Mẹ&Con - Vượt khỏi cột mốc 1 tuổi, sữa mẹ đã khó có thể đảm nhiệm được vai trò cung cấp tất cả những chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình phát triển hoàn thiện của con. Tuy nhiên, nếu có thể, bạn vẫn nên tiếp tục duy trì sữa mẹ cho bé (kéo dài đến khi bé được 24 tháng). Bên cạnh đó, bé cần một chế độ dinh dưỡng phù hợp từ bên ngoài, để cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cơ thể cần. Dinh dưỡng và trẻ thừa cân Dinh dưỡng cho con theo độ tuổi Dinh dưỡng cho bầu, sức khỏe của bé

Bé cần gì ở tuổi này?

Từ 1-2 tuổi là giai đoạn phát triển mạnh mẽ của cơ thể. Do đó, bé cần tất cả những chất dinh dưỡng cơ bản như protein, vitamin, khoáng chất, tinh bột, chất béo… Chế độ ăn của trẻ cần phong phú, đa dạng để đảm bảo bé được phát triển toàn diện. 

Nên và không nên những gì, mẹ nhỉ?

Nên

Không nên

Cho trẻ ăn thức ăn đa dạng, phong phú, làm quen nhiều món mới. Nhưng lưu ý, mỗi lần chỉ cho bé thử 1 món mới duy nhất để bé có thể thích nghi và nếu bé dị ứng bạn cũng có thể phát hiện được ngay bé dị ứng với chất gì. Nên cho con ăn từ lượng nhỏ thật ít các món mới, khi không có biểu hiện gì khác thường mới tiếp tục tăng dần về số lượng.

Không cho bé ăn những thực phẩm như bỏng ngô, các loại hạt vì bé có thể bị hóc.

Nếu mẹ đã ngưng sữa mẹ thì cần bổ sung các loại sữa bột, sữa tươi để cung cấp dưỡng chất cho cơ thể. Bé tuổi này có thể uống trong khoảng từ 480 tới 720 ml sữa mỗi ngày.

Không được cho bé những loại đồ uống như cà phê, chocolate hay bất kì đồ uống nào có nhiều chất hóa học tổng hợp hay nhiều caffeine có khả năng gây nghiện.

Cho bé ăn 5-6 lần một ngày với những phần thức ăn nhỏ.

Không vì nôn nóng khi thấy con chậm tăng cân, chậm phát triển chiều cao mà ép trẻ ăn quá mức. Việc ép ăn khi bé không đói, không có nhu cầu ăn lâu dần sẽ tạo nên chứng sợ ăn, biếng ăn ở trẻ.

Tập cho bé ăn nhiều trái cây.

Tránh ép lấy nước tất cả các loại trái cây mà cần tập cho bé nhai, ăn trái cây nguyên hoặc sinh tố để có đủ chất xơ.

Tăng cường thực phẩm giàu sắt cho bé như thịt, gà, cá, đậu…

Cẩn thận tránh tình trạng thiếu sắt ở trẻ. Tuổi này nếu thiếu sắt có thể ảnh hưởng tới quá trình phát triển thế chất, tinh thần và hành vi của bé, đồng thời còn có thể dẫn tới bệnh thiếu máu.

Khi ngày càng gần đến cột mốc 2 tuổi, bé cũng chuyển dần từ chế độ ăn riêng dành cho mình (ăn dặm, cháo bột nhuyễn…) sang ăn các thức ăn cùng gia đình. Mẹ lưu ý, do bộ máy tiêu hóa chưa hoàn chỉnh nên trẻ tuổi này rất dễ bị rối loạn tiêu hóa nếu nuôi dưỡng không đúng. Còn nếu ăn không đủ, trẻ sẽ bị suy dinh dưỡng. 

Dinh dưỡng cho bé 1-2 tuổi 6

Bao nhiêu là “đủ” cho bé?

Từ 1-2 tuổi, bé cần 110 kcal/kg cân nặng. Trẻ nặng khoảng 9-13 kg cần 900-1.300 kcal. Trong đó, tỷ lệ giữa các thành phần sinh nǎng lượng là: Đạm: Béo: Đường bột = 15: 20: 65.

