Tình trạng dọa sảy thai thường xuất hiện trong 3 tháng đầu mang thai. Dọa sảy thai ra máu bao lâu phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố. Mẹ cần đặc biệt chú ý các dấu hiệu sau để phát hiện và can thiệp sớm ngay khi có bất thường để mẹ và con đều khỏe mạnh nhé.
Dọa sảy thai ra máu bao lâu ?
Dọa sảy thai (threatened miscarriage) là hiện tượng khá phổ biến trong 20 tuần đầu của thai kỳ. Đây là hiện tượng mẹ bầu có các dấu hiệu như chảy máu âm đạo, đau bụng. Có hiện tượng tổn thương bánh nhau, bóc tách nhẹ nhưng nhìn chung thai nhi vẫn đang sống và phát triển trong tử cung.
Tình trạng này được xem là dấu hiệu cảnh báo sảy thai. Nếu không có sự theo dõi kỹ càng dọa sảy thai ra máu bao lâu, các dấu hiệu khác để kịp thời xử lý thì khả năng dẫn tới sảy thai thực sự sẽ tăng lớn.
Đa phần dọa sảy thai xuất hiện và kéo dài trong vài ngày sau khi thụ thai. Cũng có trường hợp không có triệu chứng động thai mà chỉ khi đi siêu âm khám định kỳ mới biết được.
Điều lo lắng của các mẹ bầu là dọa sảy thai ra máu bao lâu? Dọa sảy thai có giữ được thai không? Tuy nói dọa sảy thai là dấu hiệu cảnh báo sảy thai tự nhiên nhưng thực tế:
- Có đến 83% thai nhi vẫn phát triển khỏe mạnh và chào đời bình thường dù mẹ gặp dọa sảy thai
- Cứ 7 trường hợp bị dọa sảy thai thì mới có 1 trường hợp bị biến chứng nặng và dẫn đến sảy thai.
Do đó, chỉ cần có thể phát hiện sớm và điều trị đúng theo hướng dẫn của bác sĩ thì mẹ vẫn có thể có một thai kỳ khỏe mạnh, an toàn.
Nguyên nhân gây dọa sảy thai
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới hiện tượng dọa sảy thai, có thể kể tới một số nguyên nhân phổ biến sau:
- Bất thường nhiễm sắc thể từ bố, mẹ hoặc cả hai khiến thai nhi bị thừa hoặc thiếu nhiễm sắc thể.
- Do tình trạng mẹ và con bất đồng nhóm máu nên thai khó phát triển.
- Do chấn động mạnh va chạm vào bụng bầu
- Do xoa bóp bụng, núm vú gây kích thích co bóp tử cung, khiến nhau thai bị bong tróc dẫn tới dọa sảy thai, sảy thai tự nhiên.
- Do mẹ bầu bị mệt mỏi, căng thẳng, thường xuyên trong tình trạng stress cũng có khả năng dẫn tới thai phát triển kém, dọa sảy thai.
- Do trong tam cá nguyệt đầu tiên mẹ gặp các vấn đề sức khỏe như sốt cao, mất cân bằng nội tiết, suy tim, các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, tử cung tăng co bóp bất thường…
- Do mẹ ăn uống thiếu dinh dưỡng, thường xuyên phải lao động nặng, quá sức khiến thai nhi yếu.
- Niêm mạc tử cung quá mỏng do có tiền sử dùng nhiều thuốc tránh thai (nhất là thuốc tránh thai khẩn cấp), do nạo phá thai nhiều lần… do niêm mạc mỏng nên trứng đã được thụ tinh khó làm tổ chắc chắn, tăng nguy cơ dọa sảy thai.
- Do thai phụ trên 35 tuổi hoặc có tiền sử mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp, tuyến giáp… cũng có nguy cơ bị dọa sảy thai cao hơn.
