Bạn ngứa da, nóng rát, mẩn đỏ khi bị dính mưa, nhất là những cơn mưa đầu mùa? Vì sao lại có tình trạng như thế? Mời bạn cùng Mẹ và Con tìm lời giải đáp ngay nhé!
Vì sao nước mưa làm da ngứa, rát?
Nước mưa khá giống với các loại nước cất thông qua quá trình bay hơi và tích tụ được hơi nước để trở thành dạng lỏng trở lại. Tuy nhiên môi trường ô nhiễm, không khí có nhiều bụi bẩn cũng như các tạp chất từ nhà máy, phương tiện giao thông… ảnh hưởng đến quá trình ngưng tụ thành nước cũng bị nhiễm tạp chất. Từ đó quá trình sản xuất nước mưa bị ảnh hưởng thêm vào đó quá trình nước mưa rơi xuống cũng hòa tan với các tạp chất trong không khí tạo thành axit.
Tình trạng không khí ở những thành phố lớn khu công nghiệp như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội… chứa rất nhiều hợp chất như CO2, NO2… kết hợp với các -OH trong nước mưa sẽ tạo thành các chất chứa chỉ số pH thấp, cộng với đó là các hợp chất từ xăng, bụi, vi khuẩn, hợp chất hữu cơ… sẽ dẫn đến kích ứng trên da. Tình trạng da bị kích ứng sẽ khiến bề mặt tiếp xúc với nước mưa ngứa và nóng rát hơn rất nhiều. Đặc biệt là khi các bạn di chuyển qua những nơi quốc lộ, đông xe, khu công nghiệp… tình trạng này sẽ ngày càng trầm trọng hơn.
Trong cơn mưa, càng về sau nước mưa càng sạch hơn. Tuy nhiên với sự ô nhiễm như hiện nay thì lượng tạp chất có trong nước mưa là quá nhiều và dễ làm da kích ứng, ửng đỏ, ngứa. Đi mưa càng lâu thì da càng ngứa, rát. Đây là tình trạng thực tế mà ngày một nhiều người gặp phải.
Triệu chứng da bị kích ứng với nước mưa
Với nhiều người sau khi đi mưa về chỉ cần tắm rửa sạch sẽ, sau đó thấm khô mặt thì da sẽ không hề xuất hiện bất kỳ những tổn thương gì? Nhưng một số người sau khi đi mưa về sẽ xuất hiện các triệu chứng như da bị xót ngứa, bị nổi mẩn đỏ ở tay, chân hoặc khắp cơ thể.
Ban đầu mọi thứ khá nhẹ nhàng và hầu như không gây khó chịu gì cho mọi người, nhưng về lâu dần sẽ xuất hiện các cảm giác khó chịu hơn như phát ban nóng rát rất khó chịu. Đặc biệt là khi gãi sẽ càng làm cho các nốt nổi mẩn đỏ lan rộng ra hơn.
Bên cạnh đó khi da bị kích ứng với nước mưa còn xuất hiện các dấu hiệu như:
Sưng tấy đỏ
Những người bị dị ứng với nước mưa dấu hiệu ban đầu là nổi mẩn đỏ tạo cảm giác ngứa khó chịu, nặng hơn các nốt mẩn đỏ sẽ sưng to hơn.
Nổi mề đay cấp tính
Đây là một triệu chứng đặc trưng nhưng rất nguy hiểm của da bị kích ứng cho nước mưa, khi tình trạng chuyển biến đến giai đoạn này sẽ xuất hiện các vùng da đỏ sưng nhẹ khiến cơ thể rơi vào trạng thái khó thở, huyết áp tụt nhanh, sốc phản vệ và có thể tử vong nếu không điều trị kịp thời.
Da bị dị ứng nên kiêng gì?
