Mẹ&Con - Sau ca sinh mổ, bác sĩ sẽ dặn dò bạn cách chăm sóc vết mổ, vệ sinh vết mổ thế nào. Nhưng bạn vẫn cần trang bị trước cho mình một số kiến thức, để giữ gìn vết mổ cẩn thận, giúp vết mổ nhanh lành nhé! 5 ‘không’ cần tránh sau sinh mổ Có nên sinh mổ để "lấy ngày"? Lưu ý sức khỏe sau sinh

Bạn thường gặp những vấn đề nào với vết mổ sau sinh?

– Ngoài những rắc rối sau sinh giống với các mẹ đẻ thường như sản dịch, khó chịu sau sinh, mệt mỏi, táo bón hay các vấn đề về tiểu tiện, sản phụ sinh mổ còn phải chịu đựng các cơn đau xung quanh chỗ bị rạch, di chuyển khó khăn, hay đau nhói ở bụng, thân dưới do các cơ quan bụng bị ảnh hưởng trong khi phẫu thuật. Vì vậy, đẻ thường đã phải giữ gìn rất kỹ, sinh mổ thì lại càng phải cẩn thận hơn.

Vận động nhẹ nhàng, vệ sinh sạch sẽ, chườm với nước ấm sẽ giúp vết mổ đẻ sớm bình phục sau sinh.

– Vết mổ sau khi làm phẫu thuật có 2 loại: kiểu ngang và kiểu dọc, hiện nay đa phần đều áp dụng kiểu mổ ngang. Chỉ khâu cũng đa phần là loại chỉ có thể thấm hút, loại chỉ này ở trong cơ thể, sau 6 tuần sẽ tự tiêu hết không cần các phương pháp cắt chỉ khác.

Tuy nhiên, do cơ địa và do vấn đề vệ sinh, một số sản phụ sau sinh có thể xuất hiện dấu hiệu cơ thể không chấp nhận chỉ khâu, dẫn đến nhiễm trùng, vết thương mưng mủ. Vì vậy, bạn cần để ý kỹ, nếu trong khoảng 2 tuần vết mổ có dấu hiệu ngày càng đau hơn, làm mủ… thì nên đến bệnh viện cắt chỉ, chăm sóc đặc biệt, nhằm hạn chế việc viêm nhiễm vết mổ.

– Trong trường hợp vết mổ khiến bạn thấy đau quá không chịu được, nên nói với các bác sĩ để họ cho thuốc giảm đau an toàn với sản phụ.

luu-y-cham-soc-vet-mo-mau-lanh-sau-khi-sinh

– Sau khoảng 2 đến 3 tuần vết mổ tạo thành sẹo. Vết sẹo trong thời kỳ hồi phục bắt đầu sẽ có hiện tượng sưng, phồng nhẹ, màu sắc cũng đậm hơn so với màu da bình thường, nhưng trong vòng 6 tuần sau khi phẫu thuật, vết sẹo sẽ co lại rõ rệt. Vết thương do mổ đẻ chỉ dài khoảng 11-15cm, cùng với việc vết mổ dần dần lành khỏi, màu sắc của vết sẹo cũng dần dần gần với màu da hơn, hơn nữa sẽ co lại, về cơ bản không ảnh hưởng gì đến thẩm mỹ bên ngoài.

– Bạn có thể thấy xuất hiện hiện tượng đau ngứa trong quá trình này. Lưu ý là không được gãi, nhằm tránh kích thích da mạnh hơn.

Nên làm gì để vết mổ chóng lành?

Đây là những lời khuyên hữu ích cho bạn để giúp vết mổ chóng lành:

– Trong tuần đầu tiên vừa sinh mổ, vết mổ vẫn chưa khô nên các bác sĩ, điều dưỡng sẽ chăm sóc sản phụ, chăm sóc vệ sinh vết mổ, cho các thuốc giảm đau, kháng sinh để tránh các biến chứng, nhiễm trùng có thể xảy ra sau sinh mổ. Về phía bạn, nên nỗ lực đi bộ nhẹ nhàng vì việc này giúp bạn phục hồi nhanh hơn. Đi bộ cũng giúp giảm táo bón, ngăn ngừa cục máu đông và tăng quá trình lưu thông máu khắp cơ thể. Bạn nên cố gắng ngồi dậy (dù thấy đau) và vận động nhẹ nhàng sau 24 kể từ ca sinh mổ.

– Cố gắng hạn chế cười lớn vì những động tác này có thể khiến bạn cảm thấy vết mổ rất đau. Sử dụng gối mềm nhỏ hoặc dùng chăn đệm ở sau lưng sao cho thân người tạo với giường một góc 20-30 độ, tư thế này sẽ giúp mẹ giảm va chạm đến vết mổ và giảm đau khi dịch chuyển cơ thể, giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.

Mẹ cần biết

Đừng bao giờ xem thường vết mổ đẻ. Không giống như sinh thường, sinh mổ là một ca phẫu thuật lớn và đòi hỏi mẹ phải rất cẩn trọng trong việc chăm sóc vết mổ, để tránh nguy cơ nhiễm trùng vô cùng nguy hiểm.

