Trong 9 tháng thai kỳ, ốm nghén là điều mà phần lớn các mẹ bầu đều phải trải qua. Tùy vào thể trạng mà mức độ ốm nghén của mỗi người là khác nhau. Nhưng tựu chung lại đều mang đến cho phụ nữ mang thai cảm giác vô cùng mệt mỏi.
Vậy câu hỏi đặt ra lúc này là, làm thế nào để biết dấu hiệu sắp hết nghén là gì? Làm thế nào để quá trình ốm nghén không còn trở nên đáng sợ? Hãy cùng Mẹ và Con tham khảo những thông tin hữu ích từ bài viết bên dưới nhé!
Thời điểm ốm nghén “đỉnh điểm” của mẹ bầu là khi nào?
Theo các chuyên gia sản phụ khoa, mỗi phụ nữ khi mang thai sẽ có cảm giác và quá trình ốm nghén khác nhau. Thông thường, thời gian ốm nghén sẽ rơi vào khoảng tuần thai thứ 6 đến tuần thai thứ 18 của thai kỳ. Đây cũng được xem là thời điểm mà các cơ quan của thai nhi bắt đầu ghi nhận sự phát triển rõ rệt.
Trên thực tế, phần lớn các mẹ bầu có dấu hiệu ốm nghén nặng nhất trong khoảng thời gian từ tuần thứ 9 và tuần thứ 10 của thai kỳ. Các bác sĩ phân tích, đây được xem là thời điểm mà nồng độ hormone HCG trong cơ thể người phụ nữ gia tăng cao nhất.
Hormone này sau đó sẽ có xu hướng giảm dần (có thể giảm khoảng 50% so với giai đoạn đỉnh điểm) vào tuần thai thứ 11 đến tuần thai thứ 15.
Ốm nghén là biểu hiện thường gặp của mọi bà mẹ khi mang thai, mặc dù gây ra rất nhiều phiền toái, khiến cơ thể trở nên nhạy cảm và mệt mỏi hơn so với bình thường, nhưng theo các bác sĩ, tình trạng này không quá nguy hiểm và khuyên các mẹ bầu đừng nên quá căng thẳng, cũng cũng như bận tâm nhiều về vấn đề tìm hiểu dấu hiệu sắp hết nghén là gì?
Thậm chí, rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc ốm nghén chính là cách giúp cơ thể người phụ nữ bảo vệ em bé trong bụng khỏi các nguy cơ mắc bệnh do thực phẩm, cũng như các loại hóa chất không phù hợp khác có trong thực phẩm gây ra.
Dấu hiệu sắp hết nghén sẽ xuất hiện vào tuần thai thứ mấy?
Theo thống kê từ các nghiên cứu về sản phụ khoa, có khoảng 80% đến 90% mẹ bầu xuất hiện các cơn ốm nghén khó chịu lần đầu tiên vào tuần thai thứ 6. Bên cạnh đó, có một số trường hợp phụ nữ mang thai có dấu hiệu ốm nghén trước khi mất kinh nguyệt.
Tuy vậy, phần lớn mẹ bầu sẽ bắt đầu cảm thấy buồn nôn vào khoảng một tuần rưỡi sau chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng.
Cũng theo các chuyên gia, dấu hiệu sắp hết nghén sẽ xuất hiện vào tháng thứ 3 hoặc thứ 4 của thai kỳ. Khi này, mức độ của các cơn ốm nghén sẽ trở nên giảm dần và thậm chí biến mất. Cho đến khi các mẹ bầu chính thức bước vào tuần thai thứ 14 của thai kỳ, phần lớn sẽ không còn cảm thấy bất kỳ cảm giác ốm nghén khó chịu nào.
Nhưng đối với một số trường hợp ngoại lệ, cơn ốm nghén có thể “đeo bám” mẹ bầu trong suốt cả quá trình mang thai mà không xuất hiện bất kỳ dấu hiệu sắp hết nghén nào. Tuy nhiên, theo thống kê, những trường hợp này thường không phổ biến và khá hiếm gặp.
Nhưng nếu không may rơi vào trường hợp hiếm đó, mẹ bầu cần ngay lập tức đến bệnh viện để được các bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn cách chăm sóc sức khỏe phù hợp với tình trạng và thể trạng của chính mình.
