Mẹ và Con - Cũng như nhiều chứng nghiện khác, chúng ta có thể nghiện đường. Vậy đâu là dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc chứng nghiện đường?

Thèm đồ ngọt, dùng đường để xoa dịu tâm trạng hay ăn đường kể cả khi không đói là những biểu hiện thường gặp của người mắc chứng nghiện đường.

Các dấu hiệu của người mắc chứng nghiện đường

Bạn cần nhiều hơn nữa để thỏa mãn cơn thèm

Cơn thèm đường của bạn có thể tăng dần theo thời gian và bạn luôn cần nhiều đường hơn để thỏa mãn cơn thèm của mình. Ban đầu, đó có thể là một muỗng cà phê nhưng một tuần sau, đó có thể là hai muỗng. Một tháng sau, lượng đường mà bạn cần đã lên đến 4 muỗng cà phê. Điều này chứng tỏ bạn đã rơi vào hội chứng nghiện đường.

Bạn ăn đường ngay cả khi không đói

Với một người có chứng nghiện đường, bạn có thể ăn đường ngay cả khi bạn không cảm thấy đói và vừa ăn xong một bữa ăn thật no. Đây là dấu hiệu đầu tiên mà rất nhiều người đã vô ý không nhận ra.

Bạn luôn thèm đồ ngọt

Theo các chuyên gia sức khỏe và dinh dưỡng, sau khi ăn quá nhiều đường, lượng đường trong máu của bạn sẽ giảm xuống vì insulin đẩy lượng đường đó vào trong tế bào để ngăn chặn sự phá hủy của đường. Điều này khiến lượng đường trong máu thấp và cảm giác thèm ăn nhiều hơn. Vì thế, nếu bạn luôn có cảm giác thèm đồ ngọt, không thể cưỡng lại được những que kem hay những viên kẹo, những chiếc bánh donut được ướp đường thì đó chính là triệu chứng của chứng nghiện đường vô cùng nguy hiểm.

dấu hiệu của người mắc chứng nghiện đường

Bạn thèm đồ ăn mặn

Thèm ăn mặn là một dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn không nhận được dinh dưỡng cần thiết.Nếu bạn thấy mình thường xuyên ăn vặt, đặc biệt là thức ăn mặn thì có lẽ bạn đang không ăn đủ protein và chất béo lành mạnh mà cơ thể cần. Thèm ăn mặn là một cách mà cơ thể bạn có thể nói với bạn rằng hãy ngừng ăn đường và ăn thứ gì đó bổ dưỡng hơn.

Điều này cũng đúng ở khía cạnh ngược lại. Nghĩa là nếu bạn ăn quá nhiều đồ ăn mặn, bạn có thể thấy mình thèm đồ ăn có đường hoặc carbohydrate đơn giản. Điều quan trọng là sự cân bằng giữa các chất dinh dưỡng thiết yếu đối với cơ thể.

Có triệu chứng bất thường khi không ăn đường

Một biểu hiện của người mắc chứng nghiện đường chính là bạn có những biểu hiện bất thường khi bạn cố gắng để “cai” đường, bao gồm mệt mỏi, thèm ăn, đau cơ, buồn nôn, đầy hơi hay thậm chí mất ngủ. Các triệu chứng này hệt như khi bạn đang cố gắng cai thuốc lá vậy. Trong hầu hết các trường hợp, các triệu chứng này tăng lên sau 24 giờ. Cách tốt nhất để từ bỏ đường là từ từ, cắt giảm từng chút một. Bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn và thích nghi dần sau khoảng 1 tháng.

Bạn dùng đường để xoa dịu tâm trạng

Bạn đang buồn bã sau khi chia tay hoặc bạn đang có một ngày tồi tệ vì công việc không như ý muốn? Bạn gặp áp lực trong công việc? Bạn đang căng thẳng vì hàng tá việc trong cuộc sống? Và cách giải quyết của bạn chính là ăn thật nhiều kem hay đồ ngọt? Đường giúp kích thích não bộ của bạn và giúp bạn cảm thấy vui vẻ hơn. Vì thế, việc dùng đường để cải thiện tâm trạng là việc hoàn toàn bình thường.

