Mẹ&Con - Khi mang thai cơ thể mẹ bầu có nhiều sự thay đổi, xáo trộn. Lượng estrogen cao tạo ra acid trong dạ dày kết hợp với lượng trong đường máu thấp là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nôn mửa. 10 cách “đuổi” ốm nghén khó chịu khi mang thai Lợi ích bất ngờ của ốm nghén với sức khỏe bào thai Những ngộ nhận về chuyện ốm nghén khi mang thai

Nước mía + gừng tươi

Gừng tươi có tác dụng trị nghén rất hiệu quả, bên cạnh việc ngậm gừng để giảm nghén, bầu có thể uống nước mía hòa với ít gừng tươi sẽ có tác dụng chống nôn mửa, miệng đắng, khát và khô rất tốt.

Cách làm:

– 100ml nước mía

– 10g gừng tươi

– Gừng mua về rửa sạch, giã nát lấy nước. Cho vài giọt nước gừng tươi vào ly nước mía khuấy đều rồi uống. Sử dụng 2 – 3 lần mỗi ngày sẽ có hiệu quả.

Lưu ý: Nước mía có lượng đường cao vì thế mẹ bầu không nên uống quá nhiều, nếu bị tiểu đường thai kỳ, phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước trước khi uống với số lượng nhiều.

Trà gừng + vỏ quýt

Mùi thơm dễ chịu của trà gừng và vỏ quýt sẽ giúp mẹ bầu giảm buồn nôn khó chịu. Đây là cách được nhiều người áp dụng và cho hiệu quả rất tốt. Hơn nữa, các nguyên liệu cũng dễ kiếm và dễ làm.

tra-gung-vo-quytMùi thơm của trà gừng và vỏ quýt sẽ giúp mẹ bầu giảm các cơn buồn nôn khó chịu (Ảnh minh họa).

Cách làm:

– Lấy 2 miếng vỏ quýt tươi rửa sạch, dùng dao cạo lớp màng bên trong, thái thành sợi nhỏ

– Gừng non 3 lát rửa sạch, thái nhỏ

– Sau đó, đem gừng sợi đun với hai chén nước, để lửa lớn. Khi nước đã sôi thì vặn nhỏ lửa, đun khoảng 5 phút rồi cho vỏ quýt vào, đun thêm 20 phút rồi tắt bếp. Uống khi còn nóng.

Lưu ý: Do gừng tính nóng, nên bầu không được uống quá nhiều để tránh hiện tượng táo bón nhé.

Các diếc + sa nhân + gừng tươi

Theo y học cổ truyền, món cá diếc, sa nhân và gừng tươi có tác dụng hòa trung, an vị, giáng nghịch, chỉ nôn dùng cho mẹ bầu bị nghén nặng ở 3 tháng đầu của thai kỳ.

Cách làm:

– 1 con cá diếc, đánh vảy bỏ ruột và mang, rửa sạch

– Sa nhân 3g, gừng tươi, hành và gia vị

– Cho sa nhân nhồi vào trong bụng cá, đun nhừ, bỏ thêm gia vị cho vừa ăn

Món ăn này còn có tác dụng cải thiện tinh thần mệt mỏi, tay chân rã rời, bị phù nhẹ hai chân.

Hoài sơn + thịt lợn nạc + gừng tươi

gung-tuoi

Gừng là vị thuốc quý giúp mẹ bầu trị ốm nghén hiệu quả (Ảnh minh họa)

Cách làm:

– Hoài sơn 100g, gừng tươi 5g, thịt lợn nạc 50g

– Hoài sơn và thịt lợn nạc thái miếng, gừng đập dập, tất cả đem hầm nhừ, thêm gia vị cho vừa ăn, ăn nóng.

Món ăn này rất tốt cho thai phụ bị nôn mửa, mệt mỏi, chán ăn, bị tiêu chảy.

Phật thủ + gừng tươi + đường cát

Cách làm:

– Phật thủ 10g, gừng tươi 2 lát, đường cát

– Cho quả phật thủ, gừng tươi và ít đường vào hãm nước sôi trong 20 phút, uống hàng ngày thay cho nước.

Bài thuốc dùng cho mẹ bầu bị nôn mửa, khó chịu, ngực tức, bụng khó chịu, tinh thần căng thẳng, mệt mỏi.

Lá tía tô + vỏ quýt + gừng tươi

la-tia-toNước lá tía tô giúp mẹ bầu tiêu đờm trị ốm nghén (Ảnh minh họa)

Cách làm:

– Lá tía tô 20g, vỏ quýt 6g, gừng tươi 3 lát

– Đem nấu uống ngày một thang, chia làm 2 – 3 lần uống trong ngày.

Lá tía tô có công dụng tiêu đờm, trị ốm nghén cho mẹ bầu hiệu quả.

Nho khô + rễ gai

Nho có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ huyết, khỏe gân xương, lợi tiểu tiện, nhuận tràng, tiêu hóa tốt. Đặc biệt rất thích hợp cho mẹ bầu bị ốm nghén.

Cách làm:

– Nho khô 30g, rễ gai 10g

– Đem sắc lên rồi uống ngày 2 lần, uống liền trong 3 ngày sẽ có hiệu quả.

Lá cỏ cà ri + nước cốt chanh + mật ong

la-co-cariLá cỏ cà ri (Ảnh minh họa)

Cách làm:

– 20 – 25 lá cỏ cà ri, 2 thìa nước cốt chanh, 1 thìa mật ong

– Lá cỏ cà ri ép lấy nước rồi cho thêm nước cốt chanh và mật ong vào trộn đều. Uống từ 3 – 4 ngày/lần.

Trứng gà + giấm

Cách làm:

– 1 quả trứng gà, 30g đường trắng, 60ml giấm

– Đun giấm cho sôi, sau đó cho đường vào khuấy tan đều. Đập trứng gà vào đun cho đến khi trứng chín tới. Đổ ra bát ăn ngày 2 lần.

Món trứng gà giấm không những giúp mẹ bầu trị ốm nghén mà còn cải thiện dinh dưỡng cho cơ thể, nâng cao sức đề kháng, giảm béo và rạn da.

Gừng tươi + ô mai mơ 

o-mai-mo

Nước ô mai mơ với gừng dùng bôi lưỡi chống nôn rất tốt cho mẹ bầu (Ảnh minh họa)

Cách làm:

– Gừng tươi 30g, ô mai mơ 10g

– Đem nấu gừng tươi và ô mai mơ với nhau, sau đó lấy nước bôi lưỡi ngày 3 lần sẽ có hiệu quả.

Tags:

Bài viết liên quan