Đồ ngọt là món khoái khẩu của rất nhiều trẻ con, thậm chí đến mức có thể gây “nghiện”. Vì thế, câu hỏi “Uống nhiều nước ngọt có tốt không?” rất được quan tâm bởi các bậc phụ huynh.
Câu trả lời là nghiện uống nước ngọt, ăn bánh kẹo sẽ gây hại rất lớn tới sức khỏe con nhỏ. Tuy nhiên, việc hạn chế thói quen xấu này thường không dễ dàng. Vì thế, ba mẹ hãy tìm hiểu những phương pháp phù hợp để đồng hành với con trong quá trình “cai nghiện” nhé.
Sự nguy hiểm của việc “nghiện” đồ ngọt
Khi dùng đồ ngọt, cơ thể con sẽ nạp vào một lượng đường rất lớn nên dễ mắc các căn bệnh như tiểu đường, bệnh tim, béo phì… Đồng thời, đồ ngọt làm hao hụt năng lượng, gia tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm, đồng thời là tác nhân của một số bệnh về răng miệng.
Nếu giảm tiêu thụ đồ ngọt, các con cũng sẽ hạn chế được lượng đường hấp thụ vào cơ thể và tránh được khả năng mắc những căn bệnh nguy hiểm. Tuy vậy, hạn chế dùng đồ ngọt thường khá khó khăn.
Một vài nghiên cứu đã nói rằng sự tác động của đồ ngọt lên não bộ con người cũng tương tự như là chất gây nghiện, cụ thể là những chất như moocphin, cocain hay nicotine. Đường trong nước ngọt sẽ kích thích hệ thống “thưởng” ở não bộ chúng ta.
Tiêu thụ đồ ngọt thường xuyên làm bộ não dần “quen” với việc dung nạp đường. Sau đó, nó đòi hỏi bạn phải nạp số lượng đường lớn hơn mới có thể duy trì trạng thái “thỏa mãn”. Bên cạnh đó, đường có thể giải phóng opioid nội sinh ở não, giống với hiện tượng sẽ xảy ra khi một người dùng “heroin” vậy.
Tất cả những ảnh hưởng này lặp lại nhiều lần làm trẻ con cứ muốn uống nước ngọt và càng lúc càng “khát” đường hơn nên phải tăng liều lượng để cảm thấy ổn. Việc từ bỏ hoặc ít nhất là hạn chế nước ngọt do đó càng khó khăn hơn ở trẻ con, khi mà chúng là những đối tượng thiếu tính kiên nhẫn và dễ thay đổi cảm xúc nhất.
Khi phải giảm đồ ngọt, con sẽ gặp những tình trạng nào?
Giảm việc dùng đồ ngọt sẽ làm các con cảm thấy khó chịu về thể chất và cả tinh thần. Phản ứng của mỗi bé với điều này là không giống nhau vì còn tùy thuộc vào mức độ “nghiện” của các con. Các triệu chứng khó chịu thường diễn ra từ vài ngày đến 2 tuần, thể hiện rõ nhất là vào giữa các bữa ăn.
Triệu chứng của tinh thần
Không được uống nước ngọt nhiều như trước có thể làm con cảm thấy:
- Buồn chán: Là dấu hiệu rất thường thấy. Bé sẽ mất hứng thú ngay cả với những điều làm bé vui hằng ngày.
- Lo âu: Con sẽ lo âu, khó chịu, bồn chồn và ít kiên nhẫn hơn.
- Khó ngủ hoặc ngủ nhiều hơn: Con sẽ thấy khó ngủ hoặc ngược lại, bé có thể ngủ nhiều hơn bình thường.
- Khó tập trung: Tâm lý bị ảnh hưởng làm con mất tập trung khi học tập và ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ.
- Thèm ăn: Vì bé đang thèm nước ngọt nên cũng thấy thèm những thực phẩm ngọt khác như: Kẹo, kem…
Triệu chứng của cơ thể
Ba mẹ thường sẽ nghe con nói là thấy đau đầu và trông cơ thể con có vẻ gầy đi. Một số dấu hiệu khó chịu khác ở cơ thể như chóng mặt, buồn nôn, mệt người, ngứa ran,… Việc có những triệu chứng này có thể gây khó chịu cho con trẻ nhưng nó sẽ biến mất sau một thời gian, thường kéo dài không quá 10 ngày.
Những phương pháp để con hạn chế dùng đồ ngọt
Cảm giác bứt rứt sẽ khiến con trẻ nản chí nên những cách sau đây có thể hỗ trợ bé vượt qua những điều khó chịu này để hạn chế dùng đồ ngọt thành công:
Con cần bổ sung thêm protein
Protein giúp giữ năng lượng cơ thể để không nhanh bị đói lại trong khi con đang kiêng đồ ngọt nói chung và nước ngọt nói riêng. Vì khi đói, các bé dễ bị cuốn theo những lon nước ngọt trong tủ lạnh. Việc cho con bổ sung các thực phẩm cung cấp dồi dào protein từ thịt gia cầm, cá, thịt nạc, rau xanh và hạt ở bữa ăn sẽ giúp bé duy trì cảm giác no lâu hơn.
