Hiểu đúng về sốt xuất huyết để phòng chống bệnh dịch hiệu quả
Trước tiên, cần nhấn mạnh rằng sốt xuất huyết (SXH) không phải chỉ là “bệnh của trẻ em” như nhiều người nhầm tưởng. Trong 10 năm qua, ghi nhận của các trung tâm y tế dự phòng cho thấy, tỷ lệ người trên 15 tuổi bị sốt xuất huyết xấp xỉ 50% tổng số ca. Đã có những trường hợp bệnh nhân là người trưởng thành tử vong vì sốt xuất huyết do chủ quan điều trị tại nhà, đến bệnh viện trễ.
Do chưa có thuốc đặc trị và vắc-xin phòng bệnh tại Việt Nam nên phương pháp kiểm soát SXH chủ yếu sử dụng các biện pháp xua muỗi, diệt muỗi, diệt bọ gậy và sử dụng các biện pháp hóa học khi xuất hiện các ổ dịch. Tại các gia đình, việc phòng ngừa muỗi cắn đốt (như ngủ mùng, sử dụng kem/xịt chống muỗi, mặc áo dài tay…) là việc cần thực hiện với tất cả thành viên, từ trẻ em đến người lớn.
Với điều kiện địa lý nhiều sông rạch, khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, mùa mưa kéo dài nên ở Việt Nam, SXH là một bệnh phổ biến, đặc biệt là ở khu vực duyên hải miền Trung và miền Nam. Để hiểu đúng về SXH, người dân cần biết rằng SXH là một bệnh truyền nhiễm và véc-tơ truyền bệnh chính là muỗi vằn (tên khoa học là muỗi Aedes Aegypti). Đây là loại muỗi sống gần con người, thường ở xung quanh nhà và nơi làm việc của con người. Chu trình truyền bệnh sẽ là: người mang vi-rút Dengue → muỗi → các thành viên khác trong cộng đồng.
Sau khi muỗi đốt người bị bệnh, vi-rút từ máu người bệnh sẽ truyền sang tế bào muỗi. Thời gian từ khi muỗi hút máu người bệnh đến khi muỗi có thể truyền bệnh sang người khác là khoảng 12 ngày. Trong thời gian này, các vi-rút được nhân lên bên trong cơ thể muỗi, lây lan đến các tế bào thuộc các bộ phận khác nhau cho đến khi nó lan đến tuyến nước bọt của muỗi. Đến khi đó nếu nó đốt người khác, muỗi sẽ truyền vi-rút Dengue sang cơ thể họ.
Vi-rút Dengue được chia làm 4 loại được gọi là 4 tuýp Dengue khác nhau và chúng đều có khả năng gây bệnh cho người. Một người nếu trước đó đã từng bị mắc bệnh do 1 tuýp vi-rút Dengue, rồi sau đó bị nhiễm 1 tuýp vi-rút Dengue khác thì rất dễ phát triển thành bệnh SXH thể nặng.
Thực hiện những cách hiệu quả để phòng chống muỗi vằn và dịch sốt xuất huyết
Có những cách rất hiệu quả, dễ thực hiện mà mẹ có thể thực hiện ngay tại gia đình mình. Chẳng hạn như:
- Dọn dẹp vệ sinh
- Phát quang bụi rậm
- Khai thông các vũng nước ứ đọng
- Lưu ý đậy kín dụng cụ (lu, chậu…) chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng
- Thay nước ở các bình hoa
- Thả muối vào chén nước kê chân chạn
- Thả cá vào các dụng cụ chứa nước lớn như hồ chứa
- Thu gom các vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh để không gian thoáng đãng, muỗi không có chỗ ẩn nấp
- Lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến…
Bên cạnh đó, sử dụng sản phẩm chống muỗi đúng cách cũng chính là một việc rất đơn giản nhưng hiệu quả để bảo vệ các thành viên trong gia đình, đề phòng muỗi cắn đốt.
Mách nhỏ mẹ
Hiện trên thị trường Việt Nam có các sản phẩm của Mentholatum Remos chuyên dùng chống muỗi cho trẻ em và người lớn đã được kiểm nghiệm và đảm bảo an toàn cho cả gia đình. Mẹ có thể tham khảo qua các dòng sản phẩm sau để tìm cho mình sản phẩm phù hợp cho bé và cả gia đình nhé.
- Xịt chống muỗi Remos hương oải hương và sả chanh dạng phun sương, chai 150ml, 60ml.
- Kem chống muỗi Remos dạng kem bôi, tuýp 70g với 3 mùi hương: Cam, oải hương, sả chanh.
- Sản phẩm chống muỗi cho bé từ 6 tháng tuổi với tinh dầu khuynh diệp, sản phẩm có dạng kem tuýp 70g và chai xịt 60ml.
- Mentholatum Remos IB – Gel trị ngứa, viêm da và vết côn trùng, muỗi cắn.
- Mentholatum Remos Anti-Itch – Thuốc chống ngứa, viêm da, mề đay, dị ứng.
Mẹ có thể tìm hiểu thêm thông tin tại website Mentholatum Remos nhé!