Trước tình hình dịch bệnh càng phức tạp, các mẹ bầu đang rất băn khoăn thậm chí là hoang mang. Vậy có cách nào đảm bảo an toàn cho mẹ và bé? Cùng Mẹ và Con đọc thêm những kiến thức dưỡng thai mùa dịch để bảo vệ thật tốt cho bản thân và thai nhi, mẹ nhé!
Những lưu ý khi mẹ bầu dưỡng thai mùa dịch
Để bảo vệ bản thân, bạn hãy thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước trong 20 giây hoặc sử dụng chất khử trùng tay có cồn (trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh).
Sử dụng khăn giấy để lau sau cơn ho và hắt hơi của bạn, vứt bỏ và rửa tay ngay lập lức sau đó. Lưu ý khi ho hoặc hắt hơi thì đừng bàn tay che lại mà hãy dùng khuỷu tay để hạn chế các giọt bắn vào những người xung quanh.
Bạn cũng nên tự cách ly và tránh tiếp xúc với nhiều người, bao gồm:
- Hạn chế tụ tập nơi đông người và giữ khoảng cách hợp lý với người khác (khoảng 1,5m)
- Hạn chế bắt tay, ôm hoặc hôn những người xung quanh
- Hạn chế tiếp xúc những đối tượng đang bị bệnh và có sức đề kháng yếu chẳng hạn như người già, người đang nằm viện, trẻ sơ sinh.
Các chất dinh dưỡng cần cho việc dưỡng thai mùa dịch
Chuyên gia dinh dưỡng đưa ra lời khuyên dinh dưỡng cho các mẹ bầu trong mùa dịch như sau:
Mang thai được chia thành ba giai đoạn: tam cá nguyệt. Trong tam cá nguyệt đầu tiên, điều cần lưu ý là đảm bảo thai nhi được phát triển tốt trong bụng mẹ. Nhu cầu calo của phụ nữ trong tam cá nguyệt này gần như tương đương với phụ nữ trưởng thành không mang thai. Trong tam cá nguyệt đầu tiên, trọng tâm cũng là axit folic, có trong táo, rau lá xanh và rau mầm. Trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba, nhu cầu về calo và protein tăng lên. Chế độ ăn uống nên tăng lượng calo, nên mẹ bầu hãy bổ sung sữa nguyên chất, các loại hạt, đặc biệt là hạnh nhân, quả óc chó, hạt hỗn hợp (hạt lanh, bí ngô, dưa), thực phẩm giàu protein như đậu, mầm, trứng…
Thực phẩm giàu axit béo Omega-3 như quả óc chó và hạt lanh, thực phẩm giàu chất xơ như trái cây và salad cũng nên được bổ sung để các vitamin và khoáng chất nuôi dưỡng, xây dựng khả năng miễn dịch và cung cấp chất xơ để đảm bảo cho bạn không bị táo bón. Giữ chế độ ăn uống cân bằng với một phần protein, rau xanh, chapati, kê… Củ nghệ cũng có lợi trong việc bảo vệ mẹ bầu khỏi sự tấn công của vi rút.
Ngoài ăn uống đầy đủ, bạn cũng phải đảm bảo nghỉ ngơi tốt để đảm bảo khả năng miễn dịch của cơ thể.
Ngoài ra, đối với phụ nữ mang thai có kết quả dương tính, đây là một số mẹo để giúp chống lại vi rút chỉ về mặt dinh dưỡng:
- Uống sữa nghệ ít nhất hai lần/ngày
- Giữ nước, bằng nước trái cây tươi, sữa bơ mới làm…
- Giữ lượng protein cao trong mỗi bữa ăn, bao gồm bữa sáng, bữa trưa, bữa ăn nhẹ và bữa tối.
- Tránh thức ăn chiên và đồ ăn vặt
- Tiếp tục bổ sung vitamin, bao gồm cả vitamin C
Những hoạt động cần làm khi dưỡng thai mùa dịch
Giữ tâm trạng thoải mái, thư giãn
Để duy trì sự tỉnh táo và bình an cho tinh thần, hãy làm theo lời khuyên của bác sĩ, bao gồm kiểm tra nhiệt độ thường xuyên, thực tập các các bài tập thở, duy trì thói quen suy nghĩ tích cực. Không nên tự mua thuốc dựa trên tin đồn hoặc lời khuyên trên mạng xã hội. Dưới đây là những cách khác để giảm căng thẳng tinh thần:
Điều quan trọng là làm dịu hệ thống thần kinh của bạn bằng cách tham gia vào hơi thở chánh niệm. Bạn có thể sử dụng kỹ thuật 4-7-8, nghĩa là hít thở đến số đếm bốn, giữ hơi thở đến số đếm bảy và nhả hơi thở đến số đếm tám. Lặp lại ba lần như vậy vì điều này có thể giúp bạn giải tỏa căng thẳng.
