Mẹ cần làm gì?
Lúc ở trường |
Khi ở nhà |
Trao đổi thật kỹ với giáo viên về thói quen ăn uống của trẻ (bé ăn nhanh hay chậm, tự xúc ăn hay vẫn cần người đút…), đặc biệt là những món ăn trẻ có thể bị dị ứng, từng bị dị ứng. |
Chế độ ăn ở nhà cần tiếp nối phù hợp với thực đơn ở trường. Cần quan tâm đến những đồ ăn vặt trong tủ lạnh. Sau các bữa ở trường, bé có thể “thả cửa” ăn vặt bánh kẹo ở nhà như kiểu… bù đắp, có thể làm bé tăng cân quá mức hoặc bỏ bữa cơm tối cân đối dinh dưỡng. Bé cần những bữa cơm ở nhà cũng “nghiêm túc” và đầy đủ chất như ở trường vậy. |
Khi trẻ mới làm quen với chế độ dinh dưỡng mới của nhà trường, nhiều trẻ có thể do tâm lý gặp phải tình trạng buồn nôn, chán ăn. Mẹ đừng quá sốt ruột vội cho con nghỉ học. Hãy kiên trì cùng cô giáo theo dõi lịch ăn uống của trẻ.
|
Không cần thiết ép bé ăn thêm quá nhiều lúc ở nhà vì sợ ở trường con “đói”. Trường hợp nếu về nhà bé ăn ngon miệng, ăn nhiều hơn bình thường, bạn cũng đừng vội xót con, nghĩ ở trường chắc con đói lắm hay sao mà về nhà mới ăn “hối hả” thế này. Cứ duy trì bữa ăn cho bé ở mức bình thường, vừa phải như trước khi đi học. Dần dần bé sẽ thích nghi được. |
Giai đoạn mẫu giáo là giai đoạn trẻ phát triển nhanh về cân nặng, chiều cao, và cả trí não. Trẻ từ 3 tuổi trở lên tăng cân từ 150-250g và cao thêm 0,5-0,7cm trong mỗi tháng. Để đáp ứng được sự phát triển đồng đều như vậy, tính trung bình mỗi trẻ ở lứa tuổi này cần 91 Kcal/ngày/kg thể trọng. Bạn cần hỏi nhà trường về thực đơn và theo dõi độ phát triển của trẻ hàng tháng. |
Khuyến khích trẻ ngồi vào bàn ăn đúng giờ, hạn chế việc vừa ăn vừa xem tivi hay làm việc khác. Bạn cần giữ nề nếp ở trường và ở nhà nhất quán nhau. |
Đừng thấy “xót” khi trẻ được tập cho ăn những món mà ở nhà trẻ kén, không chịu ăn (nhưng không hề bị dị ứng). Hãy để cô tập cho trẻ. Nhiều bé ở nhà rất biếng ăn nhưng đến khi đi học lại quen thuộc dần với chế độ ăn đầy đủ và đồng đều các chất dinh dưỡng: đạm, đường, chất béo, các vitamin và khoáng chất.
|
Cho bé ngồi chung bàn ăn cơm với gia đình là lý tưởng nhất. Kể cả khi bạn chưa ăn, bạn cùng nên ngồi chung bàn với trẻ để khuyến khích con. |
Một bữa ăn cơ bản của trẻ cần đủ các chất: – Cơm (hay bún, mì, nui, bánh mì): khoảng 1 chén – Thịt, cá, tép (nạc) 30-50g – Dầu 10-15ml – Rau (đã làm sạch) 20-50g – Ngoài ra nên cho trẻ uống 600-800ml sữa mỗi ngày vì sữa giúp trẻ cải thiện chiều cao do chứa nhiều canxi. |
Giữ không khí ăn uống vui vẻ, thoải mái. Trẻ có xu hướng ăn tốt hơn nếu như thoải mái. |
Trao đổi cùng cô giáo giúp trẻ hòa đồng vào môi trường có nhiều bạn bè, cũng như hướng các trẻ vào các hoạt động học tập kèm vui chơi giải trí. Điều đó giúp con bạn thấy thoải mái, thích thú với bữa ăn, ăn ngon miệng hơn trong môi trường mới.
|
Bạn có thể chọn ra một số món phong phú để trên bàn, nhưng nếu bé chỉ tập trung vào 1-2 món thì cũng đừng làm căng. Hãy chiều theo sở thích của con và hôm sau lại chuẩn bị những món khác đi. Bằng cách này, bé sẽ có chế độ ăn phong phú, đủ chất mà lại không cảm thấy bị “ép”, cứ như luôn được chọn lựa theo ý mình. |
Không sử dụng các loại bánh kẹo, nước ngọt làm phần thưởng cho con. Không cho bé mang theo những loại thực phẩm này như cách để “dụ” bé đi học. |
Kích thước bát đĩa phù hợp co con. Nếu có thể, bạn hãy chọn một bộ gần giống như bộ đồ ăn của bé ở trường. Cách này giúp bé dễ thich nghi với những bữa ăn ở trường hơn. |
Phối hợp với trường học tiếp tục theo dõi sự tăng cân và chiều cao của trẻ mỗi 2-3 tháng nếu bé tăng cân và chiều cao đều. Nếu trẻ tăng trưởng chậm cần theo dõi và tư vấn bác sĩ hàng tháng để giúp bé tăng trưởng tốt hơn. |
Chế biến nhiều kiểu, nhiều món, thực phẩm phong phú, mỗi thứ một ít và không nhiều quá. Một bàn ăn ê hề các món sẽ dễ làm bé ngán. |
Thực đơn dinh dưỡng tham khảo cho trẻ mẫu giáo
Đặc điểm của trẻ |
Số bữa ăn trong ngày |
Trẻ tăng cân đều |
– 7h-16h: Ăn ở trường – 16h30: Uống sữa tươi, hoặc ăn sữa chua, trái cây – 18h00: Ăn cơm, thịt kho hay cá chiên, canh rau. – 19h30-21h00: Uống sữa 1-2, ăn bánh. |
Trẻ không tăng cân |
– 7h-16h: Ăn ở trường – 16h30: Uống sữa hoặc ăn sữa chua, trái cây – 18h00: Ăn cơm, thịt kho hay cá chiên, cho 2 muỗng cà phê dầu ăn vào chén canh của bé. Nếu bé ăn ít có thể bù thêm bằng kem, chè, váng sữa… – 19h30-21g00: Uống sữa 2-3 lần., mỗi lần 200ml. |
MẸ CẦN BIẾT
Khi bé đến tuổi đi học, bên cạnh việc trang bị cho con những kỹ năng mềm như cách tự vệ sinh cá nhân, xếp đồ chơi…, mẹ còn nên tập cho bé biết cách tự xúc ăn hoặc chịu để cô giáo / bảo mẫu cho ăn.
Có nên mang thêm thức ăn kèm cho bé khi đi học?
Lo con không quen với các món ở trường nên nhiều mẹ đã chọn cách… “trang bị” thức ăn riêng cho bé mang theo, để con ăn những món “gửi kèm”. Điều này thực tế không nên! Mẹ chỉ cần báo cho nhà trường và cô giáo biết các món con bị dị ứng. Còn lại, nên để bé được như các bạn, tập làm quen với những món ăn phong phú ở trường. Việc tập quen dần với chế độ dinh dưỡng “chung” này sẽ giúp bé tránh được tình trạng kén ăn, trở nên dễ thích nghi và phát triển tốt sau này. Mẹ đừng quá lo vì thực tế các bữa ăn ở trường đều theo chuẩn dinh dưỡng rất tốt, đầy đủ cho nhu cầu phát triển của con.