Mẹ&Con - Cá là nguồn thực phẩm giàu protein, có chứa những chất béo rất có lợi cho sức khỏe như axit omega-3, DHA và EPA (những loại chất béo này cơ thể không thể tự tổng hợp được và cũng có rất ít trong các nguồn thực phẩm từ động hay thực vật). Đây là những chất béo quan trọng tham gia sự phát triển của não bộ, trí thông minh và mắt của trẻ. Nhưng cho bé ăn cá như thế nào mới hợp lý? 7 cách tiết kiệm tiền đi chợ Trẻ bị nhiễm giun và cách phòng ngừa 8 cách chăm sóc thận cho trẻ

Khi nào nên cho bé ăn cá?

Ngay từ thời điểm bé bắt đầu làm quen với các món ăn ngoài sữa mẹ, cá luôn là món xếp hàng “đầu bảng” được các bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng khuyên cho bé ăn. Cá chứa rất ít chất béo gây hại cho cơ thể so với những nguồn thực phẩm có nguồn gốc từ động vật khác, thậm chí trong chừng mực nào đó còn được đánh giá là tốt hơn cả thịt heo. Trẻ ăn cá tối thiểu mỗi tuần 2 lần thường có sức khỏe tốt hơn so với bình thường.

Cá lại cực kỳ giàu protein, giúp cơ và xương phát triển tốt, cũng như góp phần trong việc làm lành vết thương. Mỗi bộ phận trên cơ thể đều rất cần protein như tóc, da, móng tay, tim, phổi, cơ và là thành phần để cơ thể phát triển khỏe mạnh. Trẻ nhỏ cần ăn nhiều protein vào buổi trưa và buổi tối và cá là sự lựa chọn hoàn hảo để bổ sung lượng đạm này.

cho-be-an-ca-nhu-the-nao-moi-hop-ly

Cá chứa 9 axit amin và là nguồn Omega-3 đặc biệt tốt cho trẻ nhỏ. Omega-3 trong cá có tác động cực tốt với não bộ, trí thông minh và mắt của trẻ. Nhiều nghiên cứu chứng minh, cá hoặc những nguồn thực phẩm giàu Omega-3 còn có tác dụng ngăn ngừa chứng chàm bội nhiễm ở bé.

Tuy nhiên, khi cho bé ăn cá, phải lưu ý đến một số điểm quan trọng. Ví dụ như bé chỉ nên được cho ăn cá từ 10 tháng tuổi trở đi. Trước đó, có thể cho bé làm quen, nhưng chỉ ở tỷ lệ thật ít trong bữa ăn, cũng như phải hạn chế một số loại cá nhất định (sẽ được nhắc đến ở phần dưới). Sở dĩ phải có sự “chậm trễ” này so với thịt là vì cá dễ gây dị ứng cho bé hơn thịt. Nếu cho bé ăn cá quá sớm, khi hệ thống miễn dịch, hệ thống tiêu hóa chưa thật sự hoàn thiện, bé có thể gặp phải một số nguy cơ.

Trước khi cho bé làm quen với cá, bạn nên cho bé làm quen với những nhóm thực phẩm khác trước. Từ 10 tháng tuổi trở đi, cá mới nên trở thành “món chính”, cho phép bé ăn nhiều, với tần suất thường xuyên. Lưu ý thêm một điểm nữa là việc dị ứng với cá có tính di truyền. Do đó, nếu như trong gia đình bạn có nhiều người bị dị ứng khi ăn đồ biển, cá biển, ăn vào thường bị ngứa, nổi mề đay… thì nên hết sức thận trọng khi cho con bạn bắt đầu làm quen với cá, đặc biệt là cá biển. Trong trường hợp bé bị hen suyễn, mắc bệnh mạn tính, sức khỏe không tốt, sinh non… nên hoãn việc cho bé ăn cá tới khi bé 3 tuổi.

Cách cho bé “làm quen” với cá an toàn là nên bắt đầu từ những loại cá sông, sau đó mới chuyển sang cá biển (trừ cá hồi được xem là một trường hợp đặc biệt, vì cá hồi khá “lành” và rất tốt cho trẻ nhỏ). Chọn loại cá không có xương vụn, nấu một tỷ lệ thật ít, chỉ khoảng nửa muỗng cà phê. Cá nấu xong được nghiền nhuyễn bằng muỗng, kiểm tra kỹ lưỡng để chắc chắn không còn xương. Sau đó chỉ cho trẻ ăn trong lượng này. Nếu trẻ ăn ngon miệng, hoàn toàn không có dấu hiệu bất thường, bạn tiếp tục duy trì ở lượng này thêm vài ngày nữa rồi mới tăng lên dần thành 1 muỗng cà phê, 2 muỗng cà phê.

cho-be-an-ca-nhu-the-nao-moi-hop-ly

Mỗi lần cho bé ăn, bạn chỉ thử đúng duy nhất một loại cá thôi, không trộn lẫn nhiều loại. Nếu bé dị ứng với bất kỳ loại cá nào, nên cho bé ngưng ngay, hỏi ý kiến bác sĩ và hết sức thận trọng với lần thử kế tiếp (cách lần thử trước tối thiểu 1 tuần). Các dấu hiệu được xem là bất thường, báo động với bạn rằng có thể bé bị dị ứng với cá là: môi bé sưng phồng, mặt phù nề, da phát ban, nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng, thở khò khè, quấy khóc… Khi có các dấu hiệu này, nên lập tức đưa bé đến bác sĩ. Nếu bạn chỉ thấy một vài dấu hiệu nhẹ như nổi mẩn đỏ, ngứa, bạn cũng nên thận trọng. Tuy nhiên, bạn đừng nên quá “sợ” mà cách ly hẳn bé với cá. Có thể chờ đến lúc bé lớn hơn để thử lại. Vì nếu chỉ vì một lần dị ứng mà cách ly hẳn bé với cá sẽ là thiệt thòi cho bé rất nhiều.

