Mẹ&Con - Đây là thời điểm bé chuẩn bị rời trường mẫu giáo để chính thức bước vào lớp 1. Bước sang tuổi lên 6, nghĩa là nhu cầu dinh dưỡng của bé cũng sẽ khác đi một chút. Mẹ có hiểu đúng và biết cách đáp ứng tốt nhất cho nhu cầu dinh dưỡng của con ở tuổi này chưa? Muốn con đủ dinh dưỡng: 7 điều mẹ cần biết! Cháo thịt bò trứng gà cho bé suy dinh dưỡng Nguồn dinh dưỡng tuyệt vời từ chất xơ

Bật mí những nét riêng về “dinh dưỡng tuổi lên 6”

Khoảng 5-6 tuổi, con bạn dần ăn ở bên ngoài có khi còn nhiều hơn ở nhà. Chính thức bước vào lớp 1, nếu học bán trú, bé chỉ còn bữa sáng và bữa tối là “măm” tại nhà thôi. Thực đơn cho bé cũng bắt đầu phong phú hơn theo “yêu cầu” của bé. Con bạn có thể từ chối bữa cơm nhà và nài nỉ mẹ đưa đến một tiệm gà rán, thức ăn nhanh…

Kiến thức dinh dưỡng cho bé lên 6 tuổi mẹ cần biết 7

Đây là lúc bạn cần có vài điểm lưu ý để điều chỉnh con. Chẳng hạn như:

– Đừng cho bé tiền quà vặt. Có tiền quà vặt, bé sẽ lén bạn để “măm” các món bánh kẹo, nước uống kém vệ sinh và quá nhiều chất đường, hóa chất độc hại… ở bên ngoài cổng trường. Những thói quen ăn uống không tốt sẽ khiến bé dễ mắc bệnh và bị béo phì. Vì vậy, ngoài những bữa bé cần ăn ở trường bán trú, bạn nhất thiết phải tập cho bé thói quen ăn uống tại nhà.

– Đừng cho bé làm quen quá sớm với thức ăn nhanh. Thức ăn nhanh không hề tốt cho sức khỏe của bé, dù nó có vẻ hấp dẫn, thơm ngon hơn bữa cơm nhà. Con bạn có thể chỉ ăn được 1 chén cơm mẹ nấu, nhưng đưa ra cửa hàng thức ăn nhanh thì chén một hơi đến… 2 cái đùi gà, 1 gói khoai tây chiên, 1 ly nước ngọt. Bạn đừng thấy thế mà xót con, sợ con thèm, cứ chở con đi ăn. Thức ăn nhanh chỉ nên quy định 1 lần/tháng ở độ tuổi này.

– Tập cho bé uống sữa và ăn sữa chua tối thiểu 1 lần/ngày. Bé cần tối thiểu 1 hộp sữa chua và 1-2 ly sữa nưóc. Nếu bạn cung cấp không đủ, bé sẽ rất dễ thiếu Canxi, khó phát triển chiều cao hoàn hảo. Nếu bạn thấy bé thừa cân cũng không nên cắt giảm sữa và sữa chua. Trường hợp đó, có thể chuyển sang sữa chua không đường hoặc sữa tươi không đường cho trẻ uống.

– Đừng quên cung cấp đủ chất đạm cho trẻ. Một em bé 3 tuổi cần được bổ sung 40g protein (từ thịt, cá hoặc trứng) và cứ thêm một tuổi thì lượng protein cần cung cấp cho cơ thể tăng thêm 10g. Như vậy, trẻ 4 tuổi cần 50g, 5 tuổi cần 60g, 6 tuổi cần 70g…

– 6 tuổi, trẻ đã bắt đầu biết “lén mẹ” làm nhiều thứ theo ý mình. Ví dụ trẻ sẽ lén để mở hộp kẹo, giấu ít viên mang theo đến lớp. Vì vậy, bạn cần hạn chế tối đa việc để kẹo bánh hay nước ngọt ở nhà. Thói quen ăn đồ ngọt nhiều sẽ khiến con bạn dễ bị sâu răng, béo phì quá sớm.

– Cuối cùng, bạn cần tập cho con thói quen uống đủ lượng nước lọc. Nước lọc rất cần thiết cho trẻ ở độ tuổi hiếu động, hoạt động nhiều. Vì vậy, kể cả khi con đi học, bạn cũng cần cho bé mang theo một bình nước, uống thường xuyên. Lưu ý thêm một điều tế nhị là hiện nay, một số trường không có nhà vệ sinh hợp chuẩn. Bé sợ mùi hôi và sợ bẩn nên không chịu uống nước (để khỏi phải đi vệ sinh). Điều đó rất có hại cho cơ thể trẻ ở độ tuổi này.

Kiến thức dinh dưỡng cho bé lên 6 tuổi mẹ cần biết 8

Nhu cầu về nǎng lượng và chất đạm ở trẻ từ 6 đến 12 tuổi thay đổi như sau: 

 Lứa tuổi (nǎm)

Nǎng lượng(Kcalo)

Chất đạm(g)

6

 1600

 36g

7 – 9

 1800

 40g

10 – 12

 2100 – 2200

 50g

Thực đơn một ngày của bé 6 tuổi:

Thực phẩm

Lượng (mỗi ngày)

Tinh bột

250-300g

Trứng

½ quả

Sữa công thức hoặc sữa tươi

350-400ml

Các loại thịt (gà, heo, bò)

50g

Tôm, cá

150g

Dầu mỡ

20g

Rau

200g

Đường

15g

Đậu phụ

150g

Trái cây

200-250g

(Bảng Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam)

Cẩn thận bé béo phì

Trẻ đang tuổi lớn nên cần nhiều năng lượng. Tuy nhiên, bạn cũng đừng sốt ruột mà ép con ăn liên tục, bồi bổ thật nhiều. Nếu quá dư thừa năng lượng, bé rất dễ thừa cân, béo phì và cảm thấy mặc cảm khi đi học do bị bạn bè trêu chọc. Cần cho bé ăn đủ lượng cần thiết chứ không dư thừa. Ngoài ra, bạn nên cho con vận động ngoài trời, tập chạy bộ, làm quen với những môn năng khiếu như bơi lội, bóng rổ, thể dục nhịp điệu… Ở tuổi này, bé đã có thể học được tất cả những môn đó.

Đối với những bé đang ở trong tình trạng thừa cân, béo phì, cần tránh các loại thực phẩm chế biến với dầu mỡ, các loại bánh, kẹo, nước ngọt, kem… vì chúng chứa nhiều calories, chất béo, đường. 

Những chất đặc biệt cần cho trẻ 6 tuổi

1. Đường: Rất quan trọng trong việc cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động. Bạn có thể cho con ăn một ít trái cây, sữa chua có đường vào các bữa phụ. Với bữa chính, việc cho trẻ ăn đủ lượng tinh bột (cơm, bún, miến…) sẽ là một cách cung cấp đường cho cơ thể (vì tinh bột chuyển hóa thành đường).

Lớp 1, trẻ bắt đầu đi học chính thức nên sẽ không có giờ ăn giữa buổi, không có chuyện mẹ có thể cho đến lớp trễ khi bé chưa kịp ăn sáng xong. Do đó, tỷ lệ trẻ bỏ bữa sáng hoặc ăn bữa sáng sơ sài từ độ tuổi này bắt đầu tăng dần. Bạn cần chú ý cho con ăn ngủ đúng giờ, thức dậy sớm (nếu bé học buổi sáng) để ăn sáng đầy đủ chất. Có thể để trong cặp của con thêm 1-2 hộp sữa nước, vài chiếc bánh, giúp bé có món ăn dặm lúc đói.

2. Sắt: Thiếu chất này sẽ gây thiếu máu dẫn đến trẻ giảm tập trung, khó tiếp thu bài vở, dễ làm tính sai, buồn ngủ, mệt mỏi… Do đó, bạn cần chọn ngũ cốc cho bữa ăn điểm tâm (vì trong ngũ cốc chứa nhiều sắt), cho con uống những loại sữa công thức có bổ sung đủ lượng sắt cần thiết trong ngày cho trẻ. Ngoài ra, trong bữa chính, bé nên dùng nhiều thịt có màu đỏ, cá hồi, cá ngừ, thịt gà, rau cải có lá xanh đậm…

3. Axit folic: Chất này đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển các hồng cầu. Vì thế, nếu bé nào cơ thể thiếu quá nhiều axit folic sẽ nhanh chóng cảm thấy mệt mỏi hoặc mau quên, dễ bị kích động,… sau khi tập trung học trong một thời gian ngắn. Bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ, để bên cạnh chế độ dinh dưỡng hàng ngày, có thể cho trẻ uống thêm axit folic nếu cần (vì axit folic rất dễ mất đi trong quá trình chế biến thực phẩm).