Từ đó cải thiện sức khỏe, và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực mà các cơn ốm nghén dai dẳng có thể gây ra đối với sức khỏe thai nhi.
Tóm lại, để giải đáp cho câu hỏi dấu hiệu sắp hết nghén sẽ xuất hiện vào giai đoạn nào của thai kỳ, các chuyên gia cho biết phần lớn các trường hợp, cảm giác ốm nghén nghén sẽ giảm dần vào tam cá nguyệt thứ hai (cụ thể là tuần thai thứ 14). Tuy vậy, thời gian kết thúc hẳn tình trạng ốm nghén ở mỗi phụ nữ có thể sẽ không giống nhau.
Cần lưu ý gì về dấu hiệu sắp hết nghén ?
Sau khi mẹ bầu trải qua các cơn nghén nặng nhất (vào khoảng tuần thai thứ 8 đến tuần thai thứ 11) tình trạng ốm nghén bắt đầu giảm dần. Tuy nhiên, theo thống kê có khoảng 10% mẹ bầu sẽ có nguy cơ bị nghén nặng hơn sau tuần thai thứ 9.
Sau thời gian này, nếu mẹ bầu vẫn còn phải “chật vật” với những cơn ốm nghén, dù ở mức độ nặng hay nhẹ, các bác sĩ khuyên mẹ bầu không nên cố chịu đựng.
Bởi điều này có thể sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của không chỉ phụ nữ mang thai, mà còn tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát triển và an toàn của em bé trong bụng mẹ.
Lúc này, khi cơ thể mẹ bầu liên tục trải qua quá nhiều cơn ốm nghén khó chịu, thai nhi thậm chí sẽ rất dễ bị suy trường diễn do không nhận được đủ năng lượng cần thiết từ cơ thể của người mẹ.
Điều này dẫn đến em bé có nguy cơ chậm phát triển về cả thể lực lẫn tinh thần trong tương lai. Do đó, mẹ bầu nếu rơi vào trường hợp này cần ngay lập tực báo cho bác sĩ sản khoa biết để được hỗ trợ đúng lúc và đúng cách.
Xem thêm: Mẹ bầu ốm nghén ảnh hưởng thế nào đến thai nhi
Bên cạnh các loại thuốc kìm hãm cơn ốm nghén được bác sĩ chuyên khoa kê toa chỉ định, các mẹ bầu cũng nên sử dụng thêm các loại thảo dược, hoặc các sản phẩm tinh dầu, thực phẩm có mùi giúp cơ thể cảm thấy dễ chịu hơn như: mùi gừng, tinh dầu sả, kẹo gừng, trà gừng.
Bên cạnh đó, trong giai đoạn ốm nghén, mẹ bầu cũng nên chú ý bổ sung các loại vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể, đồng thời phải luôn cung cấp đủ lượng nước để tạo sức đề kháng tốt nhất bảo vệ em bé.
Ngoài ra, trong giai đoạn này, mẹ bầu ốm nghén cần một chế độ nghỉ dưỡng như thế nào cho khoa học, hạn chế tối đa những vấn đề khiến đầu óc và cơ thể cảm thấy căng thẳng, lo lắng. Hạn chế việc lao động mạnh. Theo các bác sĩ, một tinh thần tốt, một thể trạng khỏe mạnh sẽ sẽ giúp người sản phụ thoải mái và dịu đi cảm giác khó chịu của ốm nghén.
Cuối cùng, ở giai đoạn ốm nghén, mẹ bầu cũng nên áp dụng một số liệu pháp vật lý bên ngoài như massage, bấm huyệt, châm cứu giúp cơ thể được thư giãn cơ tuyệt đối… Tất cả những điều này cũng đang từng bước chứng minh tính hiệu quả trong điều trị ốm nghén khi mang thai.
Xem thêm: 10 bài thuốc dân gian đuổi ốm nghén cho mẹ bầu
Ốm nghén là một biểu hiện khá phổ biến ở các phụ nữ mang thai. Mẹ và Con hy vọng rằng, với những chia sẻ này, mẹ bầu sẽ biết được dấu hiệu sắp hết nghén sẽ xuất hiện vào giai đoạn nào của thai kỳ để chủ động bảo vệ cơ thể cũng như sức khỏe em bé.