Bên cạnh việc tuân thủ các quy tắc để phòng Covid-19, chúng ta nên trang bị thêm kiến thức về các bệnh do ảnh hưởng thời tiết gây ra. Nhất là trong thời điểm “sáng nắng, chiều mưa” như hiện nay. Sau đây Mẹ và Con sẽ tổng hợp giúp các bạn về những bệnh thường gặp khi thời tiết thay đổi đột ngột.
Viêm phổi
Đây được xem là một trong những bệnh thường gặp nhất khi thời tiết thay đổi, đặc biệt là khi trời chuyển sang thu (thường hanh khô) và nhiều không khí lạnh vào những tháng cuối năm. Lúc này phổi sẽ không thích nghi kịp và dẫn đến tổn thương, đặc biệt là trẻ em. Khi phổi bị viêm, các phế nang tổn thương khiến các dưỡng khí khó có thể đi vào máu nên ảnh hưởng rất lớn đến cơ thể (cơ quan ảnh hưởng đầu tiên chính là não bộ). Nếu viêm phổi diễn biến nặng có thể dẫn đến tử vong.
Triệu chứng bệnh viêm phổi thường gặp nhất là ho khan, ho có đờm, đờm màu vàng, xanh, trắng đục… lúc này đường hô hấp đã bị nhiễm khuẩn, nên đôi khi có thể ho ra máu. Người bị viêm phổi còn có các triệu chứng như tức ngực, khó thở, nhịp tim đập nhanh, sốt…
Khi cơ thể xuất hiện các dấu hiệu trên kèm theo cảm giác sức khỏe suy yếu và thường xuyên mệt mỏi… nhất là nặng ngực thì nên đến ngay các cơ sở y tế để được bác sĩ chẩn đoán và có hướng điều trị phù hợp. Để phòng bệnh viêm phổi khi thời tiết thay đổi, các bác sĩ thường khuyên nên chú ý rèn luyện sức khỏe để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Với trẻ em, cần ủ ấm và bổ sung nhiều dưỡng chất vào thực đơn những ngày chuyển mùa.
Sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do siêu virus Dengue (DEN) gây ra. Bệnh lây do loài muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn) đốt từ người bệnh truyền sang cho người lành. Vào những lúc thời tiết mưa nhiều như hiện nay chính là thời điểm sinh sản của muỗi, bên cạnh đó thời tiết thay đổi đột ngột nên muỗi sẽ di chuyển vào nhà nhiều hơn.
Bệnh sốt xuất huyết có thể nhận biết thông qua hai dấu hiệu chính là sốt và xuất huyết (chân răng, dưới da…). Bệnh này nguy hiểm vì có thể làm giảm tiểu cầu trong máu một cách đột ngột. Nếu lượng tiểu cầu thấp sẽ gây tình trạng chảy máu không cầm được. Tuy nhiên tình trạng nặng hơn có thể gây chảy máu nội tạng và nguy hiểm đến tính mạng. Bên cạnh đó, sốt xuất huyết còn gây ra tình trạng sốc và tụt huyết áp. Hiện nay chưa có thuốc điều trị bệnh sốt xuất huyết cũng như chưa có vắc xin phòng bệnh. Chính vì vậy, phương pháp hữu hiệu nhất chính là chủ động phòng bệnh sốt xuất huyết bằng cách đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng; ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày. Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.
Đau mắt đỏ
Đau mắt đỏ cũng là một trong những loại bệnh thường gặp khi thời tiết chuyển mùa, bệnh do vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể. Thông thường bệnh đau mắt đỏ thường có những biểu hiện như: nước mắt giàn giụa, mắt bắt đầu đỏ ngầu, sưng và đau nhức mắt… đặc biệt bệnh đau mắt đỏ thường tạo cảm giác
Đau mắt đỏ sẽ gây cho bệnh nhân những khó chịu vùng mắt: mắt đỏ ngầu, nước mắt giàn giụa, sưng nhức mắt… Và đặc biệt, khiến người mắc không thể tự tin khi giao tiếp. Để phòng tránh bệnh, bạn nên chú ý giữ gìn vệ sinh cá nhân, nhà ở, phòng ngủ. Đặc biệt bệnh đau mắt đỏ rất dễ lây lan nên tuyệt đối không tiếp xúc gần với người bệnh. Đặc biệt là không dùng chung khăn, chậu rửa, không dụi mắt bằng tay, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng. Khi ra ngoài nên đeo kính thường xuyên, có thể nhỏ mắt hàng ngày bằng nước mắt nhân tạo, thường xuyên giặt khăn mặt bằng xà phòng và phơi dưới ánh nắng trực tiếp…
Nếu mắc bệnh cần nghỉ 7 – 10 ngày đẻ cách ly và điều trị dứt điểm, tránh lây lan sang người khác.
Bệnh cảm cúm
Cảm cúm, cảm lạnh… là bệnh thường gặp khi thời tiết thay đổi đột ngột. Đây là thời điểm mà hệ miễn dịch suy yếu và tạo điều kiện để các loại virus gây bệnh hoạt động mạnh hơn, tấn công cơ thể dễ dàng hơn đặc biệt là trẻ em. Cảm lạnh hay cảm cúm là bệnh không quá nghiêm trọng nếu điều trị kịp thời và đúng cách. Tuy nhiên nếu chủ quan, tình trạng bệnh có thể nặng hơn và ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe.
Để phòng tránh bệnh này cũng rất đơn giản, bạn nên giữ ấm cơ thể, mặc quần áo và quấn khăn kín cổ nếu thời tiết quá lạnh. Trẻ em và người cao tuổi nên hạn chế di chuyển ra ngoài khi thời tiết trở lạnh. Đặc biệt là lúc sáng sớm và khuya.
Dị ứng thời tiết
Bên cạnh mũi thì làn da chính là bộ phận chịu ảnh hưởng nhiều nhất khi thời tiết thay đổi, đặc biệt là những bạn có làn da nhạy cảm. Khi thời tiết bất ngờ chuyển từ nóng sang lạnh, nhiệt độ chênh lệch quá nhanh khiến làn da xuất hiện tình trạng mẩn ngứa, khô da, nứt nẻ, phát ban… đây là những dấu hiệu của tình trạng dị ứng thời tiết. Bệnh này sẽ ảnh hưởng đến thói quen sinh hoạt, dẫn đến tình trạng khó chịu cho làn da.
Để khắc phục tình trạng này các bạn nên mặc quần áo dài tay khi thời tiết trở lạnh hay chọn các loại vải có khả năng thấm hút tốt khi thời tiết đột ngột nóng lên. Hạn chế ăn các đồ ngọt, uống rượu bia, thực phẩm lạ… Đặc biệt các bạn nên chăm sóc da thật kỹ càng, vệ sinh cơ thể và dùng kem dưỡng để tránh khô da. Nếu tình trạng khô da nghiêm trọng, kèm theo các triệu chứng ngứa rát da và suy yếu sức khỏe hãy đến ngay bệnh viện da liễu để được chẩn đoán và có hướng điều trị kịp thời.
Viêm xoang
Viêm xoang là một trong những bệnh thường gặp ở nước ta, nhất là khi thời tiết giao mùa chuyển sang thu. Lúc này độ ẩm trong không khí thấp, hanh khô tăng cao khiến các niêm mạc mũi bong ra. Từ đó dẫn đến tình trạng hắt hơi, sổ mũi và đau nhức kéo dài. Đặc biệt viêm xoang có thể gây đau ngứa họng.
Tuy không quá nguy hiểm như các bệnh thường gặp do thời tiết khác nhưng đây là bệnh khó chữa dứt điểm, ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Chính vì vậy, bên cạnh việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, các bạn cần hạn chế dùng đồ lạnh, không mặc quá phong phanh và đeo khẩu trang để hạn chế mũi tiếp xúc với không khí lạnh.
Đau nhức xương khớp
Khi thời tiết đột ngột trở lạnh, áp suất khí quyển và nhiệt độ giảm, độ ẩm trong không khí lại tăng dẫn đến nhiều bệnh lý xương khớp. Nguyên nhân là do áp suất khí quyển giảm xuống, các mô nở ra và tạo áp lực lên các khớp, độ ẩm tăng góp phần gây nên tình trạng sưng mỏi. Đồng thời nhiệt độ giảm sẽ ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu trong cơ thể, khiến các đốt ngón tay tê cứng và đau buốt.
Để phòng bệnh thường gặp do thời tiết thay đổi này, các bạn nên chú ý đến khẩu phần ăn uống, tăng cường ăn các đồ ấm nóng vào trời lạnh, thường xuyên mặc quần áo dài tay để hạn chế không khí lạnh.
Thời tiết thay đổi ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. Vì vậy, các bạn hãy tự chăm sóc bản thân bằng cách tập luyện thể thao thường xuyên, tăng cường dinh dưỡng… Bên cạnh đó, hãy chia sẻ với người thân về những bệnh thường gặp do thời tiết thay đổi để tất cả chúng ta luôn khỏe mạnh nhé!