Hầu hết mọi người đều cảm thấy lo lắng vào một thời điểm nào đó đặc biệt quan trọng, chẳng hạn như khi bước vào phòng thi, khi bước lên lễ đường, khi phát biểu trước đám đông,… và cảm giác này thường tự biến mất sau đó. Rối loạn lo âu thì khác, nếu một người được chẩn đoán mắc chứng bệnh này, bạn sẽ cần được giúp đỡ để bằng nhiều cách khác nhau để kiểm soát sự lo lắng này.
Các phương pháp điều trị thường bao gồm các biện pháp trị liệu tâm lý và thuốc. Mặc dù thuốc không chữa dứt điểm được chứng lo âu, nhưng chúng có thể giúp bạn kiểm soát các triệu chứng, để bạn có thể sinh hoạt tốt hơn cuộc sống hàng ngày. Tuy vậy các loại thuốc này không thể sử dụng tùy tiện vì có nguy cơ dẫn đến tình trạng “nghiện thuốc”. Cùng đọc thêm thông tin của các loại thuốc trị rối loạn lo âu, những mặt lợi, hại của thuốc cũng như và phương pháp khác để có kiến thức đúng đắn.
4 Loại thuốc trị rối loạn lo âu
1. Benzodiazepines
Benzodiazepine là thuốc an thần có thể giúp thư giãn cơ bắp và làm dịu tâm trí của bạn. Chúng hoạt động bằng cách tăng tác dụng của một số chất dẫn truyền thần kinh.
Benzodiazepines thuờng được các bác sĩ kê toa để đặc trị ngắn hạn, trong tối đa 1 năm cho chứng loại rối loạn lo âu, bao gồm rối loạn hoảng sợ, sợ tiếp xúc, giao tế xã hội,…
Phản ứng phụ của thuốc:
Ngoài buồn ngủ và các vấn đề về trí nhớ, dùng thuốc benzodiazepine cũng có thể gây ra các tác dụng phụ mà bạn cần cân nhắc như suy giảm về thị lực, đau đầu, có cảm giác chán nản, uể oải sau khi thuốc hết tác dụng.
Nếu bạn đã dùng thuốc benzodiazepine thường xuyên trong hơn 2 tuần, bạn lưu ý là không được dừng thuốc đột ngột, vì điều này có thể gây ra các triệu chứng gây nghiện. Thay vào đó, hãy thảo luận với bác sĩ về việc giảm liều từ từ để giảm nguy cơ co giật.
2. Buspirone
Buspirone được sử dụng để điều trị cả chứng lo âu ngắn hạn và rối loạn lo âu mãn tính (kéo dài). Người ta chưa hiểu đầy đủ về cách hoạt động của buspirone, nhưng nó được cho là ảnh hưởng đến các chất hóa học trong não góp phần điều chỉnh tâm trạng.
Buspirone có thể mất đến vài tuần để có hiệu quả hoàn toàn. Thuốc có sẵn dưới dạng thuốc gốc cũng như thuốc biệt dược Buspar.
Phản ứng phụ của thuốc:
Các tác dụng phụ khi sử dụng thuốc trị rối loạn lo âu này có thể bao gồm chóng mặt, nhức đầu và buồn nôn. Một số trường hợp ghi nhận rằng mình thường gặp ác mộng hoặc khó ngủ khi họ dùng buspirone.
3. MAOIs
Thuốc ức chế monoamine oxidase (MAOIs) được sử dụng để điều trị rối loạn hoảng sợ và ám ảnh tiếp xúc xã hội. Chúng hoạt động bằng cách tăng số lượng chất dẫn truyền thần kinh điều chỉnh tâm trạng.
Phản ứng phụ của thuốc:
Giống như thuốc điều trị các căn bệnh tâm lý nói chung, MAOI là loại thuốc ra đời khá lâu, nhưng cũng gây ra nhiều tác dụng phụ hơn các loại thuốc mới hơn. Một số tác dụng phụ bao gồm: khô miệng, buồn nôn, bệnh tiêu chảy, táo bón, buồn ngủ, mất ngủ, chóng mặt.
Đặc biệt, trước khi sử dụng thuốc này, bạn kiểm tra xem mình có đang sử dụng một số loại thuốc khác nhưthuốc tránh thai, thuốc giảm đau, thuốc cảm lạnh và dị ứng cũng hay không; bởi vì có thể có phản ứng tiêu cực với MAOI.
4. Beta-blockers
Loại thuốc này thường được sử dụng để điều trị các bệnh về tim. Chúng cũng được sử dụng để giúpgiảm các triệu chứng lo lắng của bạn trong các tình huống căng thẳng, chẳng hạn như tham dự một bữa tiệc đặc biệt hoặc tham gia thi đấu giải thưởng quan trọng nào đó,…
Phản ứng phụ của thuốc:
Một số tác dụng phụ tiềm ẩn có thể kể đến khi sử dụng thuốc này bao gồm: mệt mỏi, chóng mặt, buồn ngủ, ngón tay hoặc ngón chân lạnh, khó ngủ, buồn nôn, khó thở.
Có nhiều biện pháp can thiệp tại nhà có thể giúp giảm bớt các triệu chứng lo âu của bạn. Ngoài việc dùng thuốc cũng có thể thực hiện một số biện pháp can thiệp không cần dùng thuốc.
Bài tập trị rối loạn lo âu không dùng thuốc
Tập thể dục
Theo Hiệp hội Lo lắng và Trầm cảm Hoa Kỳ (ADAA), tập thể dục có thể giúp giảm căng thẳng và nâng cao cảm giác hạnh phúc của bạn.
Nó giúp sản xuất chất dẫn truyền thần kinh được gọi là endorphin. Những chất dẫn truyền thần kinh này là thuốc giảm đau tự nhiên của cơ thể và cũng có thể giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ của bạn.
ADAA báo cáo rằng ngay cả những buổi tập thể dục ngắn (khoảng 10 phút mỗi lần) cũng có hiệu quả trong việc giúp cải thiện tâm trạng của bạn.
Tập suy nghĩ chánh niệm
Dành khoảng thời gian 15 phút trong khoảng thời gian yên tĩnh và bắt đầu thiền định. Đó là lúc bạn tập trung vào hít thở sâu và thư giãn, điều này có thể giúp bạn bình tâm hơn và bớt lo lắng lại.
Thử dùng trà hoa cúc
Nhấm nháp tách trà hoa cúc hoặc uống thực phẩm bổ sung từ hoa cúc có thể giúp giảm bớt các triệu chứng lo lắng.
Một nghiên cứu năm 2016 được công bố trên tạp chí Phytomedicine tập trung vào những người mắc chứng rối loạn lo âu tổng quát. Nghiên cứu cho thấy những người tham gia nghiên cứu bổ sung 500 mg hoa cúc ba lần mỗi ngày đã có sự giảm lo âu rõ rệt từ mức độ trung bình đến nghiêm trọng.
Ngửi mùi tinh dầu
Theo một bài báo đăng trên tạp chí Y học tại Mỹ, ngửi các loại tinh dầu đã được pha loãng có thể giúp giảm lo lắng. Ví dụ về các loại tinh dầu được sử dụng để giảm căng thẳng, bồn chồn bao gồm: Hoa oải hương, Hoa cúc, Hoa lavender,…
Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế dùng caffeine. Đôi khi caffeine có thể khiến bạn cảm thấy bồn chồn và lo lắng hơn.