Quá trình sản xuất đang dần phục hồi, phương tiện di chuyển cũng thuận lợi hơn… Vì vậy, khói bụi gia tăng dẫn đến tình trạng ô nhiễm không khí “quay trở lại”. Vậy cần làm gì để giúp không khí trong gia đình sạch hơn.
Ô nhiễm không khí là gì?
Đây là tình trạng báo động hiện nay, được hiệu là sự thay đổi các thành phần của môi trường không khí vì các tác nhân xung quanh như khói, bụi, các chất độc hại… Ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam đang đe dọa đến tự nhiên và đặc biệt là sức khỏe của con người.
Những người dễ bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm không khí
Theo Hiệp hội Phổi Hoa Kỳ cho biết phổi của một người trưởng thành có thể chứa tối đa 6 lít không khí ~ khoảng 1,5 gallon. Nó bao gồm lượng không khí từ hơi thở bình thường cộng với lượng không khí mà bạn hít vào – thở ra trong quá trình hô hấp. Theo ước tính thì bạn tiêu thụ trung bình khoảng 2.000 gallon ~ 7.570 lít không khí mỗi ngày.
Lượng oxy khi hít vào chiếm khoảng 20% không khí và khoảng 15% khi thở ra. Thực tế, chỉ có khoảng 5% lượng oxy được hấp thụ trong quá trình hô hấp và chuyển thành carbon dioxide (CO2). Do vậy, để đáp ứng lượng oxy cần thiết, một con người thường sử dụng khoảng 100 gallon ~ 378 lít oxy tinh khiết mỗi ngày (tức 5% của 2.000 gallon). Chính vì điều này nên ô nhiễm không khí sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người. Trong đó, một số nhóm đối tượng sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất khi không khí bị tác động.
- Những người bị hen suyễn
- Người bị bệnh tim
- Người bị bệnh đường hô hấp
- Trẻ em
- Người lớn hoạt động thể dục ngoài trời
- Người cao tuổi
- Người bị tiểu đường
- Phụ nữ mang thai
Dấu hiệu nhận biết không khí trong nhà bị ô nhiễm
Các chất gây ô nhiễm nguồn không khí có thể phát sinh mùi hoặc không có mùi. Tuy nhiên khi nhà bạn không nấu nướng nhưng vẫn xuất hiện mùi khó chịu thì chắc chắn không khí nhà bạn đang bị ô nhiễm. Nhưng ngay cả khi mùi thơm cũng không có nghĩa là không khí trong lành.
Khi bạn không mắc các bệnh về mắt nhưng mắt của bạn lại thường xuyên xuất hiện các dấu hiệu mờ mắt, cảm giác khô mắt, mắt có màng mỏng, chảy nước mắt, cộm mắt… thì cơ thể đang muốn “báo động” với bạn rằng nguồn không khí đang bị ô nhiễm.
Các triệu chứng về mặt sức khỏe như: ho, đau đầu, chóng mặt… thậm chí là dấu hiệu sức khỏe tinh thành như: mệt mỏi, buồn chán… cũng có thể là cơ thể đang cảnh báo về mức độ ô nhiễm không khí trong nhà.
Nếu gia đình có người mắc phải các bệnh về da như: dị ứng, viêm da, nổi mụn, mẩn ngứa… bạn nên tiến hành kiểm tra chất lượng không khí trong nhà ngay. Có thể kiểm tra chất lượng không khí trong nhà. Bạn có thể dùng máy kiểm tra chất lượng không khí trong nhà.
Cách hạn chế ô nhiễm không khí trong gia đình
Thường xuyên lưu thông không khí trong nhà
Lưu thông không khí trong gia đình là yếu tố quan trọng. Vì nhiều gia đình thường nghĩ rằng cần đóng thật chặt cửa chính và cả cửa sổ để “ngăn” khói bụi vào nhà. Tuy nhiên cách này là không hiệu quả vì không những không ngăn được khói bụi mà còn ảnh hưởng đến chất lượng oxy trong gia đình. Đóng kín cửa sẽ làm lượng không khí trong nhà trở nên “cũ”, đồng thời lượng carbon dioxit bạn thải ra cũng không thoát bên ngoài được. Ngay cả những sản phẩm thường dùng trong gia đình, cũng thải ra nhiều khí độc như radon có nguy cơ gây ung thư phổi. Vì vậy, bạn nên mở cửa thường xuyên để không khí được lưu thông, phòng bạn sẽ trở nên thông thoáng hơn.
