Mẹ và Con - Sau sinh nở thật sự là một khoảng thời gian đầy thử thách với tất cả các bà mẹ. Chính vì vậy, kinh nghiệm chăm sóc sau sinh và một số tip dưới đây sẽ thật sự hữu ích để giúp bạn làm mẹ nhàn tênh. Cùng tìm hiểu ngay nhé!

Sau sinh, một số bà mẹ có thể phục hồi rất nhanh chóng sau sinh nhưng một số khác thì không. Điều đó nói lên rằng rằng, thời gian và khả năng phục hồi giữa các bà mẹ là rất khác nhau. 

Tuy nhiên, mặc dù trải nghiệm của mỗi người là khác nhau, nhưng có một số mốc đánh dấu sự phục hồi mà bạn cần biết để đạt được kết quả lý tưởng. Trong bài viết này, Tạp chí Mẹ và Con sẽ giúp bạn có được kinh nghiệm chăm sóc sau sinh và một số tip để giúp bạn vượt qua khoảng thời gian này dễ dàng hơn.

chăm sóc mẹ bầu sau sinh

Kinh nghiệm chăm sóc sau sinh dành cho các mẹ bầu

Tuần 1

  • Nếu bạn sinh thường…

Nếu bạn sinh thường tại bệnh viện, bác sĩ thường yêu cầu bạn ở lại để được chăm sóc tại bệnh viện ít nhất là 3 ngày sau khi sinh. 

Mức độ đau sẽ tỉ lệ thuận với mức độ âm đạo bị rách bao nhiêu khi sinh con. Cơn đau ở vùng đáy xương chậu cơn đau mà bất cứ bà mẹ sinh thường nào cũng gặp phải, tương tự như hiện tượng chảy máu. Trong tuần đầu tiên, máu sẽ có màu đỏ tươi, nhưng càng về sau máu xuất ra sẽ chuyển sang màu nâu giống như vào cuối kỳ kinh nguyệt vậy. Bạn cũng có thể cảm nhận được những cơn co thắt nhỏ, đặc biệt là khi cho con bú, đây chính là dấu hiệu cho bạn biết rằng tử cung của bạn đang cố gắng co lại về kích thước bình thường trước khi mang thai.

  • Nếu bạn sinh mổ… 

Nếu bạn vừa trải qua một cuộc phẫu thuật, hầu hết các cử động dù nhỏ nhất cũng sẽ rất khó khăn và khiến bạn thấy đau đớn, nhất là ở vị trí vết mổ. Hầu hết các mẹ đều gặp khó khăn khi muốn di chuyển ra khỏi giường – nhưng điều quan trọng là bạn cần phải tập làm quen với việc đi lại để tránh gặp phải tình trạng máu đông và mau chóng phục hồi nhất có thể.

  • Tâm lý cần chuẩn bị

Có lẽ bạn đã từng tưởng tượng về những ngày tháng đứa con bé bỏng này chào đời, cả gia đình đều hạnh phúc nói cười và quây quần bên giường của hai mẹ con phải không nào? Nhưng sự thật thì bao giờ cũng “đắng lòng”. Ngày thứ 3 đặc biệt là những ngày đen tối khi nói về mặt tình cảm. Jocelyn Brown, một nữ hộ sinh lâu năm ở Los Angeles, cho biết: “Khoảng gian mà quá trình sinh nở đã hoàn tất là khi mà nồng độ estrogen và progesterone giảm xuống, đồng thời nồng độ prolactin và oxytocin tăng và giảm liên tục suốt cả ngày trong khi mẹ cho em bé bú. Điều này cộng thêm  tình trạng thiếu ngủ sẽ gây ra nhiều cảm giác mệt mỏi cực độ và cảm giác khá thất vọng về những gì mình đang phải trải qua”.

Một số cách để giúp bạn vượt qua tuần đầu tiên

  • Nếu bạn sinh thường, hãy dùng túi chườm lạnh ở vùng xương chậu. Dùng thêm bình xịt nước ấm trong hoặc sau khi đi tiểu để giảm đau.
  • Uống thuốc giảm đau theo đơn của bác sĩ. Nó sẽ giúp bạn mau vượt qua những cơn đau hơn, cố lên nào!
  • Uống thuốc làm mềm phân và uống nhiều nước. Nhiều bệnh viện sẽ không cho phép bạn được ra khỏi phòng hồi sức cho đến khi bạn có thể đi vệ sinh. Vì vậy, hãy tự uống nhiều nước để hỗ trợ giúp hệ bài tiết của mình mau chóng hoàn thành nhiệm vụ nhé.
  • Một lần nữa, đối với các bà mẹ sinh mổ: Công việc chính của bạn trong tuần đầu tiên là giữ cho vết mổ thật sạch sẽ và khô ráo. Đảm bảo da bạn được khô thoáng sau khi tắm, dùng khăn tắm và máy sấy tóc ở chế độ mát để sấy nhẹ vết sẹo của bạn, không để vết thương bị ẩm.
  • Không quên đo thân nhiệt từ 2 -4 lần/ngày trong 72 giờ đầu tiên. Thân nhiệt biến đổi mạnh mẽ là dấu hiệu đầu tiên để bạn nhận biết mình đang bị nhiễm trùng. 

Tuần thứ 2

Kinh nghiệm chăm sóc sau sinh giúp mẹ mau phục hồi sức khỏe 2

  • Nếu bạn sinh thường… 

Đối với một số mẹ, lượng máu đào thải ra ngoài sẽ bắt đầu giảm dần. Đối với một số người khác thì quá trình này có thể kéo dài đến sáu tuần. Và cả hai đều hoàn toàn bình thường.

Tuy nhiên, tại thời điểm này, máu không còn ra quá nhiều nữa. Bạn có thể bắt đầu cảm thấy ngứa ngáy ở vùng âm đạo, nguyên nhân là do vùng này bắt đầu hình thành da non để chữa lành lại các vết thương. Sự ngứa ngáy này thực sự ra lại là một dấu hiệu tốt thể hiện cơ thể bạn đang bước vào quá trình chữa lành đấy! 

  • Nếu bạn sinh mổ… 

Bạn vẫn cảm thấy khá đau nhưng có thể sẽ cảm thấy dễ dàng hơn một chút khi phải di chuyển. Vết sẹo của bạn cũng có thể hơi ngứa vì vết mổ đang bắt đầu lành lại.

  • Tâm lý… 

Nếu bạn gặp phải hội chứng “Baby blues”, suy cho cùng cũng không phải là điều quá đỗi bất thường. Trên thực tế, hầu hết phụ nữ sau sinh đều mắc phải hội chứng này dù ít hay nhiều. Tuy nhiên, trầm cảm sau sinh (PPD) lại là một hội chứng khác hoàn toàn và nghiêm trọng hơn.

Nếu bạn đang cảm thấy buồn bã và lo lắng – không thể ăn ngon hoặc ngủ đủ giấc, bạn không muốn gắn bó với con mình hoặc đang có ý định tự tử hoặc nảy ra ý nghĩ làm tổn thương bất kỳ ai khác – hãy trò chuyện với bác sĩ tâm lý vì bạn thực sự cần được giúp đỡ đấy.

Một số cách để giúp bạn vượt qua tuần thứ 2

  • Sau 2 tuần cho con bú, có lẽ bạn đã bắt đầu làm quen với nhiệm vụ này hơn. Hãy nhớ chuẩn bị sẵn lanolin – dưỡng chất dưỡng ẩm cho da khô – khi núm vú bị đau. Lưu ý kiểm tra dòng sữa của bạn xem liệu chúng có bị tắc hay không, có chảy máu hay không để có thể kịp thời nhờ đến sự trợ giúp của bác sĩ.
  • Tăng cường thêm một chút thời gian cho việc vận động hàng ngày của bạn – cho dù đó chỉ là đi dạo quanh nhà bạn hay khu nhà cũng giúp cơ thể và tinh thần bạn sảng khoái hơn.
  • Tiếp tục ăn ngon. Một tip nho nhỏ ở đây là các loại thực phẩm giàu kali có thể giúp duy trì năng lượng của các mẹ sau sinh rất tốt.

Tuần 6

chăm sóc sau sinh

  • Nếu bạn sinh thường… 

Đây là khi tử cung đã trở lại kích thước bình thường như trước khi mang thai và máu đã ngừng chảy. Đây là khoảng thời gian vàng để bạn bắt đầu trở lại ngay với các sinh hoạt bình thường nhất là thể dục, thể thao để mau chóng lấy lại vóc dáng trẻ trung của mình. Bên cạnh đó, chồng bạn cũng rất mong chờ đến ngày hôm nay! Cả hai hoàn toàn có thể quay lại đời sống vợ chồng như bình thường sau một khoảng thời gian khá dài.

Nếu bằng một cách bí ẩn nào đó mà máu lại tiếp tục chảy ở tử cung, trong khi hôm trước đã ngưng chảy hoàn toàn, thì đó có thể là do tử cung của bạn bị xâm lấn quá nhiều khiến lớp vảy nhau thai bong ra, nên sẽ có hiện tượng chảy máu đỏ tươi trong vài ngày ngắn ngủi mà thôi.

  • Nếu bạn sinh mổ… 

Cũng giống như những bà mẹ sinh thường, bạn đã có thể tham gia các hoạt động thể dục và tình dục như trước. Bây giờ bạn được phép lái xe và hãy tập nâng một thứ gì đó nặng hơn em bé – nhưng cố gắng đừng làm quá sức. Vết sẹo có thể sẽ không đau nữa, nhưng bạn vẫn có thể bị tê (hoặc thậm chí ngứa) xung quanh vết mổ.

Bạn sẽ hoàn toàn bình phục sau cuộc phẫu thuật và sẽ chỉ cảm nhận được vết mổ nếu chạm vào nó, nên hầu như cơ thể bạn đang cảm thấy thoải mái hơn. Và việc đi bộ là tốt, nhưng hãy tăng cường độ tập thể dục cao hơn một cách chậm rãi để tăng cường thể lực nhưng tránh gây mất sức và tổn thương vết mổ.

  • Tâm lý… 

Nếu bạn có bất kỳ mối lo lắng nào cứ mãi kéo dài gây ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần hoặc cảm xúc, hãy đến gặp bác sĩ. Cảm giác kiệt sức và bị quá tải là điều bình thường, nhưng cảm giác trầm cảm, tuyệt vọng hoặc lo âu vô vọng hơn thì cần phải được điều trị cách thích hợp và kịp thời.

Sáu tuần đầu tiên sau khi lâm bồn được gọi là thời kỳ hậu sản. Đây là giai đoạn cực kỳ căng thẳng đòi hỏi tất cả sự chăm sóc kỹ lưỡng cho cả mẹ và em bé. Trong thời gian này và tiếp tục 6 tháng sau đó cơ thể của bạn sẽ trải qua một số thay đổi, từ việc hồi phục sau khi sinh con cho đến sự thay đổi tâm trạng thất thường do hormone thay đổi. Những điều này cộng thêm sự căng thẳng khi phải đối diện với sự đảo lộn trong cuộc sống sẽ khiến bạn dễ cảm thấy quá tải. Tuy nhiên, Mẹ và Con hy vọng bạn sẽ biết cách chia sẻ với những người thân yêu để tận hưởng trải nghiệm tuyệt vời khi làm mẹ nhé! 

Bài viết liên quan