Tập thể dục
Tập thể dục có tác dụng giải phóng endorphin có lợi cho sự phát triển của thai nhi và là ‘hormone hạnh phúc’, giúp bạn luôn vui vẻ.
Giảm tiếp xúc với tin tức tiêu cực
Nếu tin tức ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của bạn và khiến bạn bồn chồn, hãy tránh xem hoặc đọc. Điều cần thiết là bạn phải xem nhiều loại tin tức khác nhau như thể thao, quốc tế, kinh doanh và không chỉ liên quan đến Covid-19.
Đọc sách để bổ sung kiến thức thai kỳ và sinh sản
Hãy dành thời gian này để đọc những cuốn sách về quá trình sinh nở, phát triển của trẻ, hoặc đầu tư thời gian này để chuẩn bị tâm lý về cách chăm sóc em bé sau này. Khi chuẩn bị đầy đủ kiến thức, bạn sẽ giảm bớt sự hoảng sợ, và những nỗi lo lắng thái quá.
Một số câu hỏi thường gặp khi mang thai mùa dịch
Điều gì xảy ra với bạn khi dương tính với Covid-19?
Phụ nữ bị nhiễm Covid-19 khi đang mang thai dự kiến sẽ gặp các triệu chứng nhẹ đến trung bình, tương tự như bị cảm lạnh hoặc cúm. Các triệu chứng này rất dễ nhận biết và khi có triệu chứng bất thường bạn phải lập tức đến bệnh viện để bác sĩ theo dõi chặt chẽ. Hầu hết các thai phụ sẽ hồi phục hoàn toàn, cũng như sẽ không có bất kỳ rủi ro nào đối với thai nhi.
Vi-rút Covid-19 có truyền cho bé trong thai kỳ không?
Đã có một số trường hợp gần đây cho thấy Covid-19 có thể được truyền từ mẹ sang con (được gọi là ‘lây truyền dọc’). Tuy nhiên, điều này vẫn cần được xác nhận và vẫn đang trong giai đoạn đầu của việc nghiên cứu. Đa phần thì với các ca bệnh trước, vi-rút suy hô hấp này sẽ không lây truyền qua đường hô hấp của bé. Do đó, bé sẽ không bị tổn hại hoặc có nguy cơ mắc bất kỳ bệnh nào liên quan đến Covid-19.
Có nên tiêm vaccine COVID-19 nếu tôi đang mang thai?
Theo các bác sĩ và chuyên gia tiêm chủng tại Viện Hoàng gia Úc và New Zealand (RANZCOG), mẹ bầu có thể tiêm vaccine trong khi mang thai và còn được khuyến cáo nên tiêm càng sớm càng tốt, ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ. Tuy vậy, trước khi mẹ cần đến bệnh viện kiểm tra tình trạng sức khỏe và cơ chế dị ứng của cơ thể trước thành phần của vaccine để tránh những trường xấu có thể xảy ra sau khi tiêm.
Nếu đã đến lúc sinh nở, sinh con trong bệnh viện có an toàn không?
Nếu bạn đã lên kế hoạch sinh con trong bệnh viện, đó vẫn là nơi an toàn nhất cho bạn. Các bệnh viện luôn có biện pháp tiệt trùng và khử khuẩn đúng tiêu chuẩn để đảm bảo bạn và em bé của bạn được an toàn.
Hãy luôn bổ sung chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng và thường xuyên thực hiện các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh. Thật không dễ dàng khi mang thai trong thời kỳ dịch bệnh nguy hiểm như thế này, nhưng đó không phải là những gì bạn nên lo sợ. Một tâm lý vững vàng và lạc quan sẽ giúp các mẹ bầu dưỡng thai mùa dịch thật tốt cũng như sẵn sàng đón bé yêu chào đời. Mẹ và Con chúc mẹ bầu khỏe mạnh, sinh nở thuận lợi.