Đã bao giờ bạn nghe đến rong kinh tiền mãn kinh? Hãy cùng tìm hiểu dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị cho căn bệnh này nhé!
Tổng quan về giai đoạn tiền mãn kinh
Giai đoạn tiền mãn kinh là giai đoạn trước mãn kinh, thường kéo dài trong khoảng 2-5 năm rồi mới chính thức mãn kinh. Ở giai đoạn tiền mãn kinh, lượng hóc-môn sinh dục nữ FSH và LH trong cơ thể phụ nữ đồng thời tăng lên.
Các dấu hiệu thường gặp trong giai đoạn tiền mãn kinh bao gồm: Bốc hỏa, cảm thấy tim đập nhanh hơn, dễ đổ mồ hôi hột rồi ớn lạnh, mệt mỏi; rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, mất kinh ở một số kỳ kinh, lượng máu kinh ít đi, kinh nguyệt đến sớm hơn hoặc chậm hơn; suy giảm ham muốn tình dục, âm đạo khô và đàn hồi kém, không có hứng thú với chuyện chăn gối và khó đạt cực khoái; dễ cáu giận, tâm trạng thay đổi thấy thường, có những lúc tự nhiên muốn khóc hoặc dễ cảm thấy tức giận vô cớ; loãng xương, gặp các vấn đề về hấp thụ và chuyển hóa canxi; sự thay đổi về ngoại hình khiến da khô và sạm nám, tóc rụng nhiều;…
Rong kinh tiền mãn kinh là gì?
Rong kinh tiền mãn kinh là một biểu hiện của việc rối loạn chu kỳ kinh nguyệt trong giai đoạn tiền mãn kinh. Tình trạng này là do buồng trứng không phóng noãn, mất cân bằng nội tiết. Lúc này, mỗi kỳ kinh có lượng máu nhiều hơn, kéo dài hơn nhưng chu kỳ kinh nguyệt thưa dần.
Người bị rong kinh tiền mãn kinh có thời gian có kinh dài trên 7 ngày, lượng máu kinh nhiều hơn 80 ml. Tình trạng này có thể dễ dẫn đến các bệnh phụ khoa nguy hiểm, gây mất máu, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
Dấu hiệu nhận biết rong kinh tiền mãn kinh
Các dấu hiệu thường gặp ở người bị rong kinh trong giai đoạn tiền mãn kinh bao gồm:
- Thời gian hành kinh kéo dài trên 7 ngày, thậm chí trên 10 ngày
- Thiếu máu, cơ thể mệt mỏi uể oải, da mặt xanh xao
- Máu kinh ra nhiều hơn bình thường
- Đau bụng dưới, có thể đau âm ỉ hoặc dữ dội
Nguyên nhân
Các nguyên nhân dễ dẫn đến rong kinh tiền mãn kinh bao gồm:
- Tuổi tác: Ở giai đoạn tiền mãn kinh sẽ dễ bị mất cân bằng nội tiết tố do thiếu hụt hormone Estrogen.
- Thói quen sống không lành mạnh: Những người ăn uống không đầy đủ dưỡng chất, lạm dụng rượu bia, nghiện thuốc lá,… có nguy cơ bị rong kinh tiền mãn kinh cao hơn.
- Căng thẳng, stress: Lo lắng quá mức, căng thẳng, bốc hỏa,… có thể gây rối loạn kinh nguyệt dẫn đến rong kinh hoặc mất kinh trong giai đoạn tiền mãn kinh.
- U xơ tử cung: Phụ nữ trong độ tuổi 30 – 50 dễ có nguy cơ bị u xơ tử cung gây rong kinh kéo dài.
- Polyp tử cung: Rong kinh cũng là một triệu chứng của bệnh polyp tử cung do khối u dính vào thành mặt trong của tử cung.
- Các bệnh phụ khoa: Phụ nữ bị mắc bệnh phụ khoa ở buồng trứng, cổ tử cung, nội mạc tử cung,… hoặc có viêm nhiễm phụ khoa,… đều có nguy cơ bị rong kinh rất cao.
- Mắc bệnh ung thư: Các bệnh ung thư thường gặp ở phụ nữ như ung thư niêm mạc tử cung, ung thư cổ tử cung,… cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng máu kinh chảy nhiều và kéo dài nhiều ngày.
