Người bị suy thận nên ăn gì và không nên ăn gì đều phải tuân thủ thật khắc khe và nghiêm túc. Bởi lẽ, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất lớn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân. Nếu ăn uống đúng cách, người bệnh thận có thể giảm thiểu được lượng chất thải có trong máu.
Hãy cùng Tạp chí Mẹ và Con tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này qua bài viết sau đây nhé!
Hiểu rõ hơn về bệnh suy thận
Mỗi cấp độ của bệnh thận sẽ có những cảnh báo riêng về thực đơn khác nhau. Do đó nếu muốn biết người bị suy thận nên ăn gì, chúng ta cần biết được bệnh nhân đang ở cấp độ nào:
Suy thận cấp
Trong giai đoạn này, mức lọc cầu thận trong cơ thể bệnh nhân sẽ bị giảm nhanh đáng kể với thể tích nước tiểu <0,5ml/kg/giờ và kéo dài hơn 6 giờ. Trong đó, nồng độ creatinin huyết tương sẽ tăng thêm đến 0,5mg/dl (44µg/l) hoặc cũng có thể là hơn 50% so với mức giá trị bình thường của người không bị suy thận cấp (trên 130µg/l).
Điều này làm ảnh hưởng đến các chức năng của thận, làm ứ đọng các sản phẩm chuyển hóa từ nitơ, dẫn đến rối loạn cân bằng nước và điện giải, axit-bazờ.
Suy thận mạn
Khi loại bệnh thận này, việc tìm hiểu người bị suy thận nên ăn gì vô cùng quan trọng. Vì suy thận mạn được xem là một tổn thương không phục hồi của các đơn vị thận, bệnh sẽ làm cho chức năng thận bị suy yếu và mất dần, vĩnh viễn theo thời gian. Đây là một quá trình có diễn biến kéo dài âm ỉ, kéo thêm nhiều triệu chứng khác như sưng phù, mệt mỏi, chán ăn, tiểu nhiều lần…
Ở giai đoạn cuối, người bệnh cần phải hết sức chú ý đến sức khỏe của mình cũng như trong việc ăn uống, sinh hoạt vì các biến chứng có thể trở nặng và nguy kịch đến tính mạng.
Chế độ dinh dưỡng của người suy thận như thế nào?
Trước khi tìm hiểu người bị suy thận nên ăn gì, chúng ta cần hiểu được chế độ dinh dưỡng của người bệnh thận như thế nào. Vì món ăn nào dùng nhiều quá cũng không tốt cho sức khỏe, đặc biệt là những người có bệnh nền.
Nếu bạn hoặc người thân bạn là người bị suy thận, bạn hết sức lưu ý không nên xây dựng thực đơn quá nhiều thức ăn giàu canxi và đạm như nghêu, sò, tôm, cua… Bên cạnh đó, việc ăn mặn còn làm cơ thể bị giữ nước, tăng gánh nặng cho thận.
Người bệnh thận chỉ được ăn khoảng 2g muối/ngày, hạn chế tối đa lượng đạm tiêu thụ (tùy thuộc vào cấp độ suy thận). Người bệnh thận nên hạn chế dùng các loại đồ uống lợi tiểu như trà và cà phê để giảm áp lực lên thận.
Việc điều trị bệnh suy thận cũng được chia ra thành 2 hướng:
- Điều trị bảo tồn: Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý và kết hợp thêm dùng thuốc theo đơn của bác sĩ điều trị.
- Điều trị thay thế: Dùng đến các biện pháp lọc máu ngoài thận, ghép thận.
Còn tùy vào giai đoạn của suy thận và độ tuổi của bệnh nhân mà có những chế độ dinh dưỡng phù hợp. Bạn có thể tham khảo theo gợi ý sau đây:
Đối với giai đoạn suy thận cấp trước khi lọc thận
- Năng lượng: Bạn chỉ cần 35 calo/kg cân nặng/ngày hoặc ăn từ 1800 – 1900 calo/ngày. Lượng glucid chỉ nên từ 310 – 350g/ngày.
- Protein: Dựa trên 0,6g/kg cân nặng/ngày hoặc ăn khoảng 33g/ngày. Lưu ý, bạn chỉ nên ăn protein động vật/protein tổng số trên 60%.
- Về lipid: Cần đạt 20 – 25% tổng năng lượng/ngày hoặc từ 40-50g/ngày. Trong đó, bạn nên cân nhắc lượng acid béo chưa no cùng với nhiều nối đôi và acid béo no theo tỷ lệ 1:1:1.
- Đảm bảo cần cân bằng nước và điện giải suốt một ngày: Việc thực hiện chế độ ăn nhạt rất tốt cho người bệnh thận, điều này cũng tương đối lượng natri sẽ dưới 2000mg/ngày. Bạn nên hạn chế các thực phẩm chứa hàm lượng kali cao, chỉ nên dưới 1000mg/ngày. Hạn chế luôn cả các thực phẩm chứa phosphat (chỉ cần khoảng 600mg/ngày).