– Nếu bạn được phép cho con bú, nên sử dụng gối hỗ trợ (hãy hỏi các cửa hàng để biết sản phẩm gối hỗ trợ cho bé bú này) thay vì ôm trực tiếp con trên bụng.

– Giữ khu vực vết mổ càng sạch càng tốt, không tự ý bôi thuốc gì lên đó, không tháo bỏ hết băng gạc nhưng cũng đừng băng quá chặt vết mổ, vì tất cả những điều này có thể gây viêm nhiễm hoặc làm tăng tổn thương. Nhớ thay băng theo lịch của bác sĩ và nhớ giữ tay thật sạch trước khi tiến hành thay băng gạc.

– Mặc quần áo rộng rãi để giảm nguy cơ nhiễm trùng, ngăn ngừa việc cọ xát, kích thích đến vết mổ.

– Có thể dùng túi nước đá để chườm vùng đáy chậu bị sưng sẽ giúp giảm sưng tấy. Bên cạnh đó, chườm ấm cũng là cách cực tốt để áp dụng cho vết rạch bụng. Nhiệt độ cao sẽ làm tăng tuần hoàn máu đến chỗ rạch, giúp vết rạch nhanh lành hơn. Nếu không có túi chườm, bạn có thể sử dụng khăn ấm để thay thế cũng mang đến tác dụng tương tự.

luu-y-cham-soc-vet-mo-mau-lanh-sau-khi-sinh

– Trong ngày đầu sau sinh, chỉ nên uống nước lọc, nước đường, ăn cháo loãng, cho tới khi bạn bắt đầu “xì hơi” được mới bắt đầu ăn phở, mì… Từ ngày thứ hai trở đi, có thể ăn uống như bình thường. Nên có chế độ ăn uống cân bằng với nhiều ngũ cốc nguyên hạt, rau lá xanh, trái cây, sữa, protein… sẽ giúp vết mổ và cơ thể nhanh phục hồi, tránh táo bón. Tránh ăn những thức ăn tanh như cá, ốc bởi chúng sẽ ức chế sự ngưng tụ của máu, không có lợi cho việc đông máu sau khi mổ, khiến vết thương lâu không lành.

– Bạn nên nằm nghiêng sang một bên để tránh bị đau. Khi đã cảm thấy đỡ đau và thoải mái hơn, cố gắng tiếp tục đi lại nhẹ nhàng để khí huyết lưu thông.

– Những ngày sau mổ, bạn cần ăn đa dạng các loại thực phẩm như: thịt heo, thịt bò, thịt gà, cá, trứng… Đây là những thực phẩm giàu đạm và sắt, giúp mau lành vết mổ và phòng chống thiếu máu, thiếu sắt. Ngoài ra nên bổ sung thêm viên sắt và các loại thuốc bổ đa sinh tố nếu cơ địa của bạn gầy yếu.

– Hạn chế ăn uống những chất kích thích như hành, tỏi, ớt, cà phê… Nếu mắc các bệnh như tim mạch, tiểu đường, bệnh lý gan thận  thì chế độ ăn phải được cân đối bởi các bác sĩ chuyên khoa.

Khi sinh mổ tùy theo được mổ tê hay mê mà sản phụ sẽ được hướng dẫn ăn uống sau mổ khác nhau. Nếu sinh mổ có gây tê thì sẽ được cho ăn uống sớm. Nếu sinh mổ có gây mê thì chỉ ăn uống lại sau khi đã tỉnh hoàn toàn, không còn cảm giác buồn nôn. Lúc đầu có thể ăn cháo loãng, sau đó  từ từ chuyển sang ăn cơm từ khoảng 6-8 giờ sau mổ.

Đặc biệt lưu ý

– Sau khi sinh mổ, sản phụ cần hết sức phòng tránh cảm cúm, hạn chế tối đa khi tiếp xúc với những người xung quanh đang bị cảm. Vì nếu bị cảm cúm trong lúc này, sức đề kháng của cơ thể giảm, vết thương do mổ đẻ vì thế lâu lành và dễ bị nhiễm trùng.

– Sau 24 giờ nên cố gắng xoay trở người, đứng dậy đi lại nhẹ nhàng, nếu nằm quá lâu trên giường sản dịch sẽ bị ứ lại trong lòng tử cung dễ gây sốt, nhiễm trùng hậu phẫu… Vận động sớm cũng giúp tăng cường nhu động ruột tránh nguy cơ dính ruột về sau.

– Khi đã xuất viện về nhà nếu vết mổ sưng hoặc tấy đỏ có dịch hoặc máu chảy ra từ vết mổ hoặc bị sốt, sản dịch hôi… sản phụ nên tái khám ngay với bác sĩ chuyên khoa để được điều trị kịp thời.

– Để vết mổ được lành tốt, không nên sử dụng bất kỳ thuốc gì bôi lên vết mổ khi chưa được bác sĩ cho phép.

Tags:

Bài viết liên quan