- Các nguyên nhân khác: Một số nguyên nhân có thể dẫn đến rong kinh tiền mãn kinh bao gồm rối loạn đông máu di truyền, đặt vòng tránh thai, sử dụng thuốc điều trị các bệnh lý khác,…
Rong kinh tiền mãn kinh có nguy hiểm không?
Rong kinh là hiện tượng thường gặp trong giai đoạn tiền mãn kinh ở phụ nữ. Nếu để rong kinh kéo dài thì có thể dẫn đến thiếu máu, da xanh xao, mệt mỏi, khó thở, dễ ngất xỉu,… Ngoài ra, rong kinh còn gây đau khi quan hệ tình dục do âm đạo khô rát, dễ mắc bệnh lý phụ khoa,…
Nghiêm trọng hơn hết, một số trường hợp rong kinh cũng là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm như ung thư buồng trứng, u xơ tử cung, ung thư cổ tử cung,… Do đó, nếu bị rong kinh trong giai đoạn tiền mãn kinh thì nên sớm thăm khám để tìm ra nguyên nhân và hướng điều trị.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Nếu có các dấu hiệu sau đây, phụ nữ nên đến các bệnh viện hoặc cơ sở y tế uy tín để thăm khám:
- Rong kinh kéo dài nhiều ngày không hết
- Chảy máu bất thường không trong chu kỳ kinh
- Đau bụng đột ngột và dữ dội trong những ngày hành kinh
- Ngứa vùng kín, vùng kín nhiều khí hư và có mùi hôi
Cách điều trị rong kinh tiền mãn kinh
Điều trị bằng thuốc
Tùy trường hợp mà bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc khác nhau. Theo đó, một số loại thuốc thường được dùng để cải thiện các triệu chứng khó chịu ở phụ nữ bị rong kinh bao gồm: thuốc sắt, thuốc tránh thai, Ibuprofen giảm đau, liệu pháp hormon chứa Estrogen hoặc Progesterone, thuốc xịt Desmopressin, thuốc chống tiêu sợi huyết,…
Điều trị phẫu thuật
Nếu tình trạng rong kinh tiền mãn kinh không đáp ứng với thuốc điều trị thì có thể cần phải thực hiện phẫu thuật, nạo niêm mạc tử cung hoặc soi buồng tử cung. Các trường hợp nặng hơn có thể phải cắt bỏ nội mạc tử cung hoặc thậm chí là cắt tử cung.
Cách cải thiện triệu chứng khó chịu của rong kinh tiền mãn kinh
Nếu bạn cảm thấy khó chịu với triệu chứng mệt mỏi, đau bụng trong thời gian bị rong kinh, có thể áp dụng một số bí quyết sau:
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học: Bổ sung đầy đủ dưỡng chất, đặc biệt ăn nhiều rau củ xanh, trái cây. Bổ sung thêm hải sản, ngũ cốc, thực phẩm giàu canxi,… Có thể dùng thêm các loại vitamin cần thiết theo chỉ định của bác sĩ.
- Tập thể dục thường xuyên: Có thể luyện tập một số bộ môn nhẹ nhàng để tuần hoàn máu lưu thông tốt, giảm bớt cảm giác đau và khó chịu.
- Nghỉ ngơi hợp lý: Cố gắng ngủ đủ 7-8 giờ mỗi ngày và ngủ trước 10 giờ, tránh căng thẳng quá mức.
- Vệ sinh vùng kín đúng cách: Vệ sinh vùng kín bằng nước ấm, lau khô và không để vùng kín ẩm ướt. Thay băng vệ sinh mỗi 3-4 giờ.
- Khám phụ khoa định kỳ: Khám phụ khoa 6 tháng/lần hoặc theo chỉ định của bác sĩ.
Rong kinh tiền mãn kinh có thể gây nhiều bất tiện trong cuộc sống, sinh hoạt vợ chồng và ảnh hưởng đến sức khỏe. Bước vào độ tuổi tiền mãn kinh, phụ nữ nên chủ động nghỉ ngơi hợp lý, xây dựng lối sống khoa học để tránh bị rong kinh và nên đến thăm khám tại cơ sở y tế iu tín trong trường hợp rong kinh kéo dài.