Ở trẻ sơ sinh, méo đầu là tình trạng thường gặp. Vì thế, các mẹo dân gian chữa méo đầu ở trẻ sơ sinh luôn giành được nhiều sự quan tâm. Nếu thiên thần nhỏ của bạn cũng thuộc trường hợp này, mẹ hãy cùng tham khảo những thông tin hữu ích trong bài viết này nhé.
Dấu hiệu méo đầu ở trẻ sơ sinh
Tình trạng méo đầu ở trẻ sơ sinh rất dễ nhận biết bằng mắt thường. Khi mới sinh ra, khi nhìn thấy đầu của con có dạng dẹt hay méo mó bất thường, đây chính là tình trạng méo đầu ở trẻ sơ sinh. Tình trạng này ở mỗi bé sẽ có sự khác biệt. Đầu của trẻ có thể bị bất thường ở phía sau, phía trước, bên trái hay bên phải.
Phần lớn trường hợp méo đầu đều không tổn hại tới não bộ của bé. Tuy nhiên, tình trạng này lại gây mất thẩm mỹ, có thể khiến bé mất tự tin trong tương lai. Vì thế, nhiều mẹ đã tham khảo các mẹo dân gian chữa méo đầu ở trẻ sơ sinh an toàn để thực hiện tại nhà.
Nguyên nhân gây méo đầu ở trẻ
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng méo đầu ở trẻ sơ sinh. Một số nguyên nhân thường gặp dẫn tới tình trạng như:
- Rặn nhiều khi sinh thường: Trong quá trình sinh thường, khi mẹ rặn, đầu của bé sẽ tự động điều chỉnh sao cho mềm, linh động hơn để dễ dàng “lọt lòng”. Tuy nhiên, việc thai phụ rặn quá nhiều trong thời gian dài có thể làm đầu của thai bị lệch sang một bên hay dài ra.
- Trẻ sinh non: Ở các bé sinh non, phần đầu của trẻ vẫn chưa được hoàn thiện, còn mềm và rất yếu so với trẻ sinh đủ tháng. Điều này là gia tăng nguy cơ bị méo đầu ở trẻ.
- Trẻ sinh đôi: Khi mang song thai, diện tích trong tử cung của người mẹ sẽ nhỏ đi. Tình trạng này làm cả hai bé phải “phân chia” chỗ của mình. Khi thai càng lớn, bụng của người mẹ sẽ càng trở nên chật chội. Vì thế, khi thai bắt đầu di chuyển, uốn người, đạp bụng mẹ…, sẽ vô tình chạm vào nhau, dẫn tới tình trạng méo đầu ở các bé.
- Sai tư thế: Phần lớn trường hợp méo đầu ở trẻ sơ sinh là do tác động từ tư thế nằm. Bé có thể phải nằm trên gối cứng, trên bề mặt không bằng phẳng hay nghiêng đầu trong một khoảng thời gian dài.
Mẹo dân gian chữa méo đầu ở trẻ sơ sinh
Ở trẻ sơ sinh bị méo đầu, phần lớn trường hợp đầu có thể tự điều chỉnh, trở lại bình thường khi con ở giai đoạn 6 tháng tuổi, lúc trẻ tập ngồi.
Các mẹo dân gian chữa méo đầu ở trẻ sơ sinh dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo. Mẹ nên thường xuyên đưa bé đi thăm khám sức khỏe để được tư vấn hướng khắc phục. Đồng thời, bạn có thể trao đổi với bác sĩ về các mẹo dân gian chữa méo đầu ở trẻ sơ sinh dưới đây để có thể thực hiện một cách an toàn cho bé nhé.
Thay đổi tư thế ngủ của trẻ
Thay đổi tư thế ngủ cho trẻ là một trong các mẹo dân gian chữa méo đầu ở trẻ sơ sinh phổ biến. Nếu bé nằm quay đầu về bên phải ở giấc ngủ đầu, thì mẹ nên xoay đầu con sang trái vào lần ngủ tiếp theo và ngược lại.
