Mẹ&Con - Biết sữa là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao nên chị Dung tận dụng tối đa sữa trong việc ăn uống của con. Vậy mà, bé lại bị táo bón mới khổ. Thế nhưng đừng vội đổ lỗi cho sữa vì dù có là thực phẩm tốt và giàu dưỡng chất đến đâu, nếu quá lạm dụng hoặc không ăn đúng cách, bé vẫn còi cọc, táo bón như thường. Lời khuyên cho mẹ bị tắc sữa Làm sao để bầu hấp thu được sữa? Uống sữa bầu thế nào mới tốt?

1. Sữa cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể và dễ tiêu hóa

– Sữa cung cấp năng lượng cần thiết: chất béo của sữa có chứa khoảng 20 loại axit béo khác nhau với nhiều axit béo không no cần thiết. Chất béo này ở trạng thái nhũ tương, có độ phân tán cao nên dễ hấp thu và cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể.

– Hỗ trợ tiêu hóa tốt: Sữa có nhiều Protein với đủ các axit amin cần thiết và có độ đồng hóa cao. Chất bột đường của sữa không quá ngọt, tạo điều kiện cho các vi khuẩn có lợi cho đường ruột phát triển, do đó sữa rất dễ tiêu, uống sữa, bé sẽ không cảm thấy đầy bụng.

sua-lam-duoc-gi-cho-be

– Giúp phát triển chiều cao và cân nặng: các chuyên gia dinh dưỡng đều cho rằng nếu uống sữa đều đặn mỗi ngày 2 ly, bé sẽ cao hơn những bé khác (không uống sữa) từ 3-4 cm.

– Là nguồn Vitamin dồi dào: Trong khẩu phần ăn của chúng ta thường thiếu vitamin B2 nên uống sữa hàng ngày sẽ bổ sung đủ lượng vitamin B2 cho cơ thể. Sữa có chứa hầu hết các vitamin, nhiều vitamin tan trong chất béo như vitamin A, các vitamin tan trong nước như B1, B2…

– Giúp xương phát triển vững chắc, phòng bệnh còi xương: Sữa cung cấp đủ canxi và chất khoáng cho quá trình cấu tạo và chuyển hóa xương ở bé. Trung bình, nhu cầu canxi của bé khoảng 500mg (ở tuổi dậy thì có thể cao hơn), trong khi các loại thực phẩm khác không thể đáp ứng hết. Vậy nên chỉ có dùng sữa, bé mới được cung cấp đủ lượng canxi này.

2. Uống sữa cần kết hợp thêm với các loại thực phẩm khác

Từ sau khi sinh đến lúc trưởng thành, sữa luôn quan trọng đối với quá trình phát triển về thể chất và trí não của bé. Các loại sữa bột hợp khẩu vị, lại tiện dụng cho bé, tuy nhiên, bạn cũng cần cân đối giữa sữa với các loại thực phẩm khác. Nếu bé đã đến trường rồi mà bạn vẫn lấy sữa làm bữa chính thì sẽ hạn chế khả năng ăn uống của con sau này.

sua-lam-duoc-gi-cho-be

Ngoài sữa, bé cần phải uống ăn thêm nước hoa quả, nước rau, cùng các loại rau quả xay, nếu không bé sẽ rất dễ bị táo bón. Để tránh trường hợp này, bạn cần điều chỉnh chế độ ăn uống đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng như thịt, trứng, cá… và cho thêm dầu, mỡ để tǎng nǎng lượng của khẩu phần. Thức ǎn cần mềm, nấu kỹ, dễ tiêu hoá. Bên cạnh đó, bạn nên luyện cho bé đi đại tiện đúng giờ.

Chú ý chọn loại sữa đúng với lứa tuổi của con thì mới có kết quả tốt được. Cần thay đổi thường xuyên hương vị sữa, giữa các loại sữa (sữa bột, sữa tươi uống liền), có vậy bạn mới kích thích được việc uống sữa của con, đồng thời giúp bé uống đủ lượng sữa cần thiết mà không bị ngán.

3. Các loại sữa dành cho bé có nhu cầu đặc biệt

Trong những trường hợp có vấn đề về tiêu hóa hay cần nhiều năng lượng, bạn vẫn có thể dùng sữa với những nhu cầu dinh dưỡng đặc biệt.

– Sữa cao năng lượng: Sữa được bổ sung thêm nhiều đường và béo để tăng đậm độ năng lượng, thường dùng cho bé suy dinh dưỡng hay trong giai đoạn kém ăn hoặc bệnh, ốm cần bổ sung nhiều dinh dưỡng.

– Với những bé không dung nạp lactose (thường bị tiêu chảy, nôn trớ) và những người bị tiêu chảy kéo dài, bạn nên dùng sữa không có lactose.

– Những bé có vấn đề trong tiêu hóa hấp thu chất béo, bạn phải cho con dùng sữa có chất béo chuỗi trung bình. Còn với những vấn đề như bé bị trào ngược dạ dày thực quản, nôn ói nhiều hoặc táo bón kéo dài thì sữa có bổ sung chất xơ là một lựa chọn hợp lý.

– Sữa chua dạng ăn và uống: Là sữa được lên men vi sinh có lợi cho tiêu hóa, giảm nguy cơ tiêu chảy do thiếu men lactase. Sữa này cũng có thể được dùng cho những người men lactase do lâu ngày không dùng sữa, để cấy men dần dần.

– Sữa đậu nành nước dạng hộp giấy: Nếu được bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cần thiết thì sẽ có giá trị dinh dưỡng tương đối, không có đạm và chất béo động vật.

Lưu ý, với các bé nhỏ, bạn không nên đổi sữa thường xuyên.

Tùy theo từng loại sữa mà bạn nên có cách sử dụng và bảo quản khác nhau

– Sữa tươi: Nếu chỉ được nấu sôi tiệt trùng theo phương pháp thủ công và chứa trong chai với nút đậy sơ sài thì bạn hãy cố gắng dùng hết trong vòng 24 giờ, có thể uống nóng, nguội hay để tủ lạnh tùy ý.

Các loại sữa tươi chứa trong hộp giấy được tiệt trùng theo phương pháp hiện đại thì không cần trữ lạnh trước khi mở hộp, nhưng sau khi mở hộp thì phải bảo quản trong tủ lạnh và dùng hết trong vòng 48 giờ.

– Các loại sữa bột: Nên luộc sôi bình sữa hay ly pha sữa trước khi pha sữa. Tùy theo hướng dẫn của nhà sản xuất từng loại sữa mà chúng ta nên tuân theo như vậy. Đa số sữa bột hiện nay khuyên pha sữa với nước ấm (một nửa là nước đang sôi, một nửa là nước sôi để nguội) để giữ lượng vitamin bổ sung và đong lượng sữa bột bỏ vào theo hướng dẫn ghi trên hộp sữa. Không nên pha đặc hơn hay loãng hơn đều không tốt (trừ một số trường hợp đặc biệt). Nên pha sữa lần nào uống hết lần đó, có thể trữ sữa đã pha trong tủ lạnh nhưng không để bình sữa lâu hơn 2 giờ sau khi pha. Hộp sữa bột đã mở nắp nên dùng hết trong vòng 2 tuần.

– Các loại sữa chua uống, yaourt… nên trữ lạnh và dùng trong thời hạn ghi trên hộp hay hũ nhựa. Các loại yaourt làm thủ công tại gia đình thì nên dùng hết trong vòng 4-7 ngày sau khi làm.

– Hộp sữa đặc có đường sau khi khui nắp cần được đậy kín, bảo quản trong tủ lạnh tránh để kiến, gián vào và sử dụng hết trong vòng 5-7 ngày.

BS Đào Thị Yến Thủy (Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM)

Tags:

Bài viết liên quan