Tuy nhiên, nếu bạn lặp lại điều này quá thường xuyên hay gần như là mỗi ngày thì đây có thể là một biểu hiện của chứng nghiện đường. Điều này cho thấy bạn đang lệ thuộc vào đường quá mức và không có cách giải quyết nào khác ngoài việc ăn đường.

nghiện đường nguy hiểm không

Bạn chấp nhận những rủi ro khi ăn đường

Bạn biết mình sẽ phải ra đường vào ban đêm để đi mua kem, và điều này khiến bạn có thể đối mặt với những nguy hiểm không đáng có. Bạn biết ăn nhiều đồ ngọt gây tăng cân. Bạn hoàn toàn hiểu được những rủi ro mà bạn phải chịu khi ăn đường nhưng bạn vẫn sẵn sàng để ăn đường thì không còn gì hoài nghi, bạn đã mắc chứng nghiện đường.

Bạn có cảm giác tội lỗi khi ăn đường

Cảm giác tội lỗi khi ăn bất kỳ loại thực phẩm nào có thể là dấu hiệu của chứng rối loạn ăn uống. Nếu cảm thấy xấu hổ về thói quen ăn nhiều đường của mình, bạn có thể thảo luận điều này với bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý để có phương pháp điều trị phù hợp.

người mắc chứng nghiện đường

Cách điều trị chứng nghiện đường

Nếu bạn đang rơi vào chứng nghiện đường và gặp khó khăn trong việc cải thiện việc ăn uống của mình, bạn có thể thử một số biện pháp sau:

  • Lựa chọn loại đồ ngọt phù hợp: Thay vì ăn các loại thực phẩm có đường nhân tạo, bạn có thể ăn các loại quả mọng, trái cây, yến mạch với vị ngọt tự nhiên,… để không cảm thấy quá khó chịu do thiếu đường nhưng vẫn không nạp quá nhiều đường nhân tạo gây hại cho sức khỏe.
  • Thêm chất xơ vào chế độ ăn uống của mình: Thời gian đầu bạn có thể không quen nhưng cứ hãy cố thêm dần chất xơ vào chế độ ăn uống, chất xơ sẽ giúp ổn định lượng đường trong máu của bạn và tránh các biến chứng do lượng đường quá cao, đặc biệt là hạn chế gây tiểu đường.
  • Giảm dần lượng đường: Thời gian đầu, bạn chỉ nên giảm một lượng đường thật ít để cơ thể quen dần. Đến khi bạn nhận ra cơ thể không quá nghiện đường như trước thì mới bắt đầu giảm đường nhiều hơn thay vì đột ngột cắt bỏ hoàn toàn đường bạn nhé!
  • Rèn luyện vị giác: Bạn có thể khắc phục chứng nghiện đường bằng cách thử ăn những loại thực phẩm ít ngọt, đa dạng khẩu vị thay vì chỉ tập trung vào việc lựa chọn những loại thực phẩm có vị ngọt như kẹo, bánh ngọt.
  • Tập thể dục: Với người đang mắc chứng nghiện đường, thèm đồ ngọt, nên tập thể dục để khỏe mạnh hơn. Việc vận động cũng giúp cơ thể bạn hạn chế được cảm giác thèm đồ ngọt nhiều hơn.

cách cai đường

Chứng nghiện đường diễn tiến lâu dài sẽ khiến bạn gặp nhiều rắc rối, đặc biệt là làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Do đó, hãy nhận biết chứng nghiện đường và có những biện pháp cải thiện phù hợp bạn nhé!

Bài viết liên quan

những điều cần biết khi dạy con về tình yêu

7 điều cha mẹ nên dạy con về tình yêu để trẻ luôn hạnh phúc

Mẹ và Con - Đã bao giờ bạn nghĩ đến việc ngồi lại và tâm sự, chia sẻ cùng con những vấn đề về tình yêu, chẳng hạn như tình cảm gà bông của con và người bạn cùng lớp? Một đứa trẻ được dạy về tình yêu từ sớm có thể học được làm sao để yêu thương đúng cách cũng như biết cách sống hạnh phúc với những tình cảm mình đang có.