạt sen, chuối. (Trong chuối có hai chất melatonin và serotonin có khả năng điều chỉnh chu kỳ giấc ngủ của bé. Ngoài ra, magiê trong chuối là chất giúp cơ thể thư giãn, dễ đi sâu vào giấc ngủ).

Một vài “ghi nhớ” mẹ cần lưu ý

– Không nên quá sốt ruột trước tình trạng con chán ăn, bởi đó là tình trạng chung của nhiều bé, kể cả các bé lớn. Hãy để trẻ được thoải mái, khi đói trẻ sẽ tự tăng cường ăn nhiều hơn chứ mẹ đừng ép quá sẽ khiến trẻ sợ.

– Ưu tiên thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu hóa, hợp khẩu vị của bé, đa dạng và phong phú các thành phần thực phẩm. Thay đổi thực đơn, thay đổi màu sắc món ăn, trang trí món ăn đẹp mắt để tạo sự hấp dẫn, cảm giác ngon miệng, kích thích sự thèm ăn và ý thích khám phá của bé.

– Khi chế biến thức ăn vào mùa hè cho con không nên cho quá nhiều chất béo làm trẻ dễ ngấy. Nên nêm nếm gia vị thanh đạm, nhạt hơn bình thường. Tăng thêm lượng đạm từ hải sản, đạm thực vật.

dinh-duong-ngay-he-cho-be-thoai-mai-voi-hoat-dong-the-chat-ngoai-troi

– Tăng cường cho bé ăn sinh tố từ nhiều loại quả, bổ sung đủ nước, đặc biệt là các trẻ hiếu động ra nhiều mồ hôi. Có thể dùng những loại nước lá tươi, có tính chất thanh nhiệt như diếp cá, rau má, atiso… để cho bé uống thêm.

– Hạn chế không cho trẻ uống nước đá, ăn nhiều kem, nước có ga, các chất kích thích, gia vị cay, nóng.

– Không lấy sữa, nước uống, thức ăn từ tủ lạnh ra cho bé ăn ngay, nên để vài phút cho tan băng, tránh để trẻ bị viêm họng.

– Thời gian ăn không kéo dài quá 20 phút/ bữa. Không cố ép trẻ ăn đủ khẩu phần. Nếu bé ăn ít trong một bữa thì sẽ tăng số lần ăn lên. Có thể bổ sung thêm những bữa phụ bằng một chiếc bánh flan, một chén chè hạt sen, một hộp sữa chua…

Đề phòng tiêu chảy bằng cách nào?

Mùa hè có rất nhiều loại vi khuẩn hoạt động, nếu không cẩn thận thì rất dễ gây tiêu chảy. Vì vậy, khi chế biến các món ăn cho con trong những ngày oi bức này, mẹ cần lưu ý:

– Về dinh dưỡng: Khi lựa chọn thực phẩm phải tươi ngon, cần sơ chế cẩn thận và nên nấu ngay. Nếu phải để thực phẩm tươi vào tủ lạnh thì cũng phải sơ chế trước và  không được để quá nhiều ngày, chỉ nên để 2-3 ngày.

– Thức ăn nấu ra cần cho bé ăn khi còn ấm, nóng, không để quá 2 giờ ở ngoài vì vi khuẩn dễ xâm nhập.

– Khi xay sinh tố quả tươi cần cho các bé ăn ngay, nếu phải để tủ lạnh chỉ nên trong ngày.

– Nước cho bé uống cần là nước sôi để nguội, uống ngay trong ngày.

– Cần phải rửa tay sạch sẽ khi chế biến thực phẩm hay pha sữa, làm sinh tố cho bé.

– Những dụng cụ đựng đồ ăn, uống của bé nên rửa ngay sau khi ăn, uống. Thỉnh thoảng, nên luộc nước sôi một lần bát đũa, cốc chén… của bé.

Bổ sung nước

Thiếu nước không chỉ ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ mà còn là nguyên nhân gây ra các bệnh phổ biến mùa hè như cảm cúm, sốt… Vì vậy, cần đặc biệt chú ý cho trẻ uống nước thường xuyên và phải uống đủ lượng nước cần thiết một ngày. Ngoài ra cũng có thể bổ sung nước bằng cách cho trẻ uống các loại đồ uống có giá trị dinh dưỡng như: sữa tươi, sữa đậu nành, sữa chua uống, sinh tố, nước ép trái cây.

Tags:

Bài viết liên quan