CON BẠN CÓ BIẾT LÀM NHỮNG ĐIỀU NÀY?
Kỹ năng trẻ cần đạt được |
Tự đánh răng và mặc quần áo một cách thành thạo. |
Biết hợp tác và dễ bảo khi bố mẹ hoặc cô giáo, bạn bè thực hiện đúng “thỏa thuận”. |
Có bạn bè và biết cách thể hiện “tình cảm” với bạn bè (tặng quà bạn, khen bạn…) |
Hiểu về những thứ trẻ thấy hàng ngày như: thực phẩm, tiền bạc, dụng cụ làm bếp và khái niệm thời gian. |
Nhận thức được “nỗi buồn” và biết “an ủi” người khác. |
Nhận thức được giới tính và rất tò mò về nó. |
Rất giàu tưởng tượng, hứng khởi đặc biệt với âm nhạc, nhảy và kịch… |
Tinh nghịch, ưa thích việc chạy nhảy, leo trèo, nhào lộn, chọc ghẹo người khác… |
Thích vẽ, viết, chơi mô hình, cắt dán và lắp ráp… |
Có thể đếm từ 1 đến 10 và hơn thế. |
Có thể gọi tên ít nhất 4 màu sắc. |
Học được 4-6 từ mới mỗi ngày. |
Có thể đưa ra những tình huống giả định như: “Giả sử mình ra biển, mẹ sẽ làm gì?”. |
Ngày càng giỏi kể chuyện và có thể thêm thắt các chi tiết cho câu truyện. |
Có cảm giác sở hữu (bé biết đồ vật nào của mình). |
Vẽ được hình tròn, đôi khi là hình vuông hoặc hình tam giác. |
Vẽ được khuôn mặt có mắt, mũi, miệng dù không giống khuôn mặt cho lắm. |
Nói được câu có nghĩa gồm 4-5 từ hoặc nhiều hơn. |
Hỏi nhiều hơn. |
NHỮNG THAY ĐỔI CỦA CON
Những thay đổi của con |
So với tuổi lên 2, lên 3… |
Mẹ cần lưu ý |
Trẻ 4 tuổi có nhiều biến chuyển tâm lý, thể hiện trong những mối quan hệ cuộc sống, rõ nét nhất là trong quan hệ với cha mẹ, với bạn bè và các mối quan hệ xã hội. |
Con đã thật sự hiểu những mối “quan hệ xã hội”, biết chào hỏi khách, quen với nề nếp ở trường, học được cả cách “làm gương” cho em nhỏ hơn. |
Bé không còn “đòi mẹ” nhiều như trước. Bé có xu hướng tìm hiểu thế giới bên ngoài nhiều hơn, nhưng bạn vẫn cần ưu tiên dành nhiều thời gian cho con. |
Bé định hình rõ nét về “cái tôi”.
|
Không bướng theo kiểu “trời ơi” (chưa rõ ràng lý do) như ở tuổi lên 3, giờ đây bé rất chú tâm đến nhận xét của mọi người về mình và sẽ “khó chịu” nếu bị đối xử thiếu tôn trọng. |
Không nên nói về trẻ với người khác trước mặt trẻ (khen, chê) để tránh cho trẻ có những thái độ không chính xác về bản thân (tự ti hoặc tự kiêu). |
Trẻ đã phân biệt được “con trai” và “con gái”.
