Trong bài viết này, Tạp chí Mẹ và Con sẽ giúp chọn ra các loại dầu ăn tốt cho tim mạch và sức khỏe. Hầu hết các loại dầu ăn này có thể chịu được nhiệt độ cao khi nấu ăn nên không chuyển hóa thành các thành phần có hại khác, nhờ đó mà bảo vệ sức khỏe cho bạn và cả gia đình hiệu quả hơn.
Các loại dầu ăn tốt cho tim mạch
1. Dầu ô liu
Điểm bốc khói của dầu ô liu là khoảng 350 ° F (176 ° C), đây là nhiệt độ phổ biến trong nhiều công thức nấu ăn, đặc biệt là đối với các món nướng.
Dầu ô liu từ lâu đã trở thành tiêu chuẩn vàng cho dầu ăn trong các nhà bếp 5 sao trên toàn cầu. Điều này phần lớn là do nó linh hoạt trong nấu ăn. Dầu ô liu có một hương vị thơm nhẹ như hương cỏ và bạn có thể sử dụng loại dầu này để nướng, áp chảo hoặc làm sốt lạnh.
Dầu ô liu rất giàu vitamin E, dưỡng chất này hoạt động như một chất chống oxy hóa. Axit béo chính trong dầu ô liu là một chất béo không bão hòa đơn được gọi là axit oleic, mà các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chất này có thể có đặc tính chống ung thư và chống viêm.
Ngoài ra, dầu ô liu còn chứa các hợp chất chống oxy hóa được gọi là oleocanthal và oleuropein. Chúng có thể có tác dụng chống viêm, bao gồm khả năng giúp ngăn chặn cholesterol xấu (LDL) khỏi bị oxy hóa.
Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, dầu ô liu chứa các hợp chất tốt cho tim mạch và có thể giúp ngăn ngừa các tình trạng như béo phì, hội chứng chuyển hóa và bệnh tiểu đường loại II.
2. Dầu bơ
Dầu bơ có điểm bốc khói khoảng 520°F (271 ° C), rất lý tưởng cho việc nấu nướng ở nhiệt độ cao như chiên ngập dầu. Nó có vị khá là trung tính, giống như quả bơ, và bạn có thể sử dụng nó tương tự như dầu ô liu. Nó cũng có thành phần dinh dưỡng tương tự như thành phần của dầu ô liu, với tỷ lệ cao axit oleic là chất béo có lợi cho tim.
Một số nghiên cứu trên động vật đã chỉ ra rằng các hợp chất trong dầu bơ có thể giúp giảm huyết áp, cholesterol xấu (LDL) và nồng độ cao chất béo trung tính tích tụ trong cơ thể là nguồn cơn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.
Dầu bơ thậm chí có thể có lợi cho việc giảm viêm khớp là một chứng bệnh rất khó chịu và gây cảm giác đau đớn cho người bệnh. Dầu bơ cũng giúp cơ thể tăng cường sự hấp thụ các chất dinh dưỡng khác và bảo vệ tế bào chống lại tác hại của các gốc tự do.
Một đánh giá đã kết luận rằng, dầu bơ có khả năng duy trì chất lượng dinh dưỡng của nó ngay cả khi được bảo quản nhiệt độ thấp và khi được chế biến ở nhiệt độ cao. Chất lượng và thành phần dinh dưỡng của dầu bơ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm cả nơi trồng bơ và phương pháp chiết xuất để sản xuất dầu.
3. Dầu dừa
Dầu dừa lại là một lựa chọn gây tranh cãi trong cộng đồng chuyên gia dinh dưỡng. Một mặt, dầu dừa chứa chất béo bão hòa, là các chất có liên quan đến sự gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim cao.
Mặt khác, một số nghiên cứu lại cho thấy rằng dầu dừa có chứa các hợp chất giúp tăng cường sức khỏe hỗ trợ chống lại chứng viêm và tổn thương do quá trình oxy hóa.
Ngoài ra, dầu dừa có chứa chất béo trung tính và axit lauric, có thể mang lại lợi ích cho sức khỏe tim mạch và hỗ trợ giảm cân. Nhìn chung, có lẽ tốt nhất bạn nên sử dụng dầu dừa với lượng vừa phải cho đến khi có thêm các nghiên cứu về tác dụng của dầu dừa đối với sức khỏe với các kết luận rõ ràng hơn.
Dầu dừa có điểm bốc khói trung bình khoảng 350 ° F (176 ° C). Nó sẽ rất phù hợp để nướng và chiên rán ở nhiệt độ cao.
3. Dầu mè
Dầu mè có điểm bốc khói trung bình cao khoảng 410 ° F (210 ° C). Nó chứa nhiều chất chống oxy hóa sesamol và sesaminol có lợi cho tim mạch, có thể có nhiều lợi ích khác nhau, bao gồm tác dụng bảo vệ thần kinh góp phần chống lại một số bệnh như Parkinson.
Thêm vào đó, một nghiên cứu nhỏ trong số 46 người mắc bệnh tiểu đường loại 2 cho thấy rằng, sử dụng dầu mè trong 90 ngày đã cải thiện đáng kể lượng đường trong máu lúc đói và các dấu hiệu tích cực về tác dụng kiểm soát lượng đường trong máu về lâu dài.
Dầu mè phù hợp để áp chảo, nấu ăn thông thường và thậm chí làm nước xốt salad. Nó có một hương thơm nhẹ nhàng của mè giúp làm tăng hương vị cho món ăn.
5. Dầu cây rum
Điểm bốc khói của dầu rum cao hơn, ở khoảng 510 ° F (265 ° C). Dầu cây rum được làm từ hạt của cây rum. Nó chứa ít chất béo bão hòa, chứa tỷ lệ axit béo không bão hòa cao hơn.
Một nghiên cứu cho thấy sử dụng dầu cây rum hàng ngày có thể cải thiện chứng viêm, quản lý lượng đường trong máu và cholesterol ở phụ nữ sau mãn kinh bị béo phì và tiểu đường loại II.
Dầu này mang lại hương vị trung tính, dùng được cho các món xốt, nước sốt và nước chấm, cũng như dùng để nướng và chiên ngập dầu.
Vậy là bạn đã biết được loại dầu ăn tốt cho tim mạch rồi. Hãy thay đổi thói quen nấu nướng để đảm bảo bữa ăn cả gia đình luôn ngon lành và giàu dinh dưỡng nhé!