Bạn có thể ước tính năng lượng của các thức ăn như sau: 1 gam đường (Glucid), hay 1 gam chất đạm (Protein) cho 4 kcal/gam, chất béo (Lipid) cho 9 kcal/gam. Lượng chất đường, đạm, béo thường được ghi trên nhãn mác sản phẩm, bạn nên lưu ý tới chúng khi mua đồ ăn cho trẻ. Việc cho trẻ ăn thừa hoặc thiếu so với nhu cầu này đều không tốt bởi trẻ có thể thừa cân, béo phì hoặc suy dinh dưỡng.

Bạn có thể cho bé ăn 3-4 bữa chính có thể là cháo hoặc súp nhưng phải đủ 4 nhóm chất bao gồm: chất bột (gạo), chất đạm ăn cả cái (thịt, cá, trứng, tôm, cua…), chất béo (dầu ăn, mỡ động vật), vitamin và chất khoáng (các loại rau xanh, hoa quả). Bạn nhớ lưu ý nhóm chất béo cần được cung cấp đủ, việc thiếu chất béo cũng dẫn tới việc hấp thu một số các vitamin (A, D, E, K) bị hạn chế, vì đó là các vitamin tan trong dầu. (Về lượng cơ bản, chất đạm mỗi ngày nên là 50-70g. Về gạo, bạn nên cho bé ăn tổng số 100g gạo/ngày là vừa. Còn dầu mỡ thì nên dùng chừng 30-40g).

Cách chế biến thức ăn cho trẻ ở tuổi này chủ yếu là nấu các món cháo hoặc súp. Bạn có thể nấu một nồi cháo trắng nhừ, mỗi bữa múc một chén vào xoong rồi cho thêm thịt, cá, trứng, tôm, gan… tùy ý. Bạn nên thêm rau xanh và dầu mỡ như nấu bột nhưng với số lượng nhiều hơn. Với súp dành cho trẻ, bạn có thể dễ dàng kết hợp trứng, thịt, tôm, đậu, bí, nấm… tùy ý. Lưu ý, màu sắc tươi sáng của món ăn sẽ rất dễ hấp dẫn bé.

Bé mọc răng chưa nhiều có nên cho ăn thức ăn cứng?

Nhiều mẹ thấy con chỉ mới có vài cái răng thì không dám cho bé ăn thức ăn cứng như bánh hay cơm, trái cây miếng. Tuy nhiên, đây là quan niệm chưa đúng. Chính những thực phẩm “cứng” đó sẽ tạo thuận lợi cho răng và xương hàm phát triển tốt hơn. Những thực phẩm “cứng” còn làm cho các tuyến nước miếng tăng tiết, giúp tiêu hóa dễ dàng. Khi bé đã trên 1 tuổi, gia đình ăn cơm nên cho bé ăn mỗi lần một chút cơm. Đừng sợ bé nhai bằng lợi bị đau. Bé sẽ tập dần và rất thích thú với việc nhai các thức ăn “cứng” đó.

Dinh dưỡng cho bé 1-2 tuổi 7

Các vitamin và khoáng chất nào cần?

Bé cần:

+ Vitamin A cần cho sự tăng trưởng, bảo vệ da, niêm mạc, tăng sức đề kháng của cơ thể, chống các bệnh nhiễm khuẩn, bảo vệ mắt, chống quáng gà và các bệnh khô mắt. Nhu cầu vitamin A ở lứa tuổi này là 400 mcg/ngày. Vitamin A có nhiều trong gan, trứng, sữa, dầu gan cá, gan cá biển; dầu cọ, dầu đậu tương, dầu ngô, đu đủ, xoài, cà rốt, bí ngô, gấc, rau ngót, rau muống.

+ Vitamin D giúp cơ thể hấp thu canxi, phốt pho để duy trì và phát triển hệ xương, răng vững chắc, chống bệnh còi xương ở trẻ em. Nhu cầu vitamin D là 400 UI/ngày.

+ Vitamin C tăng cường hấp thu sắt, chống bệnh thiếu máu, giữ cho thành mạch vững chắc, chống bệnh chảy máu chân răng. Nhu cầu vitamin C là 30-60 mg/ngày.

