Dầu ăn là một nguyên liệu cực kỳ cần thiết và được sử dụng rất thường xuyên trong việc nấu nướng hàng ngày. Chúng ta có thể sử dụng dầu ăn để chế biến tất cả các loại món ăn, bao gồm thịt, trứng, rau, nước sốt… Tuy nhiên, theo các kiến thức y khoa chứng minh có những loại dầu ăn có hại cho sức khỏe và việc lạm dụng quá nhiều dầu ăn sẽ tác động tiêu cực đến nhiều vấn đề của sức khỏe, đặc biệt là các món chiên rán ở nhiệt độ cao.
Do đó, để xác định mức độ lành mạnh của từng loại dầu ăn, chúng ta cần phải xác định được “điểm bốc khói” của dầu ăn. Nếu bạn sử dụng dầu ăn để nấu ở nhiệt độ cao hơn điểm bốc khói của chúng, thì lập tức món ăn sẽ không còn lành mạnh!
Tại sao “điểm bốc khói” của dầu ăn có hại cho sức khỏe?
Khi dầu ăn được đun nóng, đặc biệt là ở nhiệt độ cao, chúng sẽ đạt đến “điểm bốc khói”. Đây là nhiệt độ mà dầu ăn có hại cho sức khỏe , do chúng không còn ổn định và bắt đầu bị hỏng. Khi dầu bị hỏng, nó bị oxy hóa và giải phóng các gốc tự do. Những hợp chất này có thể gây ra hàng loạt hậu quả tiêu cực cho sức khỏe, có khả năng gây tổn thương tế bào dẫn đến sự phát triển các bệnh mãn tính.
Hơn nữa, khi dầu đạt đến điểm bốc khói sẽ giải phóng một chất gọi là acrolein, có thể tạo ra mùi khét khó chịu. Hơn nữa, acrolein trong không khí có thể gây nguy hiểm cho phổi của bạn nếu hít phải trong lúc nấu nướng hàng ngày.
Điều quan trọng là phải xem xét số lần tái sử dụng dầu ăn đã qua chế biến, vì điều này cực kỳ ảnh hưởng đến chất lượng của dầu ăn. Đó là lý do vì sao các món ăn nhanh, món ăn chiên rán mà chúng ta có thể dễ dàng tìm kiếm ở cửa hàng lại là mối nguy hại cho sức khỏe của gia đình bạn.
Có hai loại dầu phổ biến trên thị trường: dầu ăn tinh luyện và dầu ăn nguyên chất
- Dầu ăn tinh luyện sẽ có hình thức đồng nhất và có giá cả phải chăng. Chúng có điểm bốc khói cao hơn dầu nguyên chất, nhưng lại không đảm bảo được hương vị.
- Dầu ăn nguyên chất có thể chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn, nhưng chúng cũng nhạy cảm hơn với nhiệt và có thể bị ôi thiu nhanh hơn so với dầu ăn tinh luyện.
Một số loại dầu tinh luyện được chiết xuất bằng dung môi hóa học, trong khi các loại dầu khác được chiết xuất bằng cách ép thực vật hoặc hạt. Nhiều người tiêu dùng quan tâm đến sức khỏe tránh các loại dầu chiết xuất hóa học và thích những loại được làm bằng cách ép, chẳng hạn như dầu ô liu ép lạnh .
Hãy nhớ rằng dầu từ các nguồn nguyên liệu khác nhau sẽ có sự khác biệt đáng kể về thành phần dinh dưỡng, bao gồm cả tỷ lệ và loại axit béo. Điều này có thể ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của người sử dụng.
Các loại dầu không nên sử dụng nấu nướng ở nhiệt độ cao
Không phải tất cả các loại dầu ăn đều đủ ổn định để nấu ăn ở nhiều mức nhiệt, đặc biệt là trong các công thức nấu ăn yêu cầu nhiệt độ cao. Một số loại dầu ăn lại rất phù hợp để chế biến các món ăn lạnh hoặc được sử dụng như thực phẩm bổ sung.
Sau đây là các loại dầu cần tránh khi nấu ăn ở nhiệt độ cao:
- Dầu cá hoặc tảo. Đây là loại dầu có chức năng bổ sung Omega-3 mà bạn chỉ nên dùng lạnh với liều lượng nhỏ. Không sử dụng các sản phẩm này cho mục đích nấu nướng.
- Dầu lanh. Mặc dù chứa nhiều axit béo không bão hòa tốt cho tim mạch axit alpha-linolenic (ALA), loại dầu này có điểm bốc khói thấp ở khoảng 225 ° F (107 ° C), và bạn nên dự trữ nó để dùng lạnh như trộn salad.
- Dầu cọ. Về mặt sức khỏe, dầu cọ có hàm lượng calo cao và khá giống với một số loại dầu khác, chẳng hạn như dầu dừa. Vấn đề chính trong việc sử dụng dầu có là vấn đề đạo đức, vì việc sản xuất dầu cọ có liên quan mật thiết đến sự tàn phá rừng nhiệt đới và làm mất đa dạng sinh học.
- Dầu óc chó. Dầu này có hàm lượng ALA cao và cung cấp một số lợi ích chống viêm và chống ung thư. Tuy nhiên, tốt nhất là bạn nên dùng lạnh để chế biến nước sốt salad. Nó có điểm khói thấp, chỉ ở khoảng 320 ° F (160 ° C).
Kết luận
Hiện nay, sự lựa chọn dầu ăn ngày càng trở nên đa dạng. Mẹ hãy cân nhắc và tránh sử dụng những loại dầu ăn có hại cho sức khỏe.
Để chọn loại dầu ăn nấu ở nhiệt độ cao, hãy chọn loại dầu có điểm bốc khói cao để duy trì sự ổn định của chúng trong lúc nấu nướng. Dầu khi bị đun nóng ở múc nhiệt vượt qua điểm bốc khói của chúng sẽ bị phân hủy và có thể tạo ra các hợp chất không tốt cho sức khỏe.
Một số loại dầu ăn lành mạnh có thể chịu được nhiệt độ nấu ăn cao hơn bao gồm dầu ô liu, dầu bơ, dầu dừa, dầu mè và dầu cây rum. Thêm vào đó, chúng chứa nhiều axit béo không bão hòa, chất chống oxy hóa và các hợp chất khác có thể mang lại lợi ích cho sức khỏe.
Mặt khác, một số loại dầu chỉ phù hợp để sử dụng cho các chế phẩm lạnh hoặc như thực phẩm bổ sung, và không được khuyến khích để nấu ăn ở nhiệt độ cao như dầu cá, dầu lanh, dầu cọ và dầu óc chó.
Dầu ăn có hại cho sức khỏe chỉ khi không được sử dụng đúng phương pháp. Vì thế, bạn nên chú ý chi tiết này để đảm bảo sức khỏe bản thân và gia đình nhé!