Mẹ và Con - Khi anh em đánh nhau thì bố mẹ nên xử trí như thế nào cho khéo léo? Hãy cùng tham khảo những chia sẻ trong bài viết dưới đây nhé!

Khi trong gia đình có từ 2 đứa trẻ trở lên, nhất là xấp xỉ tuổi với nhau thì việc tranh chấp, cãi vã và đánh nhau là khó tránh khỏi. Bởi trẻ nhỏ hầu như xử lý vấn đề bằng cảm tính nên cần người lớn ở bên kiên nhẫn chỉ dạy. Những lúc tranh chấp, thậm chí là anh em đánh nhau, vai trò của bố mẹ rất quan trọng bởi cách xử lý của người lớn có thể ảnh hưởng tới tâm lý, cách ứng xử của trẻ nhỏ trong những tình huống tương tự. 

Căn nguyên của việc anh em đánh nhau là gì?

Để quyết định hướng giải quyết hợp lý thì trước tiên cần phải xác định nguyên nhân và căn nguyên của vấn đề. Trẻ nhỏ không có mối quan hệ phức tạp như người lớn nên hầu như lý do của việc anh em đánh nhau chỉ xoay quanh tính cách, việc chia sẻ hay muốn được quan tâm từ bố mẹ. Nhưng trẻ nhỏ không tự nhiên mà có thể giải quyết cãi vã như người lớn được nên cần bố mẹ giúp gọi tên cảm xúc, nguyên nhân và xử lý hợp lý nhất. 

Các con muốn được chú ý

Bố mẹ càng bận rộn, càng quan tâm con ít đi nên nhu cầu được chú ý của bé cũng lớn hơn. Thêm nữa, khi nhà có thêm thành viên mới, bé sẽ càng khó có thể chấp nhận việc mất đi vị trí trung tâm trong lòng bố mẹ. Khi chứng kiến bố mẹ quan tâm, lo lắng nhiều hơn cho bé bệnh hoặc cần chăm sóc đặc biệt thì chắc chắn bé còn lại sẽ cảm giác mình bị “ra rìa”. Từ đó, sinh ra những hành xử không lễ phép, thậm chí là anh em đánh nhau để có được sự chú ý của bố mẹ. 

Trẻ cảm thấy khó chia sẻ với anh/chị/em của mình

Phần lớn các anh em đánh nhau đều là do việc phân chia đồ chơi của bé. Bởi đối với từng đứa trẻ, việc từ bỏ hoặc phải chia sẻ món đồ chơi yêu thích của mình là một điều gì đó thật khó khăn. 

Nguyên nahan anh em đánh nhau là gì?
Nguyên nahan anh em đánh nhau là gì?

Chúng có cá tính khác nhau

Mọi đứa trẻ đều khác nhau về tính cách. Không hiếm gia đình có 1 bé rất bướng bỉnh nhưng bé còn lại sống khép kín, nhút nhát hơn. Sự khác biệt về tính cách khiến các con có sự bất đồng, từ đó dẫn tới anh em đánh nhau cũng là chuyện dễ hiểu. Không chỉ vậy, khác nhau về độ tuổi và giới tính cũng dẫn đến xung đột giữa các con.

Sự công bằng

Cảm giác không công bằng và sự ghen tị có thể dẫn tới những cuộc xung đột, anh em đánh nhau. Đứa nhỏ hơn có thể phàn nàn tại sao chị gái có thể đi chơi mà nó phải ở nhà, trong khi đứa lớn hơn thì lại than thở về chuyện phải chăm sóc em mà không được ra ngoài chơi với bạn. 

Anh em đánh nhau bố mẹ nên xử trí như thế nào?

Ban đầu, nếu chỉ đơn thuần là phân tranh, cãi vã thì nên để các con tự giải quyết còn bố mẹ đứng bên quan sát quá trình. Xen ngang sẽ không dạy được chúng cách xử lý xung đột mà còn khiến chúng nghĩ bạn đang thiên vị, đặc biệt khi bạn luôn phạt một đứa. 

Tuy nhiên, khi chúng bắt đầu có những cự cãi kích liệt hơn và có dấu hiệu anh em đánh nhau thì cần sự can thiệp của người lớn, cụ thể như sau:

Tách các bé ra

Nếu có dấu hiệu không kiềm chế được cơn giận, sử dụng bạo lực hoặc anh em đánh nhau thì bố mẹ cần nhanh chóng tách các con ra mỗi bé một không gian riêng. Điều này sẽ giúp cho con dần tự bình tĩnh lại.

Tuyệt đối không được chấn tĩnh con bằng cách la mắng, yêu cầu con dừng la hét hay ngừng khóc bằng cách quát to. Thay vào đó, hãy cứ để con ở yên đó, tự mình chấn tĩnh lại nhé! 

Anh em đánh nhau bố mẹ nên xử trí như thế nào

Dạy cách đàm phán và thỏa hiệp

Giải quyết tranh chấp một cách thỏa đáng cũng giúp các con bớt gây gổ lẫn nhau, kể cả khi vắng người lớn ở nhà. Đầu tiên, cần chờ bé bình tĩnh lại rồi mới bắt đầu nói chuyện. Mỗi bé sẽ được người lớn cho một cơ hội để nói về vấn đề của mình. Sau đó, bố mẹ cần làm xác định lại rõ ràng vấn đề và hỏi các bé có cách nào giải quyết thỏa đáng cho cả hai không. Nếu các bé không chịu nhún nhường thì bố mẹ cần đưa ra cách giải quyết của mình.

