Theo các chuyên gia, tình trạng ớn lạnh sau sinh phản ứng bình thường của cơ thể nữ giới khi vừa mới sinh con (sinh thường hoặc sinh mổ). Do đó, các mẹ bỉm không cần phải quá lo lắng.
Nhưng không vì thế mà chúng ta không chú ý đến vấn đề này. Nếu cảm giác ớn lạnh sau sinh không có dấu hiệu thuyên giảm, và còn đi kèm với nhiều những triệu chứng bất thường, đây có thể là dấu hiệu cho thấy mẹ bị đang đối mặt với nguy cơ nhiễm trùng, hay mắc các bệnh lý hậu sản.
Lúc này, tốt nhất các mẹ bỉm nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám cụ thể và can thiệp kịp thời. Hãy cùng Mẹ và Con tìm hiểu nhé!
Ớn lạnh sau sinh, nguyên nhân do đâu?
Có thể nói, ớn lạnh sau sinh là hiện tượng xảy ra khá phổ biến xảy ra ở các mẹ bỉm vừa mới sinh con. Ớn lạnh sau sinh có thể bao gồm những biểu hiện như: cơ thể run rẩy không kiểm soát, hai hàm răng không ngừng va đập vào nhau vì quá lạnh. Cảm giác ớn lạnh sau sinh này hoàn toàn không dễ chịu, và vẫn có thể xảy ra dù nhiệt độ bên ngoài đang ấm áp.
Hiện tại, các chuyên gia cho biết vẫn chưa tìm thấy nguyên nhân chính xác dẫn đến tình trạng này ớn lạnh sau sinh. Thế nhưng, một số nghiên cứu kết luận rằng, tình trạng rùng mình sau sinh có thể có mối liên hệ với việc người mẹ đã bị mất một lượng máu khá lớn trong suốt quá trình sinh nở.
Cụ thể, khi cơ thể mẹ bỉm bị mất máu quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn. Đây được cho là nguyên nhân dẫn đến nhiệt độ cơ thể giảm, khiến mẹ bị ớn lạnh sau sinh.
Bên cạnh đó, ớn lạnh sau sinh còn được cho là xuất phát từ sự thay đổi nội tiết tố của phụ nữ sau khi sinh.
Mẹ bỉm cần làm gì khi bị ớn lạnh sau sinh?
Thông thường, cảm giác ớn lạnh sau sinh sẽ xảy ra trong vòng vài giờ đầu sau bạn vừa hạ sinh em bé. Tuy nhiên, tình trạng này cũng có thể xuất hiện vào cuối quá trình chuyển dạ của mẹ bầu. Lúc này, mẹ bầu sẽ có cảm giác khó chịu, sợ hãi. Nhưng không cần quá lo lắng, các bác sĩ khuyên rằng mẹ bỉm không nên cố gắng kiểm soát cơn run mà ớn lạnh sau sinh mang đến.
Đối với những trường hợp sinh mổ, người mẹ thường phải gồng mình để kiềm chế sự run rẩy. Điều này có nguy cơ tiềm ẩn khiến vết mổ của bạn bị tổn thương (rách). Chính vì thế, dù cảm thấy khó chịu, nhưng mẹ bỉm cần cố gắng thư giãn.
Thông thường, cảm giác ớn lạnh sau sinh không kéo dài quá lâu (trong khoảng 1 giờ). Nếu thả lỏng cơ thể, mẹ bỉm sẽ nhanh chóng vượt qua được.
Phòng ngừa ớn lạnh sau sinh
Theo cách thức ở cữ truyền thống, mẹ bỉm sẽ được được khuyên nên đội mũ, dùng khăn trùm kín đầu, hoặc dùng bông bịt tai, thậm chí là nằm than để giữ ấm cơ thể, tránh cảm giác ớn lạnh sau sinh. Tuy nhiên, việc áp dụng những cách thức này cần linh động.
Cụ thể, nếu thời gian ở cữ rơi vào những ngày hè oi bức, mẹ bỉm nên sử dụng quần áo thoáng mát, chăn mền mỏng nhẹ thay vì quấn nhiều quần áo dày lên người.
Để hạn chế cảm giác ớn lạnh sau sinh, bạn có thể duy trì một số thói quen giúp giữ ấm cơ thể hàng ngày đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả sau:
- Sử dụng nước ấm (uống, tắm, vệ sinh)
- Dùng máy sưởi (nếu có)
- Sử dụng tất (vớ), mang dép khi di chuyển trong nhà.
- Nếu thời tiết lạnh, nên mặc thêm nhiều quần áo ấm.
Bên cạnh ớn lạnh sau sinh, mẹ bỉm cần quan tâm triệu chứng hậu sản nào?
Chăm sóc sức khỏe sau sinh là việc làm vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe mẹ bỉm. Do đó, bên cạnh cảm giác ớn lạnh sau sinh, các mẹ cần phải lưu ý đến những triệu chứng bất thường sau. Nếu được, hay đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời.
- Mẹ bỉm bị chảy máu âm đạo sau sinh nhiều hơn kỳ kinh bình thường. Theo các bác sĩ sản phụ khoa, đây là một trong những tình trạng nghiêm trọng, và có thể là dấu hiệu của băng huyết sau sinh vô cùng nguy hiểm.
- Mẹ bỉm bị sốt liên tục và kéo dài trên 38°C. Các triệu chứng đau đầu, chóng mắt không có dấu hiệu thuyên giảm, và thậm chí ngày càng nghiêm trọng hơn.
- Mẹ bỉm xuất hiện các triệu chứng như ớn lạnh sau sinh, cảm cúm, mệt mỏi, đau nhức cơ thể…
- Mẹ bỉm thường xuyên cảm thấy đau ngực, khó thở. Theo các chuyên gia, đây rất có thể là dấu hiệu của thuyên tắc phổi sau sinh vô cùng nguy hiểm.
- Mẹ bỉm sau sinh có vết mổ, vết khâu tầng sinh môn bị sưng, đỏ, hoặc có mùi khó chịu. Đây rất có thể là do vết thương bị nhiễm trùng hậu sản, rách.
- Mẹ bỉm sau sinh cảm thấy đau bụng dữ dội. Tiết dịch âm đạo lúc này có dấu hiệu bất thường, có mùi hôi khó chịu
- Mẹ bỉm tiểu buốt sau sinh mổ, đi tiểu khó. Mỗi khi đi tiểu sẽ có cảm giác nóng rát và đau đớn.
- Mẹ bỉm bị táo bón kéo dài, không có dấu hiệu thuyên giảm dù bạn ăn uống hợp lý.
- Mẹ bỉm sau sinh xuất hiện những vùng bị đau, mềm, sưng hoặc tấy đỏ trên chân và ngực. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang có cục máu đông hình thành bên trong.
Như Mẹ và Con đã đề cập, ớn lạnh sau sinh là hiện tượng khá phổ biến ở mẹ bỉm, do cơ thể mẹ bỉm lúc này có quá nhiều sự xáo trộn. Do đó, bạn không cần phải quá lo lắng. Quan trọng, hãy lắng nghe cơ thể và đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám nếu thấy có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào.