Dù phạt con là điều cần thiết trong quá trình nuôi dạy trẻ nhưng Tạp chí Mẹ và Con tin rằng, chẳng ai muốn làm điều này với con mình cả. Tuy nhiên, để hướng con thành người tốt, bạn cần phải biết phạt con đúng cách sao cho trẻ ý thức được việc làm của mình là sai, nhưng vẫn không làm đến tâm lý và lòng tự trọng. Và đây là bí quyết dành cho bạn.
Không nên phạt trẻ nghịch ngợm
Tâm hồn của trẻ như một tờ giấy trắng nên sẽ luôn hướng về điều thiện và không muốn làm hại bất kỳ ai. Vì trẻ muốn khám phá thế giới xung quanh, nên vì vậy đôi khi các trò đùa nghịch ngợm như: trèo lên cao để hái trái hay chạy giỡn té ngã làm đổ vỡ đồ đạc…
Nhưng nhiều bố mẹ lại chọn cách phạt trẻ sau mỗi tai nạn vô ý đó. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển sau này của trẻ, trẻ có nguy cơ trở thành một người thiếu khả năng quyết đoán hay chỉ có thể làm tốt mọi việc nhưng cần có hướng dẫn hay mệnh lệnh từ người khác. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thăng tiến của trẻ đấy.
Thay vì ra lệnh hãy gợi ý
Nhiều người nghĩ rằng cách giáo dục truyền thống luôn là tốt nhất. Đó chính là ra lệnh con trẻ làm theo ý mình. Người lớn lập luận rằng: Bố mẹ lớn tuổi, đã trải qua rồi nên điều này là đúng và con cần làm theo những gì được chỉ dạy hay bạn thường dùng ngữ cảnh là lúc trước bố mẹ cũng dạy mình như thế nên cho rằng cách phạt con này là đúng.
Bạn có bao giờ nhận ra sự khác biệt giữa 2 câu nói: “Con không nên chơi game” và “Con không được chơi game” hay không? Câu đầu mang ý nghĩa là gợi ý và đưa ra lời khuyên, câu sau là ra mệnh lệnh. Bố mẹ nên sử dụng câu gợi ý và mệnh lệnh thật thích hợp. Ban đầu hãy gợi ý bé thực hiện những điều đúng sau đó bạn hãy cho bé 2 lần lặp lại lỗi sai thì hãy dùng câu mệnh lệnh là không được làm điều đó nữa. Nếu trẻ vẫn tái phạm, bạn có thể áp dụng cách phạt con là răn dạy hay khẽ vào tay.
Phạt con không nên theo cảm tính
Khi trẻ không vâng lời hay không làm theo ý mình nhiều bố mẹ trở nên tức giận và không thể kiểm soát cảm xúc của mình dù rất yêu thương con. Điều này xảy ra khi bố mẹ đã quá kỳ vọng vào con trẻ. Khi những kỳ vọng này không được đáp ứng sẽ dẫn đến những cảm xúc tiêu cực. Chính vì vậy, bạn nên cố gắng kìm nén cảm xúc này.
Theo nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những đứa trẻ được nuôi dạy trong môi trường thường xuyên bị bố mẹ la mắng sẽ dễ gặp vấn đề trong tương lai. Thông thường trẻ sẽ mắc các hội chứng như sợ xã hội, ngại giao tiếp, không dám thể hiện ý kiến cá nhân…
Cách phạt con đúng là tránh nơi công cộng
Môi trường công cộng thường là nơi chứa rất nhiều thứ hấp dẫn các bé, luôn khiến trẻ tìm tòi nhiều hơn nên vô tình phạm phải nhiều lỗi sai không mong muốn. Chính vì vậy, nhiều bố mẹ cũng phạm phải sai lầm là phạt con ở nơi công cộng, điều này khiến trẻ cảm thấy xấu hổ và tự ti.
Khi trưởng thành trẻ thường sẽ rụt rè trước đám đông và không dám trình bày ý kiến cá nhân của mình. Do đó, bạn không nên phạt trẻ ở siêu thị, ngoài đường, công viên… đặc biệt là lớp học.
Không nên dọa mà phải thực hiện ngay lời cảnh báo
Theo các chuyên gia, trẻ thường sẽ ghi nhớ rất rõ lời nói của bố mẹ. Chính vì vậy nhiều bố mẹ chỉ dọa nhưng không phạt con càng khiến việc dạy trẻ khó khăn hơn so với việc bạn phạt con. Mỗi khi trẻ phạm sai lầm bạn dọa là sẽ phạt trẻ thì ngay lập tức trẻ sẽ ghi nhận đó chỉ là lời nói thôi và về lâu dần trẻ sẽ không còn tin vào lời nói của bạn nữa. Ngoài ra, trẻ sẽ không thể hiểu được sự khác biệt giữa tốt và xấu vì không có hành động hay cách phạt con nào được áp dụng.
Khi không xác định được bé nào có lỗi, hãy phạt cả hai
Khi trẻ chơi với bạn bè hay anh chị em trong gia đình chắc hẳn sẽ không tránh được tình trạng tranh chấp, tranh cãi… không mong muốn. Ngay lúc này, bạn sẽ thành “người phán xử” lỗi sai thuộc về ai rồi phạt con đúng cách. Nhưng việc này không hề đơn giản vì trẻ thường nghĩ rằng mình luôn là người đúng. Nếu không phân biệt lỗi thuộc về ai các bạn nên phạt cả hai.
Nếu chỉ phạt một người sẽ khiến đứa còn lại thấy khó chịu và tổn thương tâm lý khi bản thân mình lại là người gánh tội nhưng lại không gây ra lỗi lầm nào. Đứa còn lại sẽ thấy mình đã dễ dàng thoát tội trong khi đã gây ra lỗi lầm gì đó, điều này sẽ khiến trẻ có suy nghĩ là việc thoát lỗi rất dễ dàng cho dù bạn phạm phải lỗi gì lớn.
Không nhắc đến sai phạm trong quá khứ
Một trong những quy tắc để tạo nên cách phạt con đúng chính là: phạt – tha thứ – lãng quên. Một đứa trẻ liên tục bị phạt và nhắc nhở lại những sai lầm trong quá khứ rất dễ trở nên nhút nhát và chỉ số AQ kém hay trẻ sẽ bị bóng ma tâm lý và sẽ không dám phát triển bản thân vì sợ sẽ mắc lại lỗi lầm trong quá khứ.
Nếu trẻ cứ lặp lại một sai lầm trong quá khứ, các bạn không nên tìm cách phạt trẻ nữa mà hãy sử dụng biện pháp tư vấn và phân tích những lỗi sai đó cho trẻ biết.
Hình phạt phải phù hợp với trẻ
Mỗi hình phạt đặt ra cho con trẻ cần đảm bảo sự công bằng và rõ ràng. Các bạn không nên đưa ra cùng một hình phạt khi con làm vỡ bình hoa và bị điểm kém. Với những sai phạm nhỏ hãy phạt trẻ bằng các hình phạt nhẹ, đối với những lỗi sai nghiêm trọng có thể phạt trẻ nặng hơn.
Bạn cũng nên nắm được sở thích của trẻ. Nếu con bạn thích xem cách chương trình giải trí trên tivi, chơi game… thì hình phạt thích hợp nhất chính là giới hạn thời gian xem chương trình của trẻ hay giới hạn thời gian chơi game của trẻ. Hình phạt càng gia tăng lên nếu như trẻ mắc lỗi lớn. Bạn có thể suy nghĩ đến hình phạt cấm túc trẻ vào những ngày cuối tuần để trẻ có thể nhận thấy lỗi sai của mình.
Khi trẻ luôn bị phạt giống nhau vì những lỗi khác nhau, trẻ không thể xây dựng một hệ thống giá trị đạo đức tốt, vì chúng không thể phân biệt điều nào là quan trọng, điều nào không.
Cách phạt con đúng là không dùng từ ngữ tiêu cực
Khi trẻ phạm phải các lỗi sai bố mẹ thường rất khó kiểm soát được cảm xúc của mình. Điều này khiến nhiều bố mẹ sản sinh ra cảm xúc tiêu cực và những từ ngữ mỉa mai tiêu cực. Các nhà tâm lý học khuyên bạn chỉ nên sử dụng từ ngữ mang ý nghĩa trung lập hay đề nghị một hành động khác để con sửa sai.
Đối với trẻ nhạy cảm, điều này có thể chạm vào lòng tự trọng và ghi ấn tượng không tốt mỗi khi nhắc đến bố mẹ (bé gái là người có ảnh hưởng lớn nhất). Vì vậy, bạn hãy đặc biệt cẩn thận khi áp dụng cách phạt con bằng lời nói.
Mẹ và Con hy vọng những cách phạt con đúng trên đây sẽ giúp bạn có thêm những phương pháp hay trong cẩm nang nuôi dạy con. Chúc bé của bạn luôn ngoan ngoãn, vui khỏe!