Ví dụ, khi hai anh em đánh nhau vì tranh đồ chơi. Bố mẹ có thể đưa ra cách giải quyết là lên lịch để mỗi đứa có khoảng thời gian chơi tương tự như nhau. 

Xem thêm:

Đặt ra luật lệ

Những luật lệ như là không đánh nhau, không làm hư đồ của nhau… sẽ được đặt ra để tránh tình trạng anh em đánh nhau. Tất nhiên, thực tế thì xung đột vẫn sẽ xảy ra.

Những luật lệ được tạo ra chỉ là hạn chế cũng như có hình phạt cho những lỗi sai. Bạn có thể tạo cơ hội cho bé tự đặt ra những luật lệ và cách thực thi luật. Chẳng hạn như không ăn vặt một ngày nếu anh em đánh nhau…

Việc tự mình đặt ra quy tắc và hình phạt sẽ khiến bé cảm thấy bản thân có khả năng kiểm soát cuộc sống riêng. Khi bé đã làm theo những quy tắc đó, bạn có thể dành một lời khen để cho con nỗ lực hơn.

Đừng thiên vị

Đừng bao giờ so sánh những đứa trẻ với nhau, dù cho đó là anh em trong một nhà. Vì điều này có thể khiến bé cảm thấy bực bội và mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái trở nên xa cách. Cũng có những trường hợp vì bị thiên vị quá đáng mà trẻ thường xuyên giải quyết mọi việc bằng xung đột, anh em đánh nhau để có được sự chú ý từ người lớn. 

làm gì khi anh em đánh nhau

Để con hiểu về niềm vui khi làm việc dù lớn hay nhỏ

Khi phân công công việc, thông thường sẽ tùy vào sức của con, bé lớn làm việc tuổi lớn, còn bé nhỏ thì làm việc nhỏ. Thực tế, nhiều bé cũng thường ghen tị và hỏi rằng “Tại sao con phải làm việc này mà em chỉ phải làm thế kia?”. Câu trả lời nhận được nhiều nhất là “Vì con lớn hơn em” và sau đó là màn “dọa nạt”, ép làm. Thay vì thế, bố mẹ nên cùng các con làm những việc này để bé cảm nhận được dù việc lớn hay việc nhỏ thì đều rất vui. 

Cho bé quyền được sở hữu

Cũng giống như người lớn, trẻ nhỏ cũng có những món đồ yêu thích, muốn được sở hữu của riêng mình và không chia sẻ cho bất kỳ ai. Với những món đồ như vậy, bố mẹ tuyệt đối không được bắt con phải chia sẻ cùng anh/em hay bạn bè. Thay vào đó, hãy chỉ con cách phân chia những món đồ có thể chia sẻ và không thể chia sẻ. Với những món có thể chia sẻ, hãy mang ra để chơi cùng mọi người. Còn những món quan trọng thì cất giữ cẩn thận và chơi một mình thôi. 

gắn kết tình cảm anh em với nhau

Duy trì những cuộc họp gia đình

Sau một ngày hoặc một tuần, gia đình có thể ngồi lại để chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ hay những vấn đề gặp phải. Điều này sẽ giúp các thành viên loại bớt những rắc rối mình đang gặp phải, hiểu nhau hơn và tránh việc anh em đánh nhau khi bố mẹ vắng nhà. 

Chú ý tới mỗi đứa theo một cách riêng

Trẻ thiếu sự quan tâm và muốn được chú ý là một trong những nguyên nhân gây xung đột, anh em đánh nhau. Do vậy, hãy dành cho mỗi bé một ít thời gian riêng tư để con biết mình vẫn đang quan tâm tới bé. 

Trừng phạt khi cần thiết 

Khi gây gổ gây nên những tổn thương về vật chất và tình cảm cứ lặp đi lặp lại mà không có sự trừng phạt thì sẽ khiến các bé trở nên lộng hành. Sẽ không chỉ dừng lại trong phạm vi gia đình là anh em đánh nhau mà bé có thể có những hành động tương tự với bạn bè, người lớn xung quanh trong những tình huống tương tự. Do đó, khi làm sai thì chắc chắn phải xử phạt phù hợp. 

Trên con đường nuôi dạy con nhỏ, bố mẹ cũng dần trưởng thành hơn sau những cuộc cãi vã, những trận anh em đánh nhau cần người phân xử…Quan trọng là cố gắng lựa chọn phương pháp dạy con không đòn roi và phải kiên nhẫn giảng giải để các con biết yêu thương anh chị em ngay từ nhỏ. Điều này sẽ giúp con có kỹ năng tự giải quyết cơn nóng giận, đàm phán khi gặp xung đột… cũng như có một sự hậu thuẫn của gia đình vững chắc để tự tin để bước trên đường đời mai sau.

 

Bài viết liên quan