Mẹ và Con - Cảm giác “đau phát khóc” sau khi thuốc gây tê hết tác dụng là “đặc sản” của mẹ sinh mổ. Một cái nhích nhẹ, xoay người, hắt hơi… cũng khiến mẹ đau thấu trời. Vì thế, 8 lưu ý dưới đây là kim chỉ nam cho những mẹ sinh đẻ bằng phương pháp mổ lấy thai giảm đau đớn, giúp sức khỏe mau hồi phục.

Nằm đúng tư thế: Nghiêng kê gối cao

Tư thế nằm nghiêng kê gối mềm dưới lưng sẽ giúp mẹ đỡ đau hơn so với tư thế nằm ngửa. Ngoài ra, mẹ cũng tránh việc cử động mạnh, động tác nên thực hiện nhẹ nhàng, từ tốn để không ảnh hưởng đến vết mổ.

Đừng vì đau mà ở mãi trên giường!

Dù việc cử động mạnh khiến mẹ cảm thấy đau thì cũng đừng vì thế mà nằm quá lâu trên giường hay ngủ quá nhiều. Lý do, nằm quá lâu khiến nước ối tích tụ ở tử cung, dễ bị tắc ruột và các mạch máu. Vì thế, mẹ sau sanh hãy từ từ ngồi dậy, vận động nhẹ nhàng để sức khỏe mau chóng hồi phục.

Không ăn uống quá no

Khoảng thời gian 1, 2 ngày sau khi sinh mẹ chỉ nên uống nước lọc chờ đến khi “xì hơi” mới được ăn cháo loãng, rồi từ từ ăn cháo đặc. Mẹ không nên ăn quá nhiều thứ hay quá no nởi hệ tiêu hóa mẹ mới sinh chưa thật sự hồi phục, việc tăng thêm gánh nặng cho đường ruột dễ gây ra các vấn đề về tiêu hóa như đầy bụng, khó tiêu, táo bón… làm tăng thêm mức độ đau đớn cho mẹ.

Ngoài ra, mẹ cũng nên tránh các thức ăn có tính hàn, tanh như hải sản vì có thể gây khó khăn cho việc đông máu tại vết mổ, khiến vết thương lâu hồi phục; tránh ăn rau muống, thịt gà, gạo nếp, lòng trắng trứng gà… vì có thể tạo mủ và sẹo lồi; nhóm thực phẩm gây viêm gồm thịt đỏ, bánh mì trắng và đồ chiên… cũng nên tránh thu nạp.

mẹ bầu ăn hải sản

Nên tránh các nhóm thực phẩm có thể gây sẹo lồi 

Kiểm tra thân nhiệt và dịch tiết

Mẹ luôn lắng nghe cơ thể, nếu có những bất thường như sốt, đau bụng, chướng bụng, ra huyết âm đạo nhiều hơn so với lượng kinh mỗi kỳ hoặc kéo dài hơn một tháng… hãy đến ngay bệnh viện để được các bác sĩ tư vấn giải pháp.

Nên đi vệ sinh sớm

Nhiều mẹ vì quá đau nên dù mắc tiêu – tiểu cũng ráng nín nhịn. Có mẹ còn thực hiện việc này ngay trên giường bệnh. Hành động này vô tình sẽ khiến mẹ rơi vào tình trạng bí tiểu, táo bón, nặng nề hơn là nhiễm trùng đường tiết niệu, ảnh hưởng đến thời gian hồi phục của cơ thể. Để kích thích việc đi tiểu, mẹ nên uống nhiều nước, ăn thêm canh rau, thực phẩm giàu chất xơ. Mẹ nên cố gắng thực hiện việc đi vệ sinh khoảng 3-4 lần/ giờ. Nếu quá khó khăn trong việc này, mẹ nên thông báo với bác sĩ để có cách khắc phục.

