Mẹ và Con - Nước muối cho trẻ sơ sinh được nhiều cha mẹ rỉ tai nhau như một món “thần dược” có thể ngừa bệnh tai mũi họng cho trẻ. Thế nhưng nếu dùng vô tội vạ thì thần dược cũng hóa độc dược.

Thực tế, sử dụng nước muối cho trẻ sơ sinh có giúp bé tránh được các bệnh về mắt, mũi miệng thông thường. Nhiều bác sĩ cũng có hướng dẫn vệ sinh cho bé với nước muối sinh lý. Điều quan trọng là không lạm dụng mà phải biết sử dụng nước muối sinh lý trẻ sơ sinh đúng cách.

Để hiểu rõ hơn về sản phẩm này thì bạn hãy xem chi tiết trong bài viết sau đây của Mẹ và Con nhé!

Nước muối cho trẻ sơ sinh là gì?

Nước và muối ăn Natri Clorua (NaCl) là thành phần chính trong nước muối sinh lý. Độ muối phải đảm bảo chính xác tuyệt đối là 0,9%. Nước muối sinh lý cho bé có áp suất thẩm thấu gần giống với các dịch trong cơ thể ở trạng thái bình thường. Thế nên nước muối sinh lý còn được gọi là dung dịch đẳng trương.

Nước muối cho trẻ sơ sinh được sản xuất trong quy trình cực kỳ nghiêm ngặt. Đảm bảo sản phẩm đúng nồng độ, không lẫn tạp chất cũng như không nhiễm khuẩn. Bạn tuyệt đối không được tự ý pha chế tại nhà dù thành phần nhìn qua rất đơn giản. Đừng lạm dụng nước muối cho trẻ sơ sinh mà hại con 3

Ưu điểm nước muối cho trẻ sơ sinh

Dung dịch nước muối sinh lý có nhiều ưu điểm rõ ràng:

  • Khá rẻ tiền và dễ dàng mua được ở mọi nhà thuốc mà không cần toa thuốc.
  • Không chứa bất kỳ tá dược lạ nào có thể gây ảnh hưởng tới trẻ, chỉ có nước và muối.
  • Có thể dùng cho cả người lớn lẫn trẻ nhỏ, cách sử dụng đơn giản.
  • Hỗ trợ trị trẻ bị nghẹt mũi rất hiệu quả.

Công dụng nước muối sinh lý cho bé

Công dụng chính của nước muối cho trẻ sơ sinh là làm sạch:

Chăm sóc mũi: Vệ sinh mũi nhanh chóng chỉ với 1-3 giọt nước muối. Phương pháp này còn giúp loại bỏ chất nhầy khi bé bị cảm lạnh, giúp trẻ dễ thở, dễ chịu hơn.

Chăm sóc mắt: Khi mới sinh, một số bé sơ sinh bị ghèn ở mắt, chảy nước mắt. Nếu không vệ sinh chăm sóc cẩn thận bé dễ bị viêm kết mạc. Nước muối sinh lý giúp làm dịu nhãn cầu, đẩy ghèn ra ngoài và rửa trôi mầm bệnh, hạn chế nguy cơ bệnh mà lại rất an toàn.

Chăm sóc tai: Dùng với tăm bông để lau các ngóc ngách trong tai trẻ. Lưu ý không nhỏ vào lỗ tai bé.

Tác dụng phụ của nước muối cho trẻ sơ sinh

Khi dùng nước muối cho trẻ sơ sinh vẫn có thể có một số tác dụng phụ như:

  • Người chăm sóc không vệ sinh tay đúng cách làm vi trùng xâm nhập vào bé, khiến tình trạng nhiễm trùng sơ sinh nặng hơn.
  • Dùng chung chai nước muối, ống nhỏ giọt cho nhiều người làm lây nhiễm bệnh.
  • Một số bé bị nhạy cảm có thể bị hắt hơi chảy nước mũi.
  • Nước muối cũng có thể gây khô mũi, khó thở, buồn nôn hoặc sưng tấy và quấy khóc, khi này cần liên hệ ngay với bác sĩ để kịp thời xử lý.
  • Nhỏ mũi quá 3 lần/ngày có thể gây đau mũi.