Dấu hiệu cảnh báo dọa sảy thai
Dưới đây là các dấu hiệu cảnh báo dọa sảy thai. Khi gặp tình trạng này, đặc biệt là trong những tuần đầu thai kỳ thì nguy cơ dọa sảy thai là rất cao:
Đau bụng kéo dài
Dấu hiệu cảnh báo đầu tiên và cũng dễ dàng cảm nhận nhất. Mẹ sẽ thấy đau từng cơn, đau râm ran bụng dưới kèm theo cảm giác mỏi thắt lưng. Nếu các cơn đau kéo dài và không giảm cường độ, đau liên tục thì mẹ nên đi khám ngay. Dù không phải dọa sảy thai đi nữa thì đây vẫn là dấu hiệu bất thường phải lưu ý.
Ra máu
Một trong các biểu hiện thường thấy của dọa sảy thai là ra máu hoặc xuất hiện dịch màu hồng. Khác với máu báo thai, thời gian dọa sảy thai ra máu thường kéo dài hơn. Màu máu có thể biến đổi từ đỏ, hồng nhạt đến nâu, đỏ thẫm tùy tình trạng nặng hay nhẹ. Nếu mẹ thấy có máu đỏ thẫm sau 7-10 ngày rụng trứng hoặc máu có màu khác lạ so với các chu kì kinh nguyệt trước thì nên kiểm tra thăm khám.
Bên cạnh đó, trong tam cá nguyệt đầu tiên mà mẹ hay bị ra màu hay dịch hầu thì có thể đó là triệu chứng dọa sảy thai. Không phải lúc nào dọa sảy thai cũng sẽ ra máu nên mẹ cũng không nên chủ quan mà cần siêu âm định kỳ.
Sốt cao
Sốt cao trên 38 độ là dấu hiệu của dọa sảy thai. Chưa kể nếu mẹ sốt cao mà kèm đau khớp, phát ban thì có thể đã bị nhiễm trùng Cytomegalovirus, toxoplasma hoặc parvovirus – các nhiễm trùng có thể gây dị tật câm điếc bẩm sinh cho thai nhi.
Đau buốt khi đi tiểu
Đây không phải dấu hiệu dọa sảy thai nhưng việc đau buốt, tiểu ra máu… chứng tỏ mẹ đang gặp vấn đề bàng quang và tiết niệu. Nhiễm trùng đường tiết niệu có khả năng sẽ dẫn tới dọa sảy thai ở tam cá nguyệt đầu tiên.
Dọa sảy thai ra máu bao lâu thì đi khám?
Tất các các trường hợp dọa sảy thai nên đến cơ sở y tế khám và điều trị. Ra huyết âm đạo kéo dài trên 3 ngày nguy cơ sảy thai sẽ cao hơn nữa. Bên cạnh đó nên thực hiện một số phương pháp sau:
- Nghỉ ngơi nhiều hơn, đặc biệt là những ai có dấu hiệu dọa sảy thai.
- Ổn định tâm lý, tránh stress khi mang bầu.
- Kiêng các hoạt động mạnh, đặc biệt là hoạt động tác động trực tiếp đến bụng hoặc có nguy cơ va chạm cao.
- Kiêng quan hệ tình dục nếu có dấu hiệu dọa sảy thai.
- Cân bằng dinh dưỡng, mẹ cố gắng ăn uống đủ chất để đảm bảo dinh dưỡng cho mẹ lẫn con.
- Không xoa bụng, kích thích núm vú vì tử cung có thể co bóp và đẩy thai nhi ra ngoài.
Có thể thấy dù dọa sảy thai ra máu bao lâu thì mẹ cũng phải đi khám ngay để có chẩn đoán tốt nhất từ người có chuyên môn. Đặc biệt dù không có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào thì mẹ cũng đừng quên khám thai định kỳ nhé. Việc khám định kỳ giúp phát hiện sớm các nguy cơ và từ đó đưa ra phương pháp xử trí kịp thời.