- Lượng nước trong ngày nên tuân theo chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên lượng nước trong ngày thường được tính như sau: V nước = V nước tiểu + V dịch mất bất thường (do sốt, tiêu chảy, buồn nôn…) + 300 – 500ml (tùy theo từng mùa).
- Luôn phải cung cấp đầy đủ các vitamin cùng khoáng chất cho cơ thể.
Suy thận giai đoạn 1 và 2 – Người bị suy thận ăn gì?
- Năng lượng: 35 calo/kg cân nặng mỗi ngày hoặc 1800 – 1900 calo/ngày. Lượng glucid bạn cần cho mỗi ngày chỉ khoảng 313 – 336g/ngày.
- Protein: Dựa theo mỗi một kg cân nặng sẽ cần 0,6 – 0,8gam hoặc dưới 40-44g/ngày. Tỷ lệ protein động vật/protein tổng số ≥ 60%.
- Lipid: Khoảng 20-25% tổng năng lượng mỗi ngày hoặc ở mức 40-50g/ngày. Trong đó, lượng acid béo chưa no 1 nối đôi sẽ chiếm 1/3, nhiều nối đôi 1/3 và acid béo no cũng chiếm 1/3 trên tổng số lượng lipid.
- Bên cạnh đó, bạn cũng cần đảm bảo phải cân bằng nước và điện giải. Lượng natri cần phải dưới 2000mg/ngày. Đồng thời bạn cũng phải hạn chế kali trong khẩu phần khi kali máu đang trên 6mmol/L (lượng kali tầm khoảng 2000-3000mg/ngày). Bạn cũng nên hạn chế tiêu thụ các thực phẩm chứa nhiều kali, phosphat (chỉ nên dưới 1200mg/ngày).
- Về lượng nước mỗi ngày bạn cần nạp theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị một cách nghiêm ngặt.
- Lưu ý luôn phải cung cấp cho cơ thể đầy đủ vitamin và các khoáng chất.
Người bị suy thận nên ăn gì?
Lòng trắng trứng
Lòng trắng trứng được xem là một lựa chọn tuyệt vời khi hỏi người bị suy thận nên ăn gì, vì món ăn này rất thích hợp với những người phải trải qua quá trình chạy thận nhân tạo. Lúc này cơ thể bệnh nhân có nhu cầu nạp protein cao nhưng hạn chế phospho (lòng đỏ dù tốt nhưng có lượng phospho cao).
Trong 2 lòng trắng trứng lớn được nấu chín (66g) sẽ chứa khoảng:
- 110mg lượng natri
- 108mg hàm lượng kali
- 10mg phospho.
Cá chẽm
Trong cá chẽm chứa hàm lượng omega-3 dồi dào giúp giảm viêm, ngăn ngừa bệnh trầm cảm, căng thẳng lo âu. Tuy nhiên, bạn cũng chỉ nên dùng khoảng 1 lượng nhỏ cá chẽm vì trong cá chứa lượng phospho không tốt cho thận. Trung bình trong khoảng 85g cá chẽm đã được nấu chín sẽ có khoảng:
- 74mg lượng natri
- 278mg kali
- 211mg lượng phospho.
Bắp cải
Người bị suy thận nên ăn gì đừng bỏ qua gợi ý bắp cải nhé! Bắp cải thuộc họ rau cải, chứa các vitamin K, C, B, dưỡng chất và những hợp chất thực vật mạnh mẽ. Không những thế, bắp cải cũng cung cấp lượng chất xơ không hòa tan rất tốt cho hệ tiêu hóa, thúc đẩy chuyển động ruột tốt hơn.
Đặc biệt, lượng kali, phospho cũng như naitri trong bắp cải cũng rất thấp. Trong 70g bắp cải sẽ có khoảng:
- 13mg Natri
- 119mg lượng Kali
- Và 18mg phospho.
Gà bỏ da rất tốt cho thận
Gà bỏ da cũng là một gợi ý rất hay cho thắc mắc người bị suy thận nên ăn gì. Ức gà không có da chứa lượng phospho, kali và natri thấp hơn so với các bộ phận khác trên gà. Khi mua gà, hãy lựa chọn phần ức gà tươi, chưa qua chế biến.
Trong 80g ức gà không chứa da sẽ có khoảng:
- 63mg Natri
- 216mg lượng Kali
- Và 190mg phospho.
Ớt chuông
Nếu không biết người bị suy thận nên ăn gì, ớt chuông cũng là một gợi ý rất phù hợp lúc này. Ớt chuông chứa một lượng chất dinh dưỡng dồi dào cùng lượng kali rất thấp so với các loại rau củ khác. Những quả ớt chuông có màu rực rỡ chứa hàm lượng vitamin A và C hỗ trợ hệ miễn dịch và chống oxy hóa hữu hiệu. Trong khoảng 74g ớt chuông sẽ chứa:
- 3mg Natri
- 156mg Kali
- Cùng với 19mg phospho.
Để tốt hơn cho sức khỏe của người suy thận, bạn nên nhờ bác sĩ điều trị hướng dẫn thực đơn ăn uống chi tiết hơn. Điều này sẽ giúp người bệnh yên tâm ăn uống và cũng đảm bảo phù hợp cho sức khỏe của mình đấy!