Bên cạnh các phương pháp điều trị bằng các loại thuốc chuyên dụng như: thuốc kháng sinh histamin, thuốc kháng thụ thể H2, doxepin, Prednisolone, Corticoid… thì các bạn cần xây dựng lối sống lành mạnh, chế độ sinh hoạt khoa học như sau:
- Tăng cường uống các loại nước ép để tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, nhằm chống lại các tác nhân gây dị ứng từ môi trường bên ngoài đặc biệt là nước mưa
- Không dùng thuốc lá, thức uống có cồn như bia rượu, tránh tiếp xúc với khói thuốc lá, bụi bẩn, nước mưa…
- Giữ cơ thể ở mức nhiệt ổn định để hạn chế tình trạng nhiệt độ thay đổi đột ngột
- Bổ sung thêm nhiều loại rau củ, trái cây, chứa vitamin C, uống nhiều nước để điều hòa cơ thể
- Xây dựng chế độ tập luyện thể dục thể thao để tăng sức đề kháng
- Có thể bổ sung các loại thuốc chứa vitamin B1, B6, B12…
- Tránh xa những nơi ồn ào để không bị hạ huyết áp, đau đầu
- Khi da bị kích ứng và xuất hiện những dấu hiệu đầu tiên thì cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ những nơi nổi mẩn đỏ, sau đó đến bác sĩ ngay nếu có dấu hiệu bất thường
- Nếu da bị ngứa đỏ, tránh gãi hoặc ma sát mạnh trên da vì dễ gây ra tình trạng nhiễm trùng hoặc viêm da nặng hơn
- Vào mùa mưa bạn nên mặc những loại quần áo mỏng nhẹ, mềm mại dễ thấm mồ hôi nhằm giúp da hạn chế tình trạng cọ xát và tránh nổi mẩn đỏ khắp cơ thể
Da bị kích ứng nước mưa có nguy hiểm không?
Dị ứng nước mưa là một trong những tình trạng phổ biến nhưng nhiều bạn thường không chú ý vì triệu chứng thoáng qua và nhanh hết. Nhưng da bị kích ứng do nước mưa có thể tiềm ẩn một bệnh khá nguy hiểm. Nhiều trường hợp dị ứng da do thời tiết không chữa trị kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Biện pháp hạn chế tình trạng da bị kích ứng nóng rát khi đi mưa
Vào mùa mưa khiến những người dị ứng với nước mưa luôn gặp cảm giác khó chịu, sau đây là những biện pháp giúp làm giảm cảm giác nóng rát khi đi mưa:
Che kín người bằng áo mưa
Đối với những bạn thường xuyên có cảm giác khó chịu khi đi mưa thì một chiếc áo mưa che cả gương mặt hay một chiếc kính là điều cần thiết. Nhờ vậy bạn sẽ không phải lo khi nước liên tục táp vào mặt gây đau đớn. Nếu bạn không có những vật dụng trên, bạn nên mặc áo mưa sau đó kéo mũ ra phía trước 1 tý để hạn chế nước mưa bắn vào mặt.
Tắm sạch người sau khi đi mưa
Để phòng tránh tối đa tình trạng dị ứng nước mưa, sau khi đi mưa về các bạn nên đi tắm rửa sạch sẽ ngay. Trước khi tắm các bạn nên nghỉ ngơi, sau đó ngâm chân với nước ấm. Đặc biệt nếu bạn mang vớ kín thì hãy tháo ra rồi rửa sạch chân để hạn chế các nấm mốc, ký sinh trùng xâm nhập vào da.
Mẹo nhỏ cho các bạn là nên tắm bằng nước ấm để các vết ngứa, sưng đỏ cảm thấy dễ chịu hơn. Bên cạnh đó các bạn nên gội đầu thật kỹ để phòng tránh bệnh nấm da đầu và ngăn ngừa gàu. Sau khi tắm các bạn nên lau người thật sạch kể cả ở kẽ tay, kẽ chân.
Làm ấm cơ thể
Sau khi đi mưa về các bạn có thể dùng một ly nước ấm hay uống một ly trà gừng thêm mật ong để giữ ấm cho cơ thể. Khi cơ thể được ấm hơn sẽ giảm đi cảm giác khó chịu cho da bị kích ứng nước mưa rất hiệu quả.
Hiện nay là đầu mùa mưa nên nước mưa thường chứa nhiều tạp chất độc hại hơn bao giờ hết, chính vì vậy tình trạng da bị kích ứng do trời mưa cũng ngày càng phổ biến. Nếu sau khi đi mưa tình trạng nóng rát lan rộng và không thuyên giảm dù đã làm nhiều cách thì bạn nên nhanh chóng thăm khám các bác sĩ để được chẩn đoán chính xác nhất nhé!
Có thể thấy, dị ứng nước mưa mặc dù hiếm gặp nhưng vẫn có thể xảy ra. Do đó, nếu thấy bản thân có các dấu hiệu nghi dị ứng nước thì nên nhanh chóng thăm khám bác sĩ để được được chẩn đoán chính xác và có biện pháp điều trị ứng phó phù hợp