Mẹ&Con – Đây là triệu chứng thường gặp trong viêm khớp dạng thấp, thường kéo dài trong 1 giờ đồng hồ. Bất kỳ khớp nào cũng có thể bị ảnh hưởng nhưng thường gặp nhất vẫn là các khớp tay, chân, gối,... Lý do thuyết phục mẹ bầu nên bổ sung 10 thực phẩm này vào trong thực đơn hàng ngày Thêm món cá hồi vào thực đơn cho con Thực đơn nhiều đường cũng tàn phá cơ thể giống y như thực đơn nhiều mỡ

Một số bệnh lý khác cũng có thể gây cứng khớp buổi sáng như thoái hóa khớp, nhưng thường không kéo dài như viêm khớp dạng thấp, mà chỉ khoảng dưới 30 phút.

Tổn thương khớp đặc trưng của viêm khớp dạng thấp là viêm màng hoạt dịch, phá hủy sụn và bào mòn xương dưới sụn, gây hủy hoại khớp không hồi phục dẫn đến mất chức năng vận động.

Khi mắc bệnh cứng khớp buổi sáng, bên cạnh giải pháp sử dụng thuốc thì chế độ ăn uống và vận động thể lực thích hợp cũng đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị.

Cứng khớp buổi sáng nên ăn gì?

– Thực phẩm giàu vitamin E có nhiều trong bông cải xanh, bắp cải là những loại rau xanh thuộc họ cải. Nhờ hợp chất sulforaphane, hai loại rau xanh này có thể làm chậm những tổn thương ở sụn khớp. Bên cạnh đó, các loại rau, củ như cà rốt, bí đỏ, các loại rau xanh, đậu tương, giá đỗ, vừng, lạc, mầm lúa mạch cũng cần bổ sung vào thực đơn bữa ăn vì chúng có tác dụng giảm đau, chống viêm.

– Thực phẩm giàu axit béo omega-3 như mỡ cá của các loại cá béo như cá hồi, cá ngừ, cá thu… Axit béo omega-3 có trong cá giúp chống viêm, ngăn chặn phản ứng của hệ miễn dịch gây ra chứng cứng khớp.

7 loại thực phẩm cho người bị cứng khớp vào buổi sáng 4Người bị cứng khớp buổi sáng nên ăn nhiều axit béo omega-3 có trong cá (Ảnh minh hoạ).

– Anh đào: Anh đào được xem là một loại trái cây rất tốt cho người bệnh cứng khớp. Các thành phần của anh đào có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp. Sử dụng nước ép anh đào thường xuyên có thể cải thiện được đáng kể những cơn đau và cứng khớp. Ngoài ra các loại trái cây chứa nhiều vitamin C như bưởi, chanh, kiwi, ổi, dâu tây, các loại quả mọng… cũng được khuyến khích cho người mắc bệnh về khớp như thế này.

– Nghệ: Chất Curcumi trong nghệ có lợi trong việc quản lý bệnh khớp liên quan đến mãn tính ngoài ra còn có tác dụng chống viêm. Do vậy, người bệnh có thể sử dụng nghệ trong chế biến các món ăn. Song để việc sử dụng nghệ trong chống viêm mang lại hiệu quả tốt nhất, người bệnh nên sử dụng tinh bột nghệ, sản phẩm đã được loại bỏ tạp chất.

– Hành tây giàu Quercetin, một loại flavonoid có đặc tính kháng viêm mạnh. Những người mắc bệnh đau nhức khớp gối cần tăng cường hành tây vào khẩu phần ăn của mình, có thể trộn với salad, bánh mì, các món hầm… để kiềm hãm những cơn đau.

– Trà: trà xanh và các loại trà thảo dược có tác dụng thanh lọc cơ thể, kháng viêm rất tốt cho những người bị viêm khớp. Người bị viêm khớp có thể dùng các loại trà thảo dược, trà xanh thay nước lọc hàng ngày. Người bị cứng khớp, viêm khớp cần uống đủ nước trong khoảng 2-2,5 lít/ngày nhằm giảm tình trạng khô khớp gây ra cứng khớp vì nước có tác dụng trong việc tái tạo lớp sụn giữa các khớp xương. 8 ly nước mỗi ngày là cần thiết cho người bị viêm khớp.

Trứng: Trứng được coi là một sản phẩm hoàn hảo, nhiều chất dinh dưỡng tốt được khuyên dùng cho bệnh nhân viêm khớp.

Người bị cứng khớp buổi sáng không nên ăn gì?

– Hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn chế biến sẵn, đồ chiên, vì những thức ăn này chứa nhiều chất béo bão hòa làm kích thích phản ứng viêm và khiến người bệnh có cảm giác đau hơn.

7 loại thực phẩm cho người bị cứng khớp vào buổi sáng 5Chất béo bão hòa trong thức ăn nhanh làm kích thích phản ứng viêm, khiến người cứng khớp có cảm giác đau hơn (Ảnh minh hoạ).

– Muối: Muối được các chuyên gia khuyến cáo là không nên sử dụng cho người bị viêm khớp. Để hạn chế muối trong bữa ăn cách tốt nhất bạn nên tập thói quen nấu các món ăn mà không dùng muối và hạn chế ăn ở ngoài.

Cà phê hoặc soda: Người bị bệnh viêm khớp không nên uống cà phê. Bởi lẽ, cafein có trong cà phê làm người bệnh dễ bị nhức và soda sẽ làm cho những cơn đau trầm trọng thêm.

– Hạn chế thực phẩm gây tăng chất lipid trong máu như thịt mỡ, bơ, xúc xích, dăm-