4. Vitamin B: Thiếu hụt vitamin B, trẻ dễ trở nên hung hăng, hiếu chiến, dễ thất vọng, chán nản… Vitamin B có trong rau quả, thịt cá… Ngoài ra, có thể cho bé uống bổ sung vitamin B theo chỉ định của bác sĩ.

5. Vitamin A: Dưỡng chất này đóng góp một phần không nhỏ trong việc phát triển thị giác. Vitamin A còn được tìm thấy dưới dạng beta-carotene trong các loại rau cải có lá màu xanh đậm, những loại trái cây có sắc đỏ, vàng…

6. Kẽm: Sự thiếu hụt kẽm trong cơ thể bé có thể ảnh hưởng đến sự tiêu hóa thức ăn và hấp thu chất dinh dưỡng. Thịt và hải sản là nguồn cung cấp kẽm rất lớn. Ngoài ra, bạn có thể cho trẻ dùng thêm các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt, bí đỏ…

Kiến thức dinh dưỡng cho bé lên 6 tuổi mẹ cần biết 9

Các bữa ăn cho bé trong ngày:

Bữa ăn

Nhu cầu dinh dưỡng

Bữa sáng

Là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày và là nền tảng để cung cấp dinh dưỡng có lợi nhất cho sức khỏe. Bữa ăn sáng chiếm 25-30% tổng năng lượng cả ngày nên cần phải là bữa ăn đầy đủ dưỡng chất nhất. Thiếu ăn sáng có thể sẽ gây hậu quả bất lợi đến các hoạt động cơ thể và tinh thần trong suốt một buổi sáng.

Thực đơn cho bữa sáng có thể là các món phở, bún, miến… (có chứa khoảng 400-500 kcal), bánh mì thịt (khoảng 400kcal), hoặc các món xôi đậu (khoảng 500kcal), uống thêm hộp sữa tươi (khoảng 200ml) là có thể đảm bảo bữa ăn sáng cho nhu cầu phát triển cơ thể của trẻ.

Giữa sáng và trưa (ăn ở trường)

Bạn có thể bỏ trong cặp đi học của con một hộp sữa nước và 1-2 chiếc bánh quy nhỏ. Giờ ra chơi ở trường, nếu thấy đói, bé có thể uống sữa và ăn bánh để đủ năng lượng cho đến cuối buổi học. Khi được cung cấp đầy đủ dưỡng chất, bé tăng khả năng hấp thụ bài giảng, suy nghĩ nhanh, tăng mức độ và thời gian tập trung vào giờ học.

Bữa trưa

Sau khi kết thúc một buổi sáng với nhiều hoạt động học tập, vui chơi, đến trưa khi về nhà, bé cần được bổ sung năng lượng để có sức khỏe học tập tiếp vào buổi chiều. Nếu học bán trú, bé sẽ ăn trưa tại trường. Nếu bé chỉ học một buổi và về nhà, bạn cần chuẩn bị cho con một bữa trưa đầy đủ các nhóm thức phẩm thiếu yếu như thịt, cá, ngũ cốc, rau xanh, trái cây. Bạn cũng nên lập thực đơn các món ăn cả tuần cho trẻ, để tránh trẻ phải ăn lặp đi lặp lại một món quá nhiều lần trong tuần, sẽ dễ dẫn đến chán ăn, biếng ăn. Cần đa dạng hóa bữa ăn để tránh gây nhàm chán cho trẻ.

Bữa xế

Một chén đậu hũ, một chén chè, một miếng bánh da lợn hoặc một dĩa bánh flan đều có thể thích hợp cho bữa xế chiều. Chỉ nên cho bé ăn xế ít thôi, vừa đủ để bé không đói nhưng đừng quá no. Vì nếu quá no, bé sẽ ăn ít hơn vào bữa tối.

Bữa tối

Bữa tối vẫn phải đủ các nhóm thực phẩm cần thiết cho trẻ tuy nhiên với số lượng ít hơn bữa trưa. Chú ý khi dùng bữa nên tắt ti vi để cả nhà trò chuyện và trẻ sẽ tập trung hơn vào bữa ăn. Nên cho bé ăn tối vào khoảng 7h tối.

Trước khi ngủ khoảng 1 tiếng đồng hồ

Nếu con bạn nhẹ cân, suy dinh dưỡng thì thời điểm này là lúc bạn nên bổ sung cho con một ly sữa bột.

 

Tags:

Bài viết liên quan