Con nên tập ăn nhiều chất xơ
Các thực phẩm giàu chất xơ cũng hỗ trợ con kiểm soát cơn thèm ăn do cảm thấy đói, đồng thời kiểm soát luôn cả đường huyết của con. Rau và các loại hạt nhiều chất xơ có thể giảm những triệu chứng khó chịu khi không được uống nước ngọt như nhức đầu hay buồn nôn.
Nên bổ sung đủ nước cho cơ thể con
Nước giúp cơ thể bé thấy thoải mái hơn trong giai đoạn này. Đặc biệt là khi ăn chất xơ nhiều thì việc cung cấp đủ nước giúp bé giảm nguy cơ táo bón. 1 ly nước lọc khi thấy khát sẽ chống lại cơn thèm ngọt và cắt đứt ham muốn uống nước ngọt để thỏa mãn cơn thèm của con.
Nói không với chất tạo ngọt nhân tạo trong các loại đồ uống
Chất tạo ngọt nhân tạo vẫn cho vị ngọt chỉ là không cung cấp hoặc cung cấp ít calo hơn. Tuy vậy, chất này lại gia tăng cảm giác thèm ngọt nên người dùng, đặc biệt là trẻ con sẽ bị phụ thuộc. Ba mẹ hãy cho con tránh xa những đồ uống ngọt dù có ghi rõ là sử dụng chất làm ngọt nhân tạo để con không bị “nghiện” nặng hơn nhé!
Hãy giúp con kiểm soát căng thẳng
Căng thẳng có thể tăng cảm giác thèm ngọt nên uống nước ngọt được coi là một hành động chúng ta dùng để đối phó với những lúc đó. Nhưng đây là một cách xử lý căng thẳng sai cách vì điều này làm chúng ta càng phụ thuộc vào đồ ngọt nhiều hơn.
Để chăm sóc sức khỏe tinh thần con một cách lành mạnh để bé không còn phụ thuộc vào việc uống nước ngọt, ba mẹ hãy đảm bảo con ngủ đủ giấc, vận động thể thao thường xuyên và được học những môn năng khiếu con yêu thích.
Thực phẩm đắng sẽ hỗ trợ con hạn chế uống nước ngọt
Những thực phẩm đắng giúp quá trình hấp thu đường chậm lại, đồng thời hỗ trợ kiểm soát lượng đường huyết nên có thể giảm những triệu chứng khi phải hạn chế việc uống nước ngọt ở các con. Những thực phẩm có vị đắng tốt cho bé mà ba mẹ có thể tham khảo là: Cải lông, bông cải xanh rabe, socola đen…
Tóm lại, ba mẹ hãy yên tâm vì các triệu chứng xuất hiện lúc này đều là tạm thời. Và chỉ cần con đủ quyết tâm và ý chí vững vàng thì thành quả sẽ đến rất nhanh chóng, những điều khó chịu đó cũng sẽ biến mất trong thời gian ngắn.
Không cần bỏ hẳn nhưng uống nước ngọt như thế nào cho an toàn?
Nhiều ba mẹ lo lắng khi con nghiện nước ngọt thường có các câu hỏi cho mình như “Uống nước ngọt có tốt không?”, cụ thể hơn là “Uống nước ngọt nhiều có tốt không?” hay “1 tuần nên uống bao nhiêu nước ngọt?”.
Thật ra, chỉ cần con uống với số lượng và cách thức khoa học thì vẫn an toàn và ba mẹ cũng không cần “cấm cửa” con vĩnh viễn. Những lưu ý để đảm bảo sức khỏe khi con uống nước ngọt sẽ là:
- Giãn cách thời gian giữa các lần uống nước ngọt. Tránh thói quen uống hết 1 lon/chai nước ngọt trong 1 ngày và kéo dài nhiều ngày liên tục.
- Nói không với uống nước ngọt nếu con mắc các bệnh như: Tiểu đường, huyết áp, tim mạch,…
- Không lấy nước ngọt thế nước lọc và nước lọc phải là nguồn cung cấp nước chính cho con hằng ngày.
- Không uống nước ngọt vào các thời điểm: Lúc đói, trước và sau bữa ăn, và nhất là vào ban đêm để tránh gây hại cho sức khỏe của con.
Việc hạn chế uống nước ngọt, ăn bánh kẹo thường khó khăn nên các con rất cần sự đồng hành của ba mẹ. Hãy luôn khuyến khích, khen ngợi nếu con làm tốt vì nó sẽ tăng thêm quyết tâm cho con và thành quả cũng sẽ mau chóng đến, ba mẹ nhé!