Hiểm họa khi lạm dụng nước muối sinh lý trẻ sơ sinh

Có nhiều loại nước muối bày bán trên thị trường, gồm nhiều loại nước muối sinh lý cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, không phải sản phẩm nào được gắn nhãn phù hợp với trẻ sơ sinh thì đều sẽ hợp với cơ thể con trẻ.

Hơn nữa, bản thân cơ thể bé cũng có thể tự điều hòa các hoạt động và tự vệ sinh để hoạt động ổn định. Cụ thể, trong các xoang mũi họng, lớp niêm mạc trên cùng có khả năng bài tiết chất nhầy. Lớp nhầy này giúp tẩy rửa bụi bặm, vi khuẩn lọt vào mũi miệng.

Đồng thời, nó giúp làm ẩm, làm ấm luồng không khí hít vào phổi. Không chỉ thế, lớp nhầy còn có vai trò miễn dịch quan trọng. Các men tiêu hủy trong tế bào sẽ được phóng thích để diệt vi khuẩn, là hàng rào phòng chống bệnh tật rất hiệu quả cho cơ thể.

Chính vì thế, nếu dùng nước muối cho trẻ sơ sinh quá thường xuyên thì chức năng của lớp niêm mạc mũi xoang sẽ bị hỏng. Dù là nước muối sinh lý cho trẻ sơ sinh thì cũng không thực sự an toàn 100%. Ngoài ra, như đã nói ở trên, nếu rửa không đúng cách có thể gây nhiễm trùng.

Dùng nước muối sinh lý liên tục thì cơ thể sẽ bị phụ thuộc và có thể ảnh hưởng đến năng lực tự điều tiết của cơ thể. Lúc này, lớp niêm mạc bị giảm độ ẩm, dễ bị kích ứng, khô rát.

Cách dùng nước muối sinh lý cho trẻ sơ sinh

Để phát hết tác dụng khi dùng các sản phẩm nước muối cho trẻ sơ sinh thì cha mẹ cần có hiểu biết nhất định. Trước hết là cần kiểm tra thiết kế chai: Các dạng vòi xịt sẵn, vòi nhỏ giọt… Tùy theo nhu cầu mà chọn lựa sản phẩm.

Tùy theo độ tuổi của trẻ thì cách sử dụng nước muối cũng khác nhau. Trẻ sơ sinh thì cần phải thực hiện cẩn thận và dứt khoát. Với bé đã biết nói, có thể nghe hiểu thì nên giải thích kỹ cho con để bé hợp tác, không sợ hãi, quấy khóc có thể gây hại cho con.

Đối với trẻ đã lớn thì bố mẹ làm mẫu rồi khuyến khích trẻ tự làm cho mình. Điều này giúp trẻ tự điều chỉnh được và hạn chế nguy cơ sặc, ho.

Quy trình như sau:

  • Bước 1: Giữ đầu trẻ cố định trên mặt phẳng cứng, nghiêng sang một bên, lót khăn, gạc thấm.
  • Bước 2: Nhẹ nhàng đưa vòi bơm và nhỏ một lượng xác định vào cạnh bên cánh mũi, lưu ý là nhỏ vào cánh mũi. Đợi từ từ để nước chảy ra từ mũi bên chảy xuống. Lặp lại 2 đến 3 lần tùy tình trạng của bé. Làm lại tương tự cho bên còn lại.
  • Bước 3: Làm khô bên trong mũi với tăm bông nhưng không ngoái sâu.
  • Bước 4: Làm sạch cánh mũi ngoài của bé bằng vải mềm.

Trường hợp dịch mũi quá nhầy đặc thì có thể nhỏ vài giọt nước muối sinh lý vào trước để làm loãng.

dùng nước muối cho trẻ sơ sinh

Tóm lại, việc rửa mũi họng bằng nước muối sinh lý cho trẻ sơ sinh nhìn chung là hiệu quả, an toàn và dễ thực hiện tại nhà. Cha mẹ chỉ cần lưu ý không nên lạm dụng. Khi sử dụng nước muối cho trẻ sơ sinh, nếu nhận thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào của trẻ thì nên đưa bé đến cơ sở y tế kiểm tra.

Bài viết liên quan