|
Ý thức “giới tính” đã xuất hiện rõ ràng hơn. Trẻ muốn được giống như bạn cùng giới, ví dụ nếu là con gái, trẻ sẽ “không vui” khi bị mẹ bắt cắt tóc giống… con trai. |
Nên khuyến khích cho trẻ chơi với bạn cùng giới, tránh việc để một bé trai chơi những trò chơi cùng nhóm bé gái và ngược lại. |
Trẻ biết cách “tận dụng” thời gian bên ba mẹ. |
Không còn được ở bên ba mẹ nhiều như trước, nhưng bù lại, giờ đây con biết cách “giữ gìn mối quan hệ”. Những lúc bên cạnh ba mẹ, con đưa ra những yêu cầu cụ thể, công việc cụ thể để xây dựng mối quan hệ đó, ví dụ đòi mẹ cùng chơi với con, đòi ba đọc sách cho nghe, đòi ba chơi xếp gỗ cùng… |
Cần thể hiện cho trẻ thấy bạn yêu thương trẻ rất nhiều và luôn sẵn sàng bên cạnh trẻ (dù thời gian dành cho nhau không được 24/24 như “xưa” nữa). |
Hào hứng với việc bắt chước. |
Trẻ thích đòi những gì người lớn đang cầm, đang xem, đang chơi, đơn giản vì ý thức mong muốn được bắt chước (được thành “người lớn” ngày một rõ rệt hơn). |
Đừng vội nổi cáu trước những lần “đòi hỏi” của con. Bạn nên kiên nhẫn cho con xem thử một cây son bạn đang đánh, một cuốn sách bạn đang đọc, giải thích với bé rằng lớn lên con sẽ được thử. Trừ khi đó là những thứ thật sự không phù hợp tuổi bé, còn lại, đôi lúc chiều bé một chút, để bé thử “làm người lớn” vài phút như đội thử nón của ba cũng không phải là không thú vị. |
Rất thích rèn luyện kỹ năng vận động. |
Dù là bé trai hay bé gái, giai đoạn này, con cũng tỏ ra hiếu động hơn, thích được tập cách nhảy nhót, leo cầu thang, trèo lên giường, chạy nhảy, chơi các trò chơi khó trong sân chơi tập thể… |
Nên khuyến khích bé vận động vì đây là điều rất quan trọng cho sự phát triển hoàn thiện của trẻ (trẻ học thông qua vui chơi). Tuy nhiên, cần đặc biệt lưu ý đến các yếu tố an toàn. Vì trẻ hiếu động nhưng lại chưa ý thức hết được mối nguy cơ quanh mình. |
Thích mạo hiểm và thử thách. |
Bạn bất ngờ khi hồi 3 tuổi bé còn khá nhát, nhưng giờ thì sẵn sàng leo lên sân khấu để tham gia một trò chơi với người dẫn chương trình. Bé dạn dĩ hơn, luôn muốn được thử với cái mới. |
Hãy khuyến khích và tạo điều kiện cho con thử những trò mạo hiểm “an toàn”, phù hợp. Có thể đăng ký cho con một số lớp năng khiếu vào lúc này. |
4 tuổi, bé tràn đầy năng lượng, nói rất nhiều và rất tò mò. Bé muốn chứng tỏ cho cha mẹ thấy những gì bé có thể làm. Bạn hãy thật kiên trì cùng con nhé!
MẸ CÓ THỂ LÀM GÌ CHO CON?
– Khuyến khích quan hệ của bé với bạn bè.
– Cho bé môi trường vận động an toàn, chẳng hạn cho bé xuống nước nhưng bắt buộc có áo phao và có người giám sát.
– Khi bé tò mò về giới tính, không nên lảng tránh. Hãy chọn những đáp án ngắn, hợp với lứa tuổi của bé để trả lời.
– Có thể phạt bé bằng cách đứng vào một góc, úp mặt vào tường trong vòng 4-5 phút (đừng lâu hơn với bé 4 tuổi!).
– Nên loại bỏ bớt các âm thanh “thụ động” (như tiếng nhạc phát ra từ đồ chơi, tiếng tivi). Thay vào đó, tạo cơ hội tối đa cho bé tự hát hò, tự tạo nên những âm thanh.
– Tăng cường đến mức có thể các trò chơi mang tính thực hành, sáng tạo.
MẸ NHỚ NHÉ!
* 4 tuổi là giai đoạn học tập quan trọng ở bé. Hãy thường xuyên cung cấp các cơ hội để bé sáng tạo và học tập. Nên đưa bé tới sở thú, khu vui chơi thiếu nhi, phòng trưng bày… Nên chọn những cuốn sách minh họa đẹp cho bé làm quen dần với thế giới xung quanh mình.
* Nên bắt đầu dạy cho bé từ các việc như dọn giường sau khi ngủ dậy, sắp xếp bàn ăn và giao cho bé các nhiệm vụ khác. Khi cho trẻ đi học, có thể nhờ thầy cô chú ý quan sát trẻ để ghi nhận xem trẻ có năng khiếu hoặc có niềm yêu thích với môn học hay điều gì mà có thể ở nhà trẻ chưa có điều kiện bộc lộ.