Dinh dưỡng sau sinh quan trọng không kém gì so với giai đoạn mang thai. Sau sinh, mẹ cần nhiều dưỡng chất để cơ thể mau hồi phục, đồng thời cung cấp cho bé nguồn sữa mẹ chất lượng nhất. Tuy nhiên, nhiều nơi, nhiều mẹ vẫn phải ăn kham khổ tới mức than trời sau sinh; có mẹ may mắn hơn được phục vụ từ A-Z bởi mẹ chồng đảm, mâm cơm ở cữ ngon ngọt, muốn gì được ăn nấy không phải kiêng cữ. Lời khuyên từ bác sĩ luôn khuyến khích mẹ ăn uống đầy đủ các món thuộc đủ nhóm chất, không kiêng khem.
Đảm bảo đủ 4 nhóm dinh dưỡng dù ở cữ
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chế độ ăn uống của thai phụ vẫn cần đảm bảo đủ 4 nhóm dinh dưỡng dù ở cữ:
Chất đạm: bao gồm thịt nạc (heo, gà, bò, tôm), các loại đậu (đậu nành, đậu phụng, đậu đen, đậu đỏ, đậu hà lan), sữa bò, trứng gà, yaourt, sữa đậu nành…
Chất béo: nên sử dụng dầu thực vật, hạn chế mỡ động vật.
Chất bột đường: nên ăn cơm, phở, cháo nhưng tránh ăn bún, bánh kẹo ngọt, nước có ga và kem lạnh.
Chất xơ: có trong các loại rau lá màu xanh đậm (rau ngót, rau dền, mồng tơi…), hoặc các loại củ quả có màu đỏ, màu cam (cà rốt, bí đỏ, khoai lang nghệ…).
Cách chế biến mâm cơm ở cữ ngon cho mẹ sau sinh
Song song với việc bổ sung đủ 4 nhóm chất trên vào mâm cơm ở cữ, khi chế biến món ăn cho bà đẻ cũng cần lưu ý những vấn đề sau:
- Món ăn dành cho bà đẻ phải mềm, ấm và dễ tiêu hóa.
- 1-2 ngày đầu sau sinh, mẹ ưu tiên ăn các loại thức ăn nhẹ như cháo, súp, mì, trứng gà…
- Các mẹ bị rạch tầng sinh môn nên ăn thức ăn ít chất bã, chia nhỏ bữa ăn 3 ngày đầu thành 5 – 6 bữa/ ngày.
- Với các mẹ sau sinh mổ, hệ tiêu hóa đã hồi phục (khoảng 24 giờ sau mổ) có thể áp dụng chế độ ăn từ lỏng đến đặc dần.
- Khi đường ruột đã hồi phục và mẹ có thể đi đại tiện bình thường, có thể ăn chế độ bình thường. Tuy nhiên, với các mẹ nuôi con bằng sữa mẹ vẫn cần tránh thực phẩm cay, đồ uống có caffein, thực phẩm nhiều mỡ và nặng mùi.
Dưới đây là 9 mâm cơm ở cữ ngon, mời mẹ cùng tham khảo: