Người bị chóng mặt nên uống gì để giảm cảm giác khó chịu? Cùng tìm hiểu ngay những loại đồ uống giúp cải thiện tình trạng chóng mặt trong bài viết sau bạn nhé!
Nguyên nhân gây chóng mặt
Chóng mặt có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây chóng mặt:
- Viêm thần kinh tiền đình
- Chóng mặt kịch phát tư thế lành tính (BPPV)
- Bệnh Meniere (ứ nước mê nhĩ)
- U dây thần kinh số VIII
- Migraine tiền đình
- Đa xơ cứng
- Đột quỵ
- U não
- Lo lắng và căng thẳng
- Mất nước
- Xuất huyết tiểu não
- Thiếu máu cục bộ
- Mất nước
- Mang thai
- Chấn thương vùng đầu
- Tác dụng phụ của thuốc
- Hạ huyết áp tư thế đứng
- Uống rượu bia và đồ uống có cồn
- Bệnh Parkinson
- …
Bị chóng mặt nên uống gì?
Không phải mọi trường hợp chóng mặt đều có thể được cải thiện bằng dinh dưỡng. Tuy nhiên, với các tình trạng chóng mặt nhẹ do mất nước, lo lắng quá mức, căng thẳng,… thì. bạn có thể uống một số loại thức uống để giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn.
Nếu bạn chưa biết bị chóng mặt nên uống gì thì dưới đây sẽ là một số gợi ý dành cho bạn:
Uống nhiều nước lọc để cải thiện cảm giác chóng mặt
Nước lọc là lựa chọn tốt để duy trì cân bằng nước trong cơ thể, đặc biệt nếu chóng mặt do mất nước. Hãy uống nước lọc một cách đều đặn và kiểm tra rằng bạn đủ uống nước hàng ngày để tránh tình trạng thiếu nước. Mỗi người nên uống từ 1,8 – 2,2 lít nước.
Tuy nhiên, nếu công việc của bạn đòi hỏi phải ở ngoài nắng nhiều, dễ mất nước hoặc bạn tập thể dục mạnh, cường độ cao, bạn nên uống nhiều hơn lượng nước bình thường. Và cần lưu ý không uống quá nhiều nước cùng một lúc mà cần chia nhỏ lượng nước dùng trong ngày.
Trà gừng – thức uống tốt cho người chóng mặt buồn nôn
Bị chóng mặt nên uống gì thì tốt? Đó chính là trà gừng. Trà gừng có khả năng giúp làm dịu dạ dày và hệ tiêu hóa, có thể giúp giảm cảm giác chóng mặt và buồn nôn. Nếu bạn không có vấn đề với tiêu hóa gừng, hãy thử uống một cốc trà gừng ấm để giúp bạn cảm thấy tỉnh táo hơn.
Bị chóng mặt có thể uống nước chanh
Một thức uống khác tốt cho người chóng mặt đó chính là nước chanh. Nước chanh có thể giúp tăng cường cân bằng điện giải và giảm cảm giác chóng mặt. Một cốc nước chanh tươi có thể cung cấp cảm giác sảng khoái và giúp bạn lấy lại thăng bằng nhanh chóng.
Mặc dù nước chanh chính là “lời giải” cho câu hỏi bị chóng mặt nên uống gì nhưng bạn cũng cần lưu ý, nước chanh có hàm lượng axit cao nên có thể không phù hợp với những người bị đau dạ dày, trào ngược axit dạ dày. Do đó, nếu bạn đang mắc bệnh lý dạ dày thì không nên dùng nước chanh hoặc chỉ dùng một lượng nhỏ, không dùng khi đang đói / bụng rỗng.
Bị chóng mặt nên uống gì? Mật ong
Mật ong chứa đường và khoáng chất cũng như các chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể như photpho, sắt, magie, canxi, vitamin B và C. Vì vậy, mật ong. có thể giúp nâng cao mức năng lượng và giảm cảm giác mệt mỏi, đồng thời giúp tăng cường sự tỉnh táo.
Với những ai chưa biết bị chóng mặt nên uống gì, bạn có thể hòa một muỗng mật ong vào một cốc nước ấm và uống để giúp giảm chóng mặt.
Nước đường có thể hỗ trợ giảm chóng mặt
Nước đường có thể giúp cải thiện tình trạng chóng mặt xuất phát từ nguyên nhân kiệt sức, mệt mỏi. Bạn có thể phục hồi sức khỏe nhanh chóng khi dùng nước đường bởi nước đường có thể hấp thụ nhanh. Nhưng cũng cần lưu ý dùng nước đường một cách cẩn thận và tránh lạm dụng vì nước đường có thể gây tăng cân và tăng huyết áp.
Những lưu ý khi bị chóng mặt
Khi bạn bị chóng mặt, có một số lưu ý quan trọng mà bạn cần nắm:
- Ngừng hoạt động: Khi bạn cảm thấy chóng mặt, hãy ngừng hoạt động ngay lập tức để tránh nguy cơ té ngã, chấn thương. Nên ngồi hoặc nằm xuống để giảm áp lực trên hệ thần kinh và giúp cải thiện cảm giác chóng mặt.
- Tìm điểm cố định: Tìm một điểm cố định để nhìn vào, ví dụ như một đối tượng không di chuyển hoặc một điểm cố định trên tường. Điều này có thể giúp ổn định thăng bằng và giảm cảm giác quay cuồng do chóng mặt.
- Thở sâu: Thở sâu và từ từ để cung cấp đủ oxy cho não. Điều này có thể giúp giảm cảm giác hoa mắt và mất thăng bằng.
- Không tự lái xe: Nếu bạn đang cảm thấy chóng mặt, không nên tự lái xe hoặc tham gia vào hoạt động yêu cầu sự tập trung cao.
- Uống nước: Cần tìm hiểu xem bị chóng mặt nên uống gì và sử dụng các loại thức uống này để giảm cảm giác chóng mặt.
- Tránh thức ăn nhanh: Tránh thức ăn nhanh hoặc thức ăn có nhiều chất béo, đường và muối, vì các loại thực phẩm có thể gây tăng huyết áp và tác động xấu đến hệ tiêu hóa.
- Kiểm tra sức khỏe: Nếu chóng mặt kéo dài hoặc diễn ra thường xuyên, bạn cần đến bệnh viện để tìm hiểu nguyên nhân cụ thể cũng như kiểm tra sức khỏe tổng thể.
- Thực hiện các bài tập cải thiện cân bằng: Một số bài tập cải thiện cân bằng như bài tập Epley có thể giúp bạn giảm được cảm giác chóng mặt.
Nhìn chung, có rất nhiều nguyên nhân gây chóng mặt và một số nguyên nhân không quá nguy hiểm. Bạn có thể nghỉ ngơi và thay đổi chế độ dinh dưỡng, tìm hiểu xem bị chóng mặt nên uống gì hay ăn gì để cải thiện tình trạng này.
Tuy nhiên, nếu bạn trải qua cảm giác chóng mặt lặp đi lặp lại hoặc kéo dài, hoặc nếu triệu chứng chóng mặt đi kèm với các triệu chứng khác như buồn nôn, nôn mửa, hoặc thay đổi thị lực, bạn nên đến bệnh viện thăm khám để được kiểm tra và chẩn đoán nguyên nhân cụ thể. Chóng mặt có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, và việc xác định nguyên nhân chính xác là quan trọng để điều trị hiệu quả.