Niềm vui khi bé ti sữa mình, hẳn các mẹ nào cũng đều mong muốn điều đó. Vì sữa mẹ là loại thức ăn hoàn hảo cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Thế nhưng, không phải phụ nữ nào sau sinh cũng có đủ khả năng cung cấp sữa cho bé. Trong tình huống này, nhiều mẹ phân vân rằng có nên xin sữa mẹ cho con uống hay không?
Tại sao phải xin sữa mẹ cho con uống?
Ngày nay, sự phát triển của công nghệ giúp con người dễ dàng kết nối với nhau hơn. Việc lan truyền cho sữa, xin sữa từ quan niệm “sữa mẹ là tốt nhất cho trẻ” được phổ biến rộng rãi.
Rất nhiều mẹ không có sữa đã nhận sữa từ người khác và cho con mình bú. Điều này âm thầm gây nên những nguồn bệnh tiềm ẩn mà không phải mẹ bầu nào cũng biết.
Theo các nhà khoa học nghiên cứu, có rất nhiều phụ nữ hiện nay nhầm lẫn giữa việc nuôi con bằng sữa mẹ và sữa “người lạ” là như nhau.
Thực tế cho thấy, sữa tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chính là sữa từ chính mẹ của bé sản xuất ra. Bởi vì nó phù hợp nhất với thể trạng của bé, nguồn gốc sữa và đảm bảo được chất lượng sữa.
Có nên xin sữa mẹ cho con uống không?
Đối với một số mẹ ít sữa, thiếu sữa hoặc mắc một số bệnh không thể cho con bú, các mẹ có thể tìm đến nguồn sữa từ người thân hoặc những người tin tưởng. Nếu như vậy, hành trình nuôi con bằng sữa mẹ sẽ được khắc phục bằng cách cho bé bú sữa từ người khác.
Tuy nhiên đối với trường hợp xin sữa mẹ từ người lạ, các mẹ cần phải cân nhắc kỹ càng và cẩn thận. Sau đây là các lý do trả lời cho các mẹ câu hỏi có nên xin sữa mẹ cho con uống hay không?
Sữa mẹ của người khác phải phù hợp độ tuổi của con
Bạn có biết sữa mẹ khi sản xuất từ cơ thể của người mẹ sẽ có nguồn dinh dưỡng theo từng giai đoạn của bé? Cơ thể của mẹ sẽ cảm nhận được sự phát triển cũng như lượng dinh dưỡng mà con cần.
Nếu như bé của bạn đang ở giai đoạn 6 tuổi nhưng sữa xin được lại ở giai đoạn 12 tháng tuổi. Điều này sẽ khiến cho bé không có đủ chất dinh dưỡng mà cơ thể cần. Chính vì thế, bạn cần nhận sữa theo đúng giai đoạn tuổi của con.
Vệ sinh dụng cụ hút sữa đúng cách
Trên thực tế, có rất nhiều mẹ sau khi cung cấp sữa đủ cho bé nhà mình thì còn dư nhiều sữa. Nếu bỏ đi thì cảm thấy tiếc nên các mẹ thường xuyên đăng tải trên các trang mạng xã hội để cho sữa đến những người cần.
Tuy nhiên, chúng ta cần cân nhắc đến vấn đề vệ sinh dụng cụ hút sữa đúng cách để tránh mang những mầm bệnh cho con. Những dụng cụ được sử dụng bắt buộc phải được rửa sạch sau những lần hút.
Thêm vào đó, các mẹ cần phải có thiết bị khử khuẩn bằng nhiệt hoặc đơn giản hơn là sử dụng nước nóng để rửa dụng cụ. Cuối cùng là không sử dụng máy hút sữa chung để tránh nguy cơ lây nhiễm.
Bảo quản sữa đúng quy chuẩn
Bên cạnh việc vệ sinh dụng cụ hút sữa, các mẹ cần chú ý đến phương pháp bảo quản sữa đúng quy chuẩn. Ở đây, quy chuẩn chính là nhiệt độ và thời gian sử dụng của sữa mẹ.
- Bảo quản ở nhiệt độ phòng (25 – 35 độ C): 6 – 8 tiếng.
- Bảo quản ở nhiệt độ tủ mát: 3 – 5 ngày.
- Bảo quản ở nhiệt độ < – 18 độ C: thời hạn sử dụng trong vòng 6 tháng.