Nếu con nằm ngửa, mẹ hãy quay mặt bé sang phía đối diện. Đối với các bé chỉ thích nằm nghiêng một bên, bạn có thể khắc phục bằng cách lấy khăn mềm để lót dưới gối ở phía bên đó.
Nhẹ nhàng xoa đầu trẻ
Xoa đầu bé bằng cả hai tay một cách nhẹ nhàng là mẹo dân gian chữa méo đầu ở trẻ sơ sinh hữu ích, giúp kích thích sự phát triển và cải thiện tình trạng méo đầu. Ba mẹ hãy dùng tay massage nhẹ nhàng phần đầu của con.
Các thao tác xoa nhẹ nhàng sẽ giúp kích thích máu lưu thông, hỗ trợ sự phát triển của các mô cơ và xương ở vùng đầu của bé. Bạn nên thực hiện mẹo dân gian chữa méo đầu ở trẻ sơ sinh này mỗi ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Đổi tư thế bú mỗi ngày
Tư thế bú cũng là một trong các nguyên nhân phổ biến dẫn tới tình trạng méo đầu ở trẻ sơ sinh. Khi cho bé bú, mẹ nên để con bú đều 2 bầu sữa, chọn các vật dụng có màu sắc thu hút để đổi bên liên tục, giúp đầu của bé cân bằng. Đây cũng là mẹo dân gian chữa méo đầu ở trẻ sơ sinh hiệu quả, được nhiều mẹ áp dụng.
Cho bé nằm sấp
Cho trẻ nằm sấp là mẹo dân gian chữa méo đầu ở trẻ sơ sinh được áp dụng nhiều nhất. Tuy vậy, mẹ chỉ nên đặt trẻ nằm sấp trên bề mặt phẳng khoảng 15 phút/ngày thôi nhé.
Thực hiện mẹo dân gian chữa méo đầu ở trẻ sơ sinh trong thời gian cố định sẽ giúp bé phát triển về cơ bắp và cơ. Hơn nữa, tư thế nằm sấp còn tránh được được tình trạng đầu trẻ tiếp xúc lâu với bề mặt, nhờ đó giảm thiểu được việc méo đầu ở các bé. Thế nhưng, mẹ cũng nên chú ý tư thế nằm ngủ cho trẻ sơ sinh để tránh con bị ngạt thở khi thực hiện mẹo chữa méo đầu ở trẻ sơ sinh này, tránh những di chứng tai hại về sau nhé.
Dùng mũ chuyên dụng để lấy lại hình dáng đầu
Nếu tình trạng méo đầu ở trẻ không có dấu hiệu cải thiện khi đã cho con thay đổi tư thế, ba mẹ có thể cho bé dùng mũ chuyên dụng để lấy lại hình dáng đầu. Tuy nhiên, trước khi áp dụng phương pháp này, bạn nên hỏi ý kiến từ bác sĩ để có lựa chọn phù hợp cho bé yêu. Loại mỹ này sẽ giúp giảm áp lực lên vùng đầu bị phẳng của bé.
Để đạt hiệu quả cao khi dùng mỹ, bạn nên cho trẻ mang từ lúc 4 – 12 tháng tuổi. Bởi lúc này xương sọ của con vẫn còn độ mềm dẻo nhất định. Điều trị bằng phương pháp này sẽ giảm bớt hiệu quả với các bé trên 1 tuổi. Do khi đó, xương sọ đã cứng lại, rất khó định hình.
Trên đây là những mẹo dân gian chữa méo đầu ở trẻ sơ sinh đơn giản, dễ thực hiện tại nhà. Các bậc phụ huynh nên yên tâm vì chứng méo đầu ở trẻ thường không quá nguy hiểm, có thể cải thiện theo thời gian. Trước khi áp dụng bất kỳ biện pháp nào, mẹ cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ để nhận được sự tư vấn phù hợp nhé.