Cá nào nên ăn, cá nào nên tránh?

Với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, bạn chỉ nên cho bé ăn những loại có thịt màu trắng. Vì cá thịt trắng dễ tiêu hóa và rất ít có nguy cơ dị ứng. Những loại cá được khuyến khích cho bé ăn là cá chim, cá bơn. Thịt nạc cá lóc cũng rất tính lành, lại chứa thành phần dinh dưỡng cao. Tiếp đến, bạn có thể cho bé thử những loại thịt cá nước ngọt khác. Khoảng 1 tuổi, có thể cho bé ăn cá hồi, đây là loại cá chứa rất nhiều hàm lượng axit omega-3 đặc biệt tốt cho sức khỏe của bé.

Với cá biển, nên thận trọng vì cá biển chứa nhiều thủy ngân, dễ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé, dễ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ cũng như các dây thần kinh, lại dễ gây ngộ độc. Nhất là những loại cá như cá kiếm, cá mập, cá ngừ đại dương, cá thu. Một loại cá biển bạn có thể cho bé thử làm quen ngoài cá hồi là cá basa. Với cá basa được bày bán sẵn trong siêu thị, bạn có thể mua cá về, bọc giấy bạc, nướng lên. Dùng một chút thịt cá đã được nướng chín để nấu cháo cho bé.

cho-be-an-ca-nhu-the-nao-moi-hop-ly

Ngoài cá tươi, bạn cũng có thể cho bé ăn các loại cá đóng hộp sẵn nếu như bé đã được trên 3 tuổi. Tuy nhiên, để ý rằng nên cho bé ăn cá ngâm dầu chứ không nên cho bé ăn loại cá đóng hộp ngâm nước muối vì cá ngâm trong nước muối mang đến lượng muối lớn, không tốt cho sức khỏe của bé, nhất là tim và thận.

Với trẻ nhỏ, tuyệt đối không cho bé ăn các loại gỏi cá sống, sushi, các món ăn Nhật làm từ cá sống hoặc tái vì rất dễ gây ngộ độc cũng như tăng nguy cơ nhiễm giun sán cho bé. Món chế biến từ cá tốt nhất dành cho trẻ dưới 3 tuổi là cá tươi hấp hoặc luộc kỹ. Cách chế biến này bảo toàn được chất dinh dưỡng. Cá chiên, rán, kho… có thể quá nhiều chất muối mặn hoặc quá nhiều dầu mỡ, bị đun nóng ở nhiệt độ quá cao, không tốt cho bé. Với trẻ dưới 1 tuổi, có thể nấu bột hoặc cháo với cá, khoai tây, cà rốt…, ray nhuyễn cho bé ăn. 

Hỏi nhanh bác sĩ

Cá đồng nào cho bé?

H

Cá đồng không chứa axit béo omega-3 như cá biển thì có tốt cho bé không, thưa bác sĩ? Nên cho bé ăn những loại cá đồng nào?

Đ

Cá đồng tuy không chứa nhiều các axit béo chưa no như các biển, nhưng cá đồng cũng chứa nhiều chất đạm quý, dễ hấp thu, lại ít gây dị ứng hơn cá biển. Vì vậy khi bé mới bắt đầu ăn cá, các chuyên gia dinh dưỡng thường khuyến khích mẹ cho bé ăn cá đồng, cá sông trước. Có thể chọn những loại cá như cá lóc, cá trắm, cá trê… Trong đó, cá lóc được ưa chuộng nhất vì loại cá này thịt thơm ngon, nạc nhiều, ít xương. 

Hỏi nhanh bác sĩ

Ăn cá sớm có tốt?

H

Con trai tôi được 7 tháng tuổi, đã ăn dặm bột mặn được. Tôi rất muốn cho bé ăn cá sớm vì nghĩ cá sẽ bổ sung nhiều dưỡng chất quan trọng cho bé. Tôi nghiền nhuyễn cá, cho vào trong bột hoặc cháo cho bé ăn. Nhưng tôi nhận ra bé có một số dấu hiệu dị ứng nhẹ như da bị ửng đỏ một số mảng. Bé hơi quấy khóc, khó chịu. Tôi ngưng thì các dấu hiệu đỡ và bé trở lại bình thường. Như vậy, tôi có nên tiếp tục cho bé ăn không?

Đ

Nhiều bà mẹ nghe nói cá bổ sung rất nhiều thành phần quan trọng cho não bộ, trí thông minh của trẻ nên đã vội vàng muốn con được ăn cá sớm và nhiều. Tuy nhiên, việc này là sai lầm và có thể gây tác dụng ngược. Cá chỉ có thể hấp thụ tốt trong cơ thể khi hệ thống miễn dịch và tiêu hóa của bé đã phát triển hoàn chỉnh. Vào thời điểm con bạn mới 7 tuổi, chưa nên cho bé ăn cá hoặc chỉ nên cho ăn với một tỷ lệ thật ít, tối đa nửa muỗng cà phê cá nghiền nhuyễn. Nên cho bé ăn thịt cá trắng như cá lóc chẳng hạn. Trường hợp bạn thấy bé bị dị ứng nghi ngờ do cá như đã nói, cần ngưng tối thiểu 1 tuần mới thử lại với tỷ lệ ít hơn. Nếu bé vẫn dị ứng thì nên ngưng hẳn, chờ đến khi bé được thêm vài tháng tuổi nữa mới thử lại. 

 

Tags:

Bài viết liên quan