1. Táo
Táo không chỉ giàu chất xơ, tốt cho tim mạch mà còn có tính mát, lợi tiểu, giảm cholesterol, ngăn ngừa táo bón và ung thư nhờ vào các hợp chất chống viêm. Táo có thể ăn, ép lấy nước hoặc chế biến thành các món bánh đều rất tốt cho quả thận vì nó không chứa natri.
2. Cá
Nguồn dinh dưỡng và vi chất trong cá rất giàu. Bên cạnh đó, cá là nguồn cung cấp các chất béo omega-3 giúp tăng cường khả năng chống viêm, ngăn ngừa những nguy cơ từ bệnh tim, huyết áp cao. Cá còn giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện sức khỏe, có lợi cho hệ tiêu hóa và bài tiết, đẩy nhanh các quá trình hoạt động của thận.
3. Cải bắp, súp lơ
Nên cho bé ăn cải bắp và súp lơ thường xuyên vì chúng giúp thận đào thải và thanh lọc các chất độc trong cơ thể mà thận phải đảm nhiệm chức năng này. Súp lơ cũng tương tự, rất giàu indoles, glucosinolates và thiocyanates. Bạn chỉ cần luộc chín, ăn và nhờ đó sẽ giúp cơ thể bài trừ độc tố, đồng thời cũng giảm tải cho thận trong việc thanh lọc các độc tố trong cơ thể và máu.
4. Bí đỏ
Bí đỏ không chỉ là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao mà còn là bài thuốc hiệu quả đối với thận. Bí đỏ chứa nhiều tinh bột nhưng chỉ số đường huyết (GI) của nó rất thấp, do đó nó làm giảm lượng đường trong máu giúp quá trình lọc máu ở cầu thận được dễ dàng hơn. Như vậy, ngay cả trong trường hợp thận của bé bình thường, bạn cũng nên tăng cường bí đỏ vào bữa ăn của con nhé.
5. Hồng xiêm
Loại trái cây rất quen thuộc này có chứa hàm lượng sodium rất thấp (chất này có hầu hết trong các loại trái cây và muối). Hàm lượng sodium cao sẽ ảnh hưởng đến thận, huyết áp và tim mạch. Do hàm lượng sodium thấp và có vị ngọt của đường tự nhiên nên ngay cả khi thận của bé thuộc dạng yếu vẫn có thể ăn thường xuyên để giảm nguy cơ và các biến chứng bệnh nguy hiểm.
6. Lòng trắng trứng
Với trẻ có sức khỏe và chức năng thận bình thường, bạn có thể cho trẻ ăn cả lòng đỏ lẫn lòng trắng trứng. Nhưng trong trường hợp thận của trẻ hơi yếu, nên giảm bớt lòng đỏ, thay vào đó là tăng cường lòng trắng trứng. Trong thành phần của lòng trắng trứng có chứa protein có lợi cho thận. Một số ngày trong tuần, bạn có thể tách trứng lấy phần lòng trắng để chiên hoặc cho vào canh cho bé ăn nhé.
MẸ CẦN BIẾT
Để đảm bảo thận của trẻ phát triển tốt ngay từ những năm tháng đầu đời, mẹ cần vệ sinh sạch sẽ vùng đi tiểu của trẻ. Khi phát hiện tiểu đục hay đau cần đưa tới bác sĩ chuyên khoa để thăm khám. Về thói quen ăn uống, nhiều mẹ hay “bồi dưỡng” bằng cách cho con ăn chất đạm quá nhiều nhưng thận của bé dưới 6 tháng tuổi không lọc được hết chất đạm. Do đó, lượng chất đạm đưa vào cơ thể cần phù hợp với lứa tuổi. Ngoài ra, không nên cho trẻ ăn quá mặn ảnh hưởng đến thận.
Một yếu tố quan trọng khác có liên quan đến hoạt động của thận là nước, tuy nhiên cần lưu ý không cho trẻ uống quá nhiều hay quá ít nước. Với trẻ dưới 1 tuổi, tính cả sữa, nước canh cho vào cơ thể thì uống khoảng 1 lít/ngày là phù hợp.
Dấu hiệu của các bệnh liên quan đến thận khi rõ ràng là đã vào giai đoạn muộn. Còn dấu hiệu sớm có chăng chỉ là chậm tăng cân, xanh xao, nôn ói… nhưng nhiều phụ huynh thường bỏ qua những dấu hiệu sớm này và thường đưa đến các chuyên khoa khác để thăm khám, chứ không nghĩ đó là bệnh liên quan đến thận.