Mang thai lần 2, mẹ sẽ có những thay đổi rõ rệt so với khi mang thai lần đầu cả về thể chất lẫn tinh thần. Để biết được sự khác biệt đó là gì, mẹ hãy đọc bài viết sau của Tạp chí Mẹ và Con nhé.
Tổng hợp các dấu hiệu khi mẹ mang thai lần 2
Tuy đã có kinh nghiệm sau khi mang thai lần đầu tiên, thế nhưng vẫn có một số dấu hiệu mẹ nên biết sớm và tuyệt đối không được chủ quan khi mang thai lần 2.
Sự thay đổi của ngực
Khi mang thai lần 2, cảm giác ngực căng và nặng nề sẽ không còn rõ rệt như lần mang thai đầu tiên. Nguyên nhân gây nên tình trạng này là do mẹ đã trải qua thời gian cho con bú nên ngực không có nhiều sự thay đổi cho lần mang thai thứ 2.
Cơ thể mệt mỏi
Vào giai đoạn mang thai lần 2, cơ thể mẹ sẽ cảm thấy mệt mỏi nhiều hơn so với lần đầu tiên. Đặc biệt, nếu mẹ vừa phải chăm sóc con nhỏ vừa phải đối mặt với những sự thay đổi khác lạ trong cơ thể. Những lúc này, mẹ nên nhờ sự trợ giúp của chồng hoặc người thân trong gia đình để giảm tải áp lực đè nén lên cơ thể của mình.
Bụng to hơn
Một trong các sự thay đổi dễ nhận biết nhất khi mang thai tập 2 đó là bụng to hơn. Lý do là cơ bụng của mẹ đã bị căng giãn ở lần mang thai trước đó. Đồng thời, cổ tử cung đã không còn săn chắc để nâng đỡ thai nhi tốt như lần đầu tiên, vậy nên mẹ sẽ cảm thấy bụng có dấu hiệu to và chùng xuống hơn.
Thời gian chuyển dạ, sinh nở ngắn hơn
Thực tế, thời gian chuyển dạ và sinh nở lần 2 sẽ ngắn hơn so với lần đầu. Nếu thời gian chuyển dạ trung bình lần đầu mang thai là 8 giờ thì lần 2 chỉ còn 5 giờ. Và thời gian sinh nở trong lần 2 có thể dưới 2 giờ trong khi lần đầu sẽ kéo dài khoảng 3-4 giờ.
Thai nhi đạp sớm hơn
Khi mang thai lần đầu tiên, bạn sẽ cảm nhận được thai nhi cử động vào khoảng tuần thứ 19 hoặc 20 của thai kỳ. Tuy nhiên, mang thai lần 2 thì con sẽ đạp sớm hơn, thông thường rơi vào khoảng tuần thứ 16 hoặc 17 của thai kỳ.
Đi vệ sinh nhiều hơn
Việc xuất hiện các cơn co thắt ở vùng chậu trong khi mang thai tập 2 là điều rất dễ thấy. Tình trạng này diễn ra do sự thay đổi về nội tiết, cơ đã không còn đàn hồi như trước đây. Điều này khiến áp lực của vùng chậu gia tăng và xuất hiện nhiều cơn co thắt, vì vậy mẹ sẽ đi vệ sinh nhiều hơn.
Biểu hiện thay đổi tâm trạng
Do đã trải qua kỳ sinh nở đầu tiên, cho nên tâm trạng của mẹ sẽ ổn định hơn trong lần mang thai thứ 2. Mẹ đã bớt nhạy cảm và biết cách cân bằng cảm xúc của chính mình. Tuy nhiên, mang thai là một quá trình mệt mỏi, để giải tỏa áp lực tâm lý mẹ nên thường xuyên chia sẻ tâm tư tình cảm với chồng, người thân, bạn thân để được giúp đỡ, an ủi.
Đau khớp, đau lưng
Relaxin là hormon được sản xuất bởi buồng trứng và nhau thai, tác dụng của hormon này là làm giãn các dây chằng ở xương chậu, nới lỏng khớp, làm mềm và làm rộng tử cung trước khi chuyển da. Với các mẹ mang thai lần 2, hormone relaxin có thể được tiết ra sớm hơn, tạo nên các cơn đau khớp, đau lưng khi mang thai mặc dù chưa đến ngày dự sinh.
Một số điều mẹ cần chuẩn bị khi mang thai lần 2
Khi mang thai lần 2, mẹ tuyệt đối không được chủ quan vì đã có kinh nghiệm từ lần trước đó, mà nên chuẩn bị đầy đủ cả sức khỏe lẫn tâm lý để có một thai kỳ khỏe mạnh.
Tiêm phòng đầy đủ
Không ít mẹ bầu có suy nghĩ chủ quan rằng, bản thân đã tiêm phòng trước khi mang thai lần 1 thì không nhất thiết phải tiêm khi mang thai lần 2. Tuy nhiên, đây là quan niệm cực kỳ sai lầm, tiêm phòng tập 2 khác với tiêm phòng tập 1. Vậy nên, mẹ cần liên hệ sớm với dịch vụ tiêm chủng để được bác sĩ tư vấn tường tận.
Bổ sung dinh dưỡng hợp lý
Xây dựng chế độ dinh dưỡng trước và trong khi mang thai tập 2 là điều vô cùng quan trọng và tạo tiền đề cho một thai kỳ khỏe mạnh. Tốt nhất, mẹ nên bổ sung dinh dưỡng hợp lý, ăn uống đầy đủ các thực phẩm tốt cho cơ thể và sự phát triển của trẻ nhỏ.
Cụ thể, mẹ nên bổ sung nhiều rau xanh, chất béo có lợi, chất đạm… Một số chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, mẹ nên thay thế protein từ thịt bằng protein thực vật từ đậu hà lan, đậu nành. Đồng thời, cung cấp chế độ dinh dưỡng hợp lý là cách giúp cơ thể không có cảm giác mệt mỏi, uể oải trong quá trình mang thai.
Vận động thể thao phù hợp
Để việc sinh nở diễn ra dễ dàng và đảm bảo sức khỏe cho cơ thể, chị em nên có chế độ vận động thể thao phù hợp bằng việc tập yoga cho bà bầu, đi bộ nhẹ nhàng… Bên cạnh đó, vận động hợp lý trong thời gian thai kỳ còn giúp mẹ tránh được tình trạng béo phì, lấy lại được vóc dáng thon gọn sau khi sinh.
Bổ sung thuốc cho bà bầu theo sự tư vấn của bác sĩ
Đây là một số dưỡng chất cần thiết mẹ nên bổ sung trong giai đoạn thai kỳ:
- Sắt và acid folic: Không ít thai phụ có tình trạng thiếu máu, thiếu sắt trong 3 tháng giữa, 3 tháng cuối thai kỳ. Đặc biệt với các mẹ mang bầu lần 2 thì nguy cơ bị thiếu máu và thiếu sắt càng cao. Acid folic giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh cho nên mẹ cần sử dụng, hàm lượng acid folic là 400g và sắt là 60mg
- Canxi và vitamin D: Cung cấp khoáng chất và yếu tố vi lượng từ thức ăn là không đủ, vậy nên, bổ sung từ đường uống là điều hợp lý. Theo khuyến cáo của viện dinh dưỡng quốc gia, lượng canxi mỗi ngày là 1000mg và nên dùng phối hợp với vitamin D để tăng khả năng hấp thụ của canxi.
Tuy nhiên, các mẹ không nên tự ý sử dụng thuốc để tránh những ảnh hưởng không tốt đến chính bản thân và bé yêu trong bụng. Mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc hay thực phẩm chức năng nào.
Khi đã nắm rõ các kiến thức mang thai lần 2, mẹ sẽ chuẩn bị tinh thần tốt nhất để đón chào thiên thần nhỏ. Quan trọng nhất mẹ nên trang bị một sức khỏe thật tốt, một tinh thần lạc quan và nên lên kế hoạch chỉn chu cho lần mang thai này.