Những ngày hè nóng nực thì nước mía chính là thức uống được nhiều người yêu thích bởi nước mía có vị ngọt lại vô cùng ngon miệng, giúp giải khát cực tốt. Đây cũng chính là lý do nhiều bà bầu thích uống loại nước này.
Tuy nhiên, bà bầu uống nước mía được không? Nếu lỡ uống nhiều nước mía khi đang mang thai thì có hại không? Tạp chí Mẹ và Con sẽ cùng bạn tìm hiểu ngay về thắc mắc này trong bài viết sau đây!
Bà bầu uống nước mía được không?
Các chuyên gia cho biết, phụ nữ mang thai có thể uống nước mía bởi loại thức uống này có thể mang đến nhiều lợi ích về mặt sức khỏe cho cả mẹ và bé. Cụ thể, bà bầu uống nước mía sẽ mang đến những tác dụng như:
Ngăn ngừa bệnh cho mẹ bầu
Bà bầu uống nước mía có thể giúp ngăn ngừa nhiều bệnh lý cho mẹ bầu. Bởi trong 9 tháng thai kỳ, mẹ bầu rất dễ bị thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết. Điều này đã khiến hệ miễn dịch suy giảm, làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn và mắc bệnh. Nước mía có thể bổ sung một số dưỡng chất cần thiết, giúp hạn chế khả năng mắc các bệnh lý gây ảnh hưởng cho sức khỏe.
Khắc phục tình trạng ốm nghén
Bà bầu uống nước mía được không? Được, bởi nước mía có khả năng giúp giảm tình trạng ốm nghén khiến mẹ bầu cảm thấy buồn nôn, mệt mỏi, không muốn ăn uống gì. Một mẹo nhỏ dành cho bạn đó chính là nếu muốn cải thiện ốm nghén, hãy cho thêm vài lát gừng mỏng vào trong nước mía. Bạn sẽ không còn cảm giác khó chịu ở dạ dày và cổ họng do ốm nghén nữa.
Giảm thiểu cảm giác mệt mỏi
Bà bầu uống nước mía có thể giúp bổ sung một lượng đường cần thiết để tăng cường năng lượng, cải thiện tâm trạng cũng như giúp giảm bớt cảm giác mệt mỏi. Việc uống nước mía có thể giúp mẹ bầu cảm thấy khỏe khoắn hơn.
Có lợi cho thai nhi
Uống nước mía không chỉ có lợi cho phụ nữ mang thai mà còn rất quan trọng đối với thai nhi. Cụ thể, nước mía có chứa protein và hợp chất axit folic (vitamin B9). Các thành phần này rất quan trọng trong việc hỗ trợ giúp giảm nguy cơ mắc các chứng bệnh dị tật bẩm sinh.
Làm đẹp da
Chăm sóc da khi mang thai như thế nào để an toàn và giúp mẹ bầu có thể khắc phục những vấn đề về da do thay đổi nội tiết tố? Một trong những bí quyết cho bạn đó chính là uosng nước mía bởi nước mía có chứa axit glycolic giúp cải thiện các tình trạng da của bạn, đặc biệt là mụn trứng cá.
Ngăn ngừa táo bón
Bà bầu uống nước mía sẽ giúp bổ sung kali giúp cải thiện tình trạng táo bón. Tuy nhiên, một số quan niệm dân gian lại cho rằng nước mía “nóng”, uống nhiều có thể gây táo bón, són tiểu.
Dù bà bầu uống nước mía mang lại nhiều lợi ích cho cả mẹ và bé nhưng nên chú ý chọn nguồn nước mía vệ sinh cũng như tránh để nước mía qua đêm vì dễ bị ngộ độc thực phẩm. Hơn nữa, nên bổ sung đa dạng các loại thực phẩm để có thể cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho sự phát triển của thai nhi và đảm bảo sức khỏe thai kỳ ở mức tốt nhất.
Thời điểm thích hợp uống nước mía cho bà bầu
Bà bầu uống nước mía vào lúc nào trong ngày là tốt nhất? Dù việc uống nước mía khi mang thai không ảnh hưởng gì nhiều đến thai kỳ nhưng việc uống vào thời điểm nào cũng rất quan trọng. Cụ thể, các chuyên gia khuyên bà bầu uống nước mía nên chọn thời điểm buổi trưa hoặc chiều sau khi ngủ dậy để có thể giải khát lúc nắng nóng gay gắt cũng như giúp tăng năng lượng để khỏe khoắn hơn, tránh tình trạng uể oải sau khi ngủ trưa.
Và một lưu ý quan trọng đó chính là phụ nữ mang thai không nên uống nước mía vào lúc sáng sớm hoặc khi trời tối vì rất dễ lạnh bụng. Hơn nữa, cũng không nên uống vào trước bữa ăn vì có thể ảnh hưởng đến đường tiêu hóa, gây khó tiêu.
Bà bầu uống nước mía nhiều có sao không?
Trong nước mía có một hàm lượng đường tương đối cao. Vì thế, nếu uống quá nhiều nước mía trong lúc mang thai thì sẽ dễ dư thừa đường và gây tăng cân. Việc nạp quá nhiều đường có thể làm tăng nguy cơ tiểu đường thai kỳ, dẫn đến tình trạng sinh non, đa ối, sảy thai, thai lưu, nhiễm khuẩn niệu,…
Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ cũng gây nhiều ảnh hưởng đến thai nhi, khiến trẻ sơ sinh bị hạ glucose huyết tương và các bệnh lý chuyển hóa ở trẻ sơ sinh, tăng hồng cầu, mắc hội chứng nguy kịch hô hấp, vàng da, đái tháo đường loại 2,…
Do đó, bà bầu uống nước mía nên có tần suất đều đặn, không nên uống mỗi ngày mà chỉ nên uống 1-2 lần/tuần, mỗi lần khoảng 100 – 200ml là tốt nhất. Hơn nữa, cần lưu ý nếu đã được chẩn đoán tiểu đường thai kỳ thì không nên uống nước mía. Nếu có uống thì cần tham khảo ý kiến từ các bác sĩ chuyên khoa để tránh các tác dụng phụ có thể xảy ra.
Ngoài ra, bà bầu uống nước mía cũng nên hạn chế cho nhiều đá. Nhiều người thường nghĩ rằng việc cho nhiều đá sẽ giúp làm loãng lượng đường trong nước mía. Tuy nhiên, uống nước đá nhiều có thể gây lạnh bụng, khó tiêu cũng như dễ bị viêm họng hơn.
Bài viết đã giúp bạn giải đáp thắc mắc bà bầu uống nước mía có được không cũng như những lưu ý cần thiết khi uống nước mía. Mùa hè đến rồi, làm ngay một cốc nước giải nhiệt thôi nào?