Mẹ&Con - Sự đau nhức do những chiếc răng sâu mang lại quả là nỗi ám ảnh đối với người lớn lẫn trẻ nhỏ, hoặc những chiếc răng gãy, sứt mẻ thật thiếu thẩm mỹ làm “xấu mặt” chủ nhân. Để có những chiếc răng trắng ngọc ngà, đều như bắp, mẹ cần giúp cả nhà lưu tâm và tránh vướng phải 15 thói quen xấu bên dưới. Vì sao trẻ chậm mọc răng? Lưu ý khi trẻ mọc răng Những vấn đề răng miệng khi mang thai

1. Nghiến răng

Nghiến răng là thói quen xấu và theo ước tính khoảng 30 đến 40 triệu người Mỹ mắc tật này. Khi nghiến răng, áp lực lớn sẽ tác động lên răng, hàm, khớp hàm gây hao mòn, đau mỏi các cơ. Tật nghiến răng tuy không gây ảnh hưởng đến tính mạng nhưng có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hàm răng người bệnh.

2. Nhai đá

Nhai đá là một thói quen vô cùng nguy hiểm, một việc làm xấu dường như vô hại tuy nhiên có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng trong thời gian dài cho hàm răng của bạn. Độ cứng và nhiệt độ lạnh của đá thực sự có thể làm cho răng bị gãy, làm hỏng men răng và có khi còn làm lung lay răng. 

15-thoi-quen-cuc-ky-co-hai-cho-rang

3. Cắn móng tay

Cắn móng tay không chỉ có hại cho móng tay mà còn có hại cho răng của bạn. Nó có thể gây vỡ hay sứt mẻ răng trước đó, và sau đó tạo cơ hội cho vi trùng và vi khuẩn từ bên dưới móng tay chuyển vào miệng và gây ra sâu răng hoặc nhiễm trùng nướu răng. 

4. Hút thuốc lá

Dùng nhiều thuốc lá gây ra những mảng bám quanh răng, gây nhiều bệnh viêm nhiễm nướu răng. Ngoài ra, hút thuốc lá là một trong những yếu tố chính gây ra ung thư miệng.

5. “Gặm” bút

Hành động vô thức này tưởng như vô hại, nhưng lại gây ra hậu quả nghiêm trọng cho răng. Nhai bút chì hay những vật cứng khác có thể làm cho răng bị gãy, sứt mẻ. Bên cạnh đó, bạn có thể bị nhiễm độc do chì gây ra. 

15-thoi-quen-cuc-ky-co-hai-cho-rang

6. Sử dụng răng làm công cụ

Nhiều người sử dụng răng như là công cụ để mở chai lọ hoặc cắn xé mác quần áo… Điều này có thể gây ra những chấn thương trên răng, làm cho răng sứt mẻ, yếu đi hoặc bị vỡ.

7. Ngậm bình sữa để ngủ

Việc làm này dường như khá hiệu quả trong việc ru các bé ngủ. Tuy nhiên, với thời gian dài, đường trong sữa sẽ hoạt động cùng với các vi khuẩn trong miệng phá vỡ men răng, gây sâu răng, hỏng răng. 

8. Thường xuyên ăn vặt

Sau khi ăn các loại thực phẩm chứa đường hay tinh bột sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho một số loại vi khuẩn trong miệng “mở tiệc” ăn mừng. Quá trình này sẽ tạo ra những axít gây phá hủy men răng. Theo thời gian, những axít này sẽ gây xói mòn men răng.

15-thoi-quen-cuc-ky-co-hai-cho-rang

9. Thực phẩm có chất dính

Nếu ăn nhiều các loại thực phẩm dẻo như các loại bánh nếp, trái cây sấy, kẹo gôm…có thể làm tăng nguy cơ dính dắt kẽ răng, khó vệ sinh răng, dẫn đến tồn dư thức ăn gây nên vi khuẩn đục phá răng của bạn.

10. Thực phẩm chua

Các loại thực phẩm ngâm chua có hàm lượng axit rất cao. Nó có thể làm giảm mức khoáng hóa của răng và bào mòn men răng. Hơn nữa, nhóm thực phẩm này thường chứa nhiều đường nên càng không tốt cho.

11. Rượu vang, trà

Các loại thức uống này ngoài tính axit còn có chứa chromogen và tannin – hai hợp chất gây ố răng nặng nhất. Rượu vang trắng và trà đen cũng bị coi là có thể gây ố răng mạnh hơn cả cà phê (giàu chromogen nhưng lại ít tannin).

12. Uống quá nhiều nước giải khát

Tiêu thụ quá nhiều các thức uống ngọt có ga sẽ đóng góp vào một trong những nguyên nhân gây sâu răng. Lượng đường lớn trong thức uống này và các axit không tốt cho răng của bạn. 

15-thoi-quen-cuc-ky-co-hai-cho-rang

13. Đánh răng không đúng cách

Những thói quen đánh răng không đúng có thể tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng. Nguy hiểm hơn khi một số lỗi lại rất dễ phạm phải trong cuộc sống, như đánh răng quá mạnh, đánh ngang một bên, đánh quá nhanh hoặc quá lâu, đánh bằng nước lạnh, bàn chải răng không đúng kích cỡ,…

14. Không dùng chỉ nha khoa

Sâu răng hình thành thường xuyên nhất ở những vị trí giữa hai răng. Sau khi ăn, thậm chí cả sau khi đánh răng, vi khuẩn vẫn có thể bị mắc kẹt ở đó và sản xuất hóa chất ăn mòn men răng, lâu ngày dẫn đến sâu răng. Việc làm sạch hoàn toàn những vị trí này không phải đơn giản. Cách tốt nhất là nên dùng chỉ nha khoa. 

15. Không đi khám răng định kỳ

Mỗi năm bạn nên đi khám nha khoa ít nhất 2 lần để kiểm tra răng miệng và lấy sạch cao răng. Bởi khi đi khám, nha sỹ có thể phát hiện sớm một số bệnh nghiêm trọng và kịp thời điều trị. Như vậy sẽ giúp phòng chống được các bệnh viêm lợi và viêm quanh răng.

Tags:

Bài viết liên quan