 + Canxi, phốt pho giúp cho việc tạo xương, tạo răng, đảm bảo chức năng thần kinh và sự đông máu bình thường. Mỗi ngày trẻ cần 500-600 mg canxi. Chất này có nhiều trong sữa, các loại tôm, cua, cá, trai, ốc… Phốt pho có nhiều trong các loại cây ngũ cốc. Giữa canxi (Ca) và phốt pho (P) phải có một tỷ lệ thích hợp thì trẻ mới hấp thu được. Tỷ lệ Ca/P trong sữa mẹ là phù hợp nhất (bằng 1/1,5) nên trẻ bú sữa mẹ ít bị còi xương hơn trẻ uống sữa bò.

+ Canxi và phốt pho muốn hấp thu và chuyển hóa được lại phải có vitamin D, có rất ít trong thức ăn (sữa mẹ, lòng đỏ trứng và gan). Dưới tác dụng của ánh nắng mặt trời vào buổi sáng, tiền vitamin D ở dưới da sẽ chuyển thành vitamin D. Cho nên muốn phòng chống còi xương ở trẻ, ngoài việc ăn uống đầy đủ, phải cho trẻ ra ngoài trời tắm nắng vào buổi sáng.

+ Sắt rất cần cho sự tạo máu để phòng chống thiếu máu. Nó còn tham gia vào thành phần các men ôxy hóa khử trong cơ thể. Sắt có nhiều trong các loại thức ăn động vật như tim, gan, thận, đậu, đỗ và các loại rau có màu xanh thẫm.

+ Kẽm giúp chuyển hóa năng lượng và hình thành tổ chức. Kẽm tham gia vào các men chuyển hóa trong cơ thể, giúp trẻ ăn ngon miệng và phát triển tốt. Khi bị thiếu kẽm, trẻ thường kém ăn, rối loạn vị giác, chậm liền vết thương, rối loạn giấc ngủ, chậm phát triển về chiều cao. Kẽm có nhiều trong các loại thức ăn động vật như thịt, cá; các loại nhuyễn thể như trai, hến, sò huyết.

Ngoài các vi chất trên, cơ thể trẻ còn cần các chất xơ giúp đưa nhanh chất thải ra khỏi đường tiêu hóa, phòng chống táo bón. Chất này có nhiều trong rau xanh và quả chín.

Trẻ 1-2 tuổi cần uống mỗi ngày 1 lít nước. Nên cho trẻ uống nước đun sôi để nguội, nước quả, nước rau luộc…, không nên dùng các loại nước ngọt có ga.

Thực đơn tham khảo cho bé 1-2 tuổi

– Bữa sáng: Chọn cho bé một món cháo giàu dinh dưỡng như cháo trứng, cháo thịt heo… Thỉnh thoảng bạn nên đổi món cho bé như bún, miến, phở… để bé thêm ngon miệng và thèm ăn. Ngoài ra bạn nên cho bé ăn thêm một loại trái cây nào đó mà bé ưa thích.

– Bữa trưa: Chọn cho bé một món cháo được chế biến với đầy đủ các nhóm dinh dưỡng chính. Hoặc cho bé bắt đầu làm quen với cơm mềm. Khoảng 14 giờ: chọn một trong những món sau cho bé là bánh quy, sữa (hoặc sữa chua); bánh mì, nước hoa quả tươi (hoặc hoa quả); một cốc sữa và bánh bông lan…

– Bữa tối: Bạn chọn một món cháo (hoặc cơm nát) làm thực đơn chính cho bé.

Lưu ý: Bạn có thể cho bé uống sữa hoặc ăn sữa chua thêm sau bữa tối khoảng 1-2 giờ đồng hồ. Nếu bé bú mẹ, bạn có thể duy trì các cữ bú cho bé vào buổi sáng (trước bữa sáng của bé khoảng 1 giờ đồng hồ); buổi trưa (trước bữa trưa của bé khoảng 1 giờ đồng hồ); buổi tối (sau bữa tối của bé khoảng 1-2 giờ đồng hồ và trước giờ bé đi ngủ khoảng 1 giờ đồng hồ). Bé bú mẹ vẫn cần tăng cường sữa ngoài.

Tags:

Bài viết liên quan