Với cách bảo quản sữa mẹ, các mẹ cần phải đậy hoặc tốt nhất là sử dụng túi trữ sữa, ghi rõ thời gian, số thứ tự, thể tích sữa để chúng ta nhớ được túi nào nên dùng trước, túi nào nên dùng sau.
Cơ thể mẹ sẽ giảm tiết sữa nếu không cho con bú
Sự lựa chọn xin sữa chưa hẳn là sự lựa chọn tốt nhất nên các mẹ không nên ỷ lại vào việc xin sữa từ người khác. Việc các mẹ ngưng vắt sữa, hay ngưng cho con bú sẽ làm giảm đi năng suất tạo ra nguồn sữa cho con.
Vì sữa của chính người mẹ luôn là sự lựa chọn tốt nhất, các mẹ hãy siêng năng sản xuất sữa để kích thích tuyến sữa hoạt động tốt hơn.
Không kiểm soát được chất lượng sữa
Khi nuôi con, các mẹ ý thức được việc bổ sung thực phẩm gì giúp tốt cho sữa, sản phẩm gì an toàn cho bé. Nhưng khi xin sữa, bạn sẽ không thể đảm bảo được chất lượng sữa của người khác từ việc họ nạp thực phẩm cho đến lối sống sinh hoạt hằng ngày. Không có gì đảm bảo rằng sữa xin về sẽ tốt như sữa từ bản thân mình cho con.
Con có thể bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn và một số bệnh khác
Có nên xin sữa mẹ cho con uống từ người khác khi các mẹ không chắc chắn được người cho sữa có những mầm bệnh trong người không? Điều này sẽ khiến con đang khoẻ mạnh vô tình nhiễm các bệnh không mong muốn. Hiện nay, nhiều người có tiềm ẩn về các bệnh như giang mai, HIV, viêm gan B, CMV – một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh nhiễm trùng do virut Cymegalo.
Hẳn nhiên, đứa trẻ nhận thức uống này cũng sẽ mang mầm bệnh. Đối với sức đề kháng yếu ớt của bé sẽ không thể chống chọi hoặc sữa mẹ lại không có tác dụng tạo sức đề kháng cho con. Thậm chí, lại còn phản tác dụng về việc cung cấp dưỡng chất cho trẻ.
Dừng ngay việc xin sữa mẹ nếu phát hiện trẻ bị dị ứng
Sữa mẹ là một trong những yếu tố chính tác động đến hệ tiêu hoá của bé. Khi các mẹ ăn hay uống gì đó, một số thực phẩm sẽ gây dị ứng cho bé. Vì vậy, hãy dừng sữa hay kiểm tra lại thực phẩm ngay lần đầu bé ti sữa đó.
Xem thêm: Điểm danh 14 thực phẩm dễ gây dị ứng cho trẻ
Hướng dẫn mẹ cách kích sữa hiệu quả đơn giản
Việc nuôi con bằng sữa mẹ là điều tốt nhất mà mẹ có thể dành cho con trong những năm tháng đầu đời. Bên cạnh đó, giải pháp xin sữa mẹ dù là sự thay thế hoàn hảo nhưng lại có nhiều rủi ro và nguy cơ. Vậy nên các mẹ có thể thử các phương pháp đơn giản tại nhà dưới đây để đem lại nguồn sữa dồi dào cho bé.
- Thời gian tốt nhất giúp kích sữa cho con bú là khoản 1 giờ sau sinh.
- Luôn giữ tâm trạng thoải mái và ngủ nghỉ hợp lý để cơ thể sản sinh sữa dễ dàng.
- Massage bầu ngực thường xuyên bằng nước ấm. Việc massage sẽ giúp cho ống dẫn sữa của mẹ giãn nở, dòng sữa sẽ chảy nhanh và nhiều hơn.
- Bổ sung những thực phẩm tốt cho sữa như các loại đậu, ngũ cốc.
- Sử dụng máy hút sữa trong trường hợp mẹ gần tắc sữa để kích thích các tuyến sữa hoạt động.
Có thể hiểu, ai cũng mong muốn những gì tốt nhất đến với con mình. Vậy nên việc quyết định chọn sữa như thế nào phụ thuộc vào quan điểm của các mẹ. Hi vọng những thông tin trên Tạp chí Mẹ và Con sẽ giúp cho các mẹ có sự kỹ càng, cẩn trọng hơn trong việc có nên xin sữa mẹ cho con uống