Vậy thực tế thì đau nhói bụng dưới khi mang thai 7 tháng có nguy hiểm không? Nguyên nhân triệu chứng này là gì? Có cách phòng tránh, giảm đau nào hiệu quả? Mời bạn cùng tìm hiểu trong bài viết sau.
Đau nhói bụng dưới khi mang thai 7 tháng có nguy hiểm không?
Đau nhói bụng dưới khi mang thai 7 tháng thường là nguyên nhân sinh lý. Khi bé đã phát triển tương đối đầy đủ và trọng lượng tăng đáng kể. Thai sẽ chèn ép lên các dây thần kinh và khớp xương. Cảm giác giác đau sẽ xuất hiện ở thắt lưng, hai bên hông và lan xuống vùng bụng dưới.
Có thể nói gần như mẹ bầu nào cũng gặp phải triệu chứng đau bụng dưới vào cuối thai kỳ với các dấu hiệu sau: Đau lâm râm, đau quặn dưới rốn kèm thêm cảm giác căng tức khó chịu. Một số mẹ bầu sẽ có thêm triệu chứng khác tùy theo cơ địa. Chẳng hạn như tay chân bị chuột rút, các khớp lỏng dần. Từ tháng thứ 7, nhiều mẹ bầu cũng trải qua những cơn chuyển dạ giả.
Cách nhận biết dấu hiệu bất thường
Trên đây là những triệu chứng bình thường. Tuy nhiên, nếu các cơn gò xuất hiện sớm với tần suất dày đặc, chuột rút nặng, xuất huyết, bụng đau thành từng cơn kéo dài thì đó là dấu hiệu bất thường. Chúng có thể là cảnh báo sớm cho các vấn đề như:
- Tiền sản dịch: Biến chứng tiền sản dịch rất nguy hiểm khi thai lớn tuổi. Thông thường sẽ kèm theo đau đầu, hoa mắt thị giác bị mờ, đau lưng, xuất huyết âm đạo…
- Dấu hiệu sinh non: Nếu đau nhói bụng dưới khi mang thai 7 tháng kèm xuất huyết là dấu hiệu bong nhau non, sinh non.
- Sảy thai, thai chết lưu: Ở tháng thứ 7 thì nguy cơ này vẫn tồn tại nên mẹ cần lưu ý.
- Nhiễm trùng đường tiết niệu: đau bụng căng cứng, tiểu buốt, có mùi hôi…
Nguyên nhân bệnh lý gây đau nhói bụng dưới khi mang thai 7 tháng
Ngoài nguyên nhân sinh lý là do sự phát triển của thai nhi chèn ép, mẹ bầu lưu ý các nguyên nhân bệnh lý gây đau bụng sau đây để điều trị kịp thời. Đừng chần chừ mà phải đến gặp bác sĩ ngay vì chỉ có bác sĩ có chuyên môn mới chẩn đoán, hỗ trợ chính xác được. Đặc biệt là nếu đau nhói bụng dưới khi mang thai 7 tháng còn kèm theo dấu hiệu như đã nêu bên trên.
Táo bón khi mang thai có thể là nguyên nhân khiến mẹ bầu đau nhói bụng dưới ở tháng thứ 7
Táo bón là chuyện thường gặp khi mang thai. Vào những tháng cuối cùng thì thai nhi to, chèn ép lên vùng chậu có thể dẫn tới táo bón cuối thai kỳ. Tình trạng này có thể gây đau nhói bụng dưới cho bà bầu.
Có bất thường ở gan gây đau nhói bụng dưới khi mang thai 7 tháng
Khi đau bụng dưới còn kèm theo đau bên phải bụng, dưới hoặc gần xương sườn thì đó có thể là gan hoặc túi mật gặp vấn đề. Đặc biệt là khi còn kèm theo buồn nôn, nôn, vàng da, ngứa và có cơn đau quặn thì có thể gan đang có bất thường.
Ngoài ra, túi mật bất thường cũng gây đau nhói bụng dưới khi mang thai 7 tháng. Sự thay đổi của hormone khi mang thai có thể gây ra một chứng ứ mật thai kỳ (cholestasis of pregnancy). Khi có các dấu hiệu vàng da, nôn, ngứa thì mẹ cần đi thăm khám ngay. Trong một số trường hợp, mẹ cần phải sinh sớm để ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng. Trong đó chủ yếu là tránh suy gan cũng như gây tổn thương với em bé đang phát triển.
Đau nhói bụng dưới khi mang thai 7 tháng do viêm tụy
Viêm tụy do nhiễm trùng, chấn thương hoặc gan và túi mật gặp vấn đề. Dấu hiệu nhận biết là đau bụng, kiệt sức, buồn nôn hoặc phân thay đổi màu sắc. Tùy thuộc vào tình trạng cụ thể mà bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị phù hợp. Trong một số trường hợp mẹ sẽ được kê đơn kháng sinh hoặc truyền dịch.
Nhiễm trùng đường tiết niệu gây đau nhói bụng dưới khi mang thai 7 tháng
Như đã có nhắc bên trên, nhiễm trùng đường tiết niệu cũng gây đau thắt bụng dưới, nóng rát khi tiểu, tiểu rắt. Nếu bệnh nặng thì mẹ còn sốt, ớn lạnh. Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể dẫn tới sinh non, thậm chí sảy thai nên cần khám bác sĩ càng sớm càng tốt.
Cách giảm đau nhói bụng dưới khi mang thai 7 tháng
Khi bị đau nhói bụng dưới khi mang thai 7 tháng mẹ bầu nên nghỉ ngơi ngay, chờ đợi cơn đau qua đi. Hít thở và thư giãn để cơn đau qua nhanh hơn. Tuy nhiên, nghỉ ngơi không phải nằm một chỗ nhé. Mẹ nên vận động nhẹ nhàng, đi lại để máu huyết lưu thông tốt hơn.
Ngoài ra, thông thường mẹ cũng nên:
- Uống nhiều nước và chia thành nhiều lần trong ngày. Mẹ nên uống 2 đến 2,5l mỗi ngày.
- Bổ sung dinh dưỡng thai kỳ đầy đủ, giai đoạn này bé phát triển ngày một lớn nên nhu cầu dưỡng chất cũng rất cao. Hạn chế thực phẩm cay nóng đặc biệt là trong bữa tối.
- Khi đứng lên hoặc trở người thì nên dùng tay làm điểm tựa, tránh gây áp lực lên bụng.
Nhìn chung, mẹ bầu không nên quá lo lắng khi bị đau nhói bụng dưới khi mang thai 7 tháng. Đây không phải tình trạng nguy hiểm mà ngược lại khá phổ biến. Triệu chứng này chỉ nguy hiểm khi đi kèm các dấu hiệu bất thường khác.
Ngay khi thấy có dấu hiệu bất thường, dù chỉ thoáng qua, thì mẹ vẫn nên đến cơ sở y tế để khám hoặc tư vấn chính xác nhé. Tốt hơn hết là khám định kỳ đúng hẹn để sớm xử lý các nguy cơ cho sức khỏe mẹ và bé.