Vì vậy, bạn nên thường xuyên mở cửa để đón luồng không khí mới vào trong nhà. Đặc biệt là vào buổi sáng không khí thường sẽ trong lành và nắng ấm, giúp tinh thần bạn thư giãn hơn.
Thường xuyên hút bụi trong nhà
Khói bụi từ nhà máy, phương tiện di chuyển… sẽ phát tán khắp nơi và lọt vào nhà bạn. Sau đó chúng sẽ bám lên các đồ vật trong gia đình, đặc biệt là sàn nhà. Nếu không được loại bỏ, chúng sẽ “một lần nữa” hòa lẫn vào không khí khi bị tác động như: đi lại, gió, quét nhà… Vì vậy để tránh tác hại của khói bụi từ ô nhiễm không khí các bạn nên hút bụi thường xuyên.
Sử dụng chất tẩy rửa tự nhiên
Chất tẩy rửa sẽ hỗ trợ bạn làm sạch không gian nhà cửa, tuy nhiên các sản phẩm này thường chứa những chất hóa học không tốt cho cơ thể. Thậm chí tác động của chúng còn nặng nề hơn ô nhiễm nguồn không khí trong gia đình. Chính vì vậy, để làm sạch không gian nhà cửa các bạn nên dùng những nguyên liệu có sẵn như: chanh, muối, giấm, bột baking soda…
Dùng cây lọc không khí
Từ lâu cây xanh được xem là “tế bào” để cấu tạo thành “lá phổi” rừng xanh của trái đất. Chính vì vậy cây xanh giúp lọc không khí hiệu quả. Bên cạnh đó, cây xanh còn giúp cân bằng độ ẩm của căn phòng, hỗ trợ loại bỏ các chất độc hại có trong nhà như: benzen, khói thuốc lá, formaldehyde có trong thảm trải… Chính vì vậy để giảm tác động từ ô nhiễm không khí, các bạn nên trồng thêm một vài cây xanh trong gia đình. Bạn nên ưu tiên những loại cây không hoa, lá xanh như: Cây dương xỉ Dương xỉ; Cây lan ý; Cây vạn niên thanh; Cây lưỡi hổ; Cây nha đam; Cây tuyết tùng; Cây dây nhện; Cây thường xuân…
Dùng máy điều hòa có chức năng lọc không khí
Hiện nay, nhiều hãng sản xuất đã cho ra đời nhiều dòng máy điều hòa kèm theo chức năng kháng khuẩn khử mùi và làm sạch không khí. Các chức năng này không những giúp lọc sạch không khí cho nhà bạn mà còn đánh bay mùi hôi cũng như ngăn ngừa sự phát triển của nấm mốc. Một lưu ý khi dùng loại máy điều hòa này là các bạn nên thường xuyên vệ sinh lưới lọc để làm sạch cho không gian gia đình bạn.
Dùng máy lọc không khí
Nếu gia đình bạn đã trang bị sẵn điều hòa nhưng không có chức năng lọc bụi bẩn thì có thể trang bị thêm một thiết bị lọc không khí để làm sạch luồng không khí trong gia đình. Những dòng máy này thường hoạt động bằng cách ngăn chặn khói bụi bằng lưới lọc để đưa dòng không khí tươi mới vào gia đình bạn. Đây là một trợ thủ đắc lực để giúp gia đình bạn có nguồn không khí trong lành.
Thường xuyên giặt đồ dùng bằng vải trong gia đình
Như đã nói ở trên khói bụi từ ô nhiễm không khí sẽ bám vào đồ vật trong gia đình, đặc biệt là rèm cửa, thảm… hay các đồ bằng vải khác trong gia đình. Nếu các bạn không vệ sinh kỹ, những đồ vật này dễ sinh mùi ẩm mốc ảnh hưởng đến sức khỏe.
Ô nhiễm không khí là tình trạng báo động hiện nay, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của nhiều người. Chính vì vậy, hãy chủ động bảo vệ gia đình bạn bằng cách thực hiện ngay những biện pháp trên đây nhé!