Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng, thai nhi không chỉ có khả năng cảm nhận ánh sáng, âm thanh mà còn có thể cảm nhận được tâm trạng của mẹ.
Những khoảnh khắc hạnh phúc, bình yên cũng như những giây phút căng thẳng, lo lắng đều được thai nhi ghi nhận và phản ánh qua sự phát triển của trẻ. Hãy cùng khám phá xem tâm trạng của mẹ bầu sẽ ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi bạn nhé.
Những thay đổi về tâm trạng phụ nữ mang thai thường gặp
Trong thời gian mang thai, phụ nữ thường trải qua nhiều thay đổi về tâm trạng do sự biến đổi lớn về nội tiết tố và yếu tố môi trường. Tâm trạng của mẹ bầu trong 9 tháng thai kỳ thường rất nhạy cảm, dễ cảm thấy tủi thân và dễ khóc. Phụ nữ mang thai chỉ cần nghe, chứng kiến một hành vi hay một lời nói vô tâm từ người chồng hay những người thân xung quanh cũng cảm thấy buồn bã, cho rằng mọi người không quan tâm mình. Thậm chí, mẹ bầu có thể nhạy cảm với những chuyện vô cùng nhỏ nhặt.
Tâm trạng của mẹ bầu trong thai kỳ cũng dễ cáu gắt, khó chịu và tức giận. Chẳng hạn như chỉ cần 1 tiếng động nhỏ cũng có thể khiến mẹ bầu trở nên bực bội. Hay một sự việc rất bình thường cũng khiến phụ nữ mang thai cáu gắt, nóng giận.
Không chỉ vậy, tâm trạng của mẹ bầu cũng thường căng thẳng, lo âu quá mức. Mẹ bầu có thể lo lắng về hàng trăm vấn đề như cân nặng, vóc dáng, tài chính, sức khỏe thai kỳ,…
Sự thay đổi về tâm trạng và cảm xúc khiến cho phụ nữ mang thai trở nên nhạy cảm hơn với những lời chỉ trích và có xu hướng tự cô lập bản thân, không muốn trò chuyện hay tâm sự với bất kỳ ai. Phụ nữ mang thai cố gắng che giấu cảm xúc của mình, không chia sẻ với chồng, người thân hay bạn bè xung quanh.
Tâm trạng của mẹ bầu và mối dây liên kết đặc biệt với thai nhi
Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, tâm trạng của mẹ bầu trong giai đoạn mang thai ảnh hưởng rất lớn đến thau nhi. Những cung bậc cảm xúc của mẹ bầu dù là vui hay buồn cũng đều có tác động với trẻ trong bụng mẹ. Có thể hiểu đơn giản, mẹ vui con khỏe và ngược lại, nếu mẹ thường xuyên buồn bã thì thai nhi trong bụng mẹ cũng không thể phát triển toàn diện được.
Dễ bị động thai, sảy thai
Tâm trạng của mẹ bầu thường xuyên tiêu cực, buồn bã sẽ làm tăng tỷ lệ mắc các vấn đề nguy hiểm trong thai kỳ. Nguy cơ tiền sản giật, động thai, sảy thai, sinh non,… thường cao hơn.
Trẻ bị suy giảm sức đề kháng
Nếu tâm trạng của mẹ bầu không được thoải mái trong thời gian mang thai thì trẻ cũng dễ bị suy giảm sức đề kháng sau khi sinh ra. Như vậy, khi chào đời, trẻ dễ mắc các bệnh lý như cảm, cúm,… và nhiều bệnh lý khác do hệ miễn dịch yếu.
Rối loạn ngôn ngữ
Nguyên nhân trẻ sinh ra bị rối loạn ngôn ngữ có thể là do tâm trạng của mẹ bầu gặp bất ổn trong thai kỳ. Tình trạng mẹ bầu lo lắng quá mức, có suy nghĩ tiêu cực, bi quan,… sẽ làm cho trẻ bị suy giảm khả năng ngôn ngữ, trong đó biểu hiện thường gặp nhất chính là trẻ chậm nói.
Trẻ bị tăng động
Tâm trạng của mẹ bầu nếu thường xuyên lo lắng, suy nghĩ quá nhiều sẽ kích thích cơ thể sản sinh cortisol và dolpamine. Hai loại hormone này có thể truyền qua nhau thai đến thai nhi, làm cho hệ thần kinh của thai nhi không ổn định và tăng nguy cơ bị tăng động khi trẻ chào đời.
Ảnh hưởng đến tính cách của trẻ
Dù chúng ta thường có câu “cha mẹ sinh con trời sinh tính” nhưng trên thực tế, tính cách của một đứa trẻ được hình thành một phần từ khi con còn trong bụng mẹ. Và tâm trạng của mẹ bầu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tính cách của con.
Sự thay đổi về tâm trạng và cảm xúc của người mẹ sẽ tác động đến các trung tâm thần kinh của trẻ và góp phần xây dựng tính cách của trẻ. Vì thế, mẹ bầu vui vẻ thì khi sinh ra, trẻ cũng hoạt bát, vui vẻ hơn và ngược lại, nếu mẹ thường xuyên buồn bã, u sầu thì trẻ cũng dễ cau có, cáu gắt.
Ảnh hưởng đến trí thông minh và não bộ của thai nhi
Các nghiên cứu cho biết, tâm trạng của mẹ bầu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến trí thông minh và não bộ của thai nhi. Sự căng thẳng và lo lắng của mẹ bầu làm cản trở sự kết nối giữa não bộ và hệ thống chức năng thần kinh của trẻ, khiến thai nhi nhạy cảm hơn với căng thẳng, áp lực và làm hạn chế sự phát triển của não bộ.
Chính điều này cũng gây tác động không nhỏ đến trí thông minh của trẻ, khiến trẻ sinh ra có khả năng tư duy, suy nghĩ kém hơn so với bạn bè cùng trang lứa.
Tăng nguy cơ tự kỷ
Nghiên cứu về tâm lý của mẹ bầu ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi đã chỉ ra rằng, việc mẹ bầu lo lắng, căng thẳng và bị trầm cảm sẽ làm gia tăng nguy cơ bị tự kỷ ở trẻ. Đặc biệt, khi mẹ bầu bị trầm cảm, các hormone tâm lý sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống tuyến nội tiết của thai kỳ, làm gia tăng khả năng bị rối loạn hành vi ở trẻ.
Nhìn chung, không chỉ thể chất mà tâm trạng của mẹ bầu cũng tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của thai nhi. Những cung bậc cảm xúc của mẹ, từ hạnh phúc, yêu thương đến lo âu, căng thẳng, đều có tác động đến thai nhi. Vì thế, trong suốt thai kỳ, hãy cố gắng hạn chế những cảm xúc tiêu cực bạn nhé.