Tránh làm những công việc nhà

Sau khi sinh là khoảng thời gian mẹ cần nghỉ ngơi, tịnh dưỡng để cơ thể mau chóng hồi phục và có đủ sữa cho con bú. Thời gian phục hồi của mẹ sinh mổ lấy thai sẽ lâu hơn so với mẹ sinh thường. Vì thế, mẹ cần hạn chế làm những công việc như giặt giũ, quét dọn nhà cửa, bưng bê, đứng lên ngồi xuống đột ngột… Những hoạt động này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến vết mổ và những các bộ phận bên trong cơ thể, khiến cho khả năng và thời gian hồi phục sức khỏe của mẹ bị hạn chế và kéo dài.

Đề phòng các chứng bệnh dễ lây nhiễm

Người xưa thường ví von “mẹ mới sinh như con cua lột” bởi cơ thể của mẹ lúc này còn rất yếu. Vì sức lực đã dồn hết cho 9 tháng 10 ngày mang thai và cho lần sinh nở. Lúc này, mẹ sẽ đối diện với mối nguy liên quan các bệnh lây nhiễm, cảm lạnh. Vì thế mẹ nên ở trong phòng kín gió, mặc trang phục dài, không tắm quá lâu, không ngâm mình trong bồn tắm… để tránh bị nhiễm lạnh.

Ngoài ra, mẹ cũng nên chủ động trong việc chăm sóc vết mổ bằng cách:

  • Luôn sát trùng, rửa tay sạch sẽ trước khi vệ sinh vết mổ
  • Có thể sử dụng dung dịch betadin hay povidine 10% để vệ sinh vết mổ
  • Hạn chế làm ướt vết thương
  • Dùng khăn sạch, mềm để thấm khô vết mổ sau khi tắm
  • Luôn giữ vết mổ khô thoáng
  • Nghỉ ngơi, hạn chế các hoạt động không cần thiết để vết mổ mau lành

Tuân thủ mọi hướng dẫn của bác sĩ

Trước khi xuất viện về nhà, bác sĩ sẽ căn dặn mẹ những điều cần thực hiện, bao gồm những vấn đề như ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, uống đủ nước theo nhu cầu, uống thuốc đúng giờ, vận động nhẹ nhàng, vệ sinh cơ thể… Đặc biệt, khi xuất hiện các vấn đề bất thường như sốt, ra máu, mất ngủ, lo âu… hãy báo ngay cho bác sĩ để kịp thời điều trị, hạn chế những nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé.

chăm sóc phụ nữ sinh mổ

Nên cân bằng giữa việc nghỉ ngơi và vận động một cách hợp lý 


Ăn gì để phục hồi nhanh và nhiều sữa sau khi sinh mổ

Bắt đầu cho con bú ngay khi có thể và trong thời gian sớm nhất sau khi sinh là cách hiệu quả để mẹ gọi sữa về. Những giọt sữa đầu tiên chính là sữa non chứa nguồn dinh dưỡng trọn vẹn và nhiều kháng thể quan trọng cho sức khỏe trẻ. Hơn nữa, việc nuôi con bằng sữa mẹ ngay từ lúc trẻ mới sinh sẽ mang lại các lợi ích lớn lao và là cách bảo vệ sức khỏe tối ưu cho trẻ trong những giai đoạn về sau. Vì thế, dinh dưỡng thời điểm này đóng vai trò rất quan trọng cho cả mẹ và bé, giúp mẹ mau phục hồi và trẻ có đủ sữa để bú.

Mẹ cần chú ý khi vết mổ chưa liền, mẹ chỉ nên uống nước lọc, cháo loãng… cho đến khi “xì hơi” mới ăn các món đa dạng. Uống nhiều nước, bổ xung chất xơ để khắc phục chứng đầy hơi và táo bón.

Sau khi liền vết mổ, mẹ có thể bổ sung nguồn thực phẩm giàu protein, vitamin, sắt để vết thương mau lành và tạo nguồn sữa dồi dào. Sữa và sữa chua rất có lợi cho mẹ vào lúc này. Sữa chua giàu lợi khuẩn giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, củng cố hệ miễn dịch. Mẹ cũng nên chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Điều này giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động trơn trú, chất dinh dưỡng dễ dàng hấp thu vào cơ thể mẹ, qua đó tạo nguồn sữa đa dạng dưỡng chất cho con.

Bài viết liên quan