Mẹ&Con - Khi chuẩn bị cho bé ăn dặm, món cháo luôn là sự lựa chọn hàng đầu vì nó dễ làm và phù hợp với khả năng ăn uống của bé. Tuy nhiên, khi nấu cháo cho bé các mẹ cần có những lưu ý sau. Tuyệt chiêu hay nấu cháo cho con bằng cốc, bình thủy Tư vấn trực tuyến: Nấu cháo đúng cách cho bé ăn dặm Bí quyết cho nồi cháo nhừ mà không nát

1. Thêm ngũ cốc vào cháo

Khi cho bé ăn dặm, nhiều mẹ có tư tưởng bỏ thêm thật nhiều thành phần, đặc biệt là ngũ cốc vào cháo và bột để nấu cho con. Tuy nhiên, ngũ cốc lại là loại thực phẩm khó tiêu đối với hệ tiêu hóa của trẻ (đặc biệt là với các bé dưới 1 tuổi). Vì vậy mà chỉ ngoài 6 tháng, mẹ mới nên cho trẻ ăn ngũ cốc nấu nhừ. Do đây là nguồn dinh dưỡng không thể bỏ qua nên hãy cho trẻ ăn ngũ cốc một cách khoa học.

6 điều cần tránh khi nấu cháo cho bé 7

2. Cho bé ăn quá nhiều khoai tây và cà rốt

Một số bà mẹ quan niệm rằng hai loại củ này giàu dinh dưỡng, giúp trẻ tăng cân. Khoai tây rất giàu carbohydrate, nên rất dễ tiêu và tạo thuận lợi cho hệ thống tiêu hóa, còn cà rốt có nhiều vitamin A nên rất tốt cho mắt của bé, nhưng khoai tây, cà rốt chỉ đại diện cho nhóm bột đường. Ăn nhiều khoai tây bé sẽ thừa tinh bột mà thiếu vitamin, còn ăn nhiều cà rốt bé dễ bị vàng da. Tốt nhất, bạn nên hạn chế dùng quá nhiều hai loại củ này chỉ bổ sung một lượng vừa đủ và thêm vào thức ăn của trẻ nhiều loại rau xanh.

3. Kiêng dầu ăn cho bé

Suy nghĩ cho dầu ăn vào cháo sẽ khiến bé bị đau bụng hay khiến bé không thể nào hấp thụ được dưỡng chất là suy nghĩ sai lầm. Đây là nhóm chất dinh dưỡng rất quan trọng, đóng vai trò chính trong cung cấp năng lượng cho trẻ, giúp hình thành mô mỡ có chức năng điều hòa thân nhiệt, cung cấp chất béo giúp cho quá trình hấp thu các vitamin quan trọng trong cơ thể. Chính vì vậy, các mẹ nên cho vào trong khẩu phần cháo của con yêu từ 1 đến 2 thìa dầu ăn (bao gồm cả dầu thực vật, mỡ và dầu cá…). Tuy nhiên, mẹ nên cho dầu ăn khi cháo sắp chín, không nên cho vào ngay khi bắt đầu nấu.

6 điều cần tránh khi nấu cháo cho bé 8

4. Nấu cháo một thể cho bé ăn cả ngày

Vì bận rộn nên nhiều mẹ nấu một nồi cháo to đùng và cho bé ăn cả ngày, có thể sang…ngày hôm sau. Nhưng mẹ không để ý rằng dinh dưỡng sẽ bị hư hao đáng kể trong quá trình bảo quản và điều này kéo dài sẽ làm cho bé chán ăn, không thèm ăn nữa. Cho nên, để tiết kiệm thời gian, mẹ có thể nấu trước 1 nồi cháo trắng, và khi cho con ăn, múc một phần cháo đó nấu cùng các loại rau thịt để tránh hiện tượng mất chất và an toàn cho bé.

5. Lạm dụng nước hầm xương nấu cháo cho bé

Nhiều bà mẹ có quan điểm rằng, trong nước hầm xương có đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho con, đặc biệt là canxi, sẽ giúp con cứng cáp hơn thế nhưng bé vẫn gầy khòm. Vì nước xương chỉ có mang vị ngọt và mùi thơm nhưng chất đạm vẫn còn trong xác thịt, xương. Do vậy, nên cho trẻ ăn cả xác xương, thịt lẫn nước để đề phòng suy dinh dưỡng vì thiếu chất… và một tuần mẹ chỉ nên ninh xương nấu cháo cho con từ 1-2 lần để bé không chán ăn.

6. Cho quá nhiều các loại gia vị khi chế biến

Nhiều mẹ khi nấu cháo cho con có tư tưởng nêm nếm “vừa miệng” ….mẹ. Nhưng thực tế, đây là một sai lầm cực kỳ nghiêm trọng vì điều này sẽ khiến trẻ dễ bị đau bụng và khó chịu ở dạ dày. Tình trạng kéo dài, rất dễ khiến con bị biếng ăn, thậm chí suy dinh dưỡng, do bé không hấp thụ được. Tốt nhất mẹ nên tập cho bé ăn nhạt tý sẽ tốt cho sức khỏe hơn là ăn mặn.

6 điều cần tránh khi nấu cháo cho bé 9

Và mẹ nhớ nên cho bé ăn uống đa dạng, đổi món thường xuyên là cách tốt nhất để bé nhận được nhiều loại chất dinh dưỡng mà không bị ngán. Mẹ nên chú ý và nghiên cứu thật kĩ để tránh mắc phải những sai lầm khi nấu cháo cho bé. Mẹ hãy cố gắng chế biến một tô cháo thơm lừng và bổ dưỡng cho trẻ nhé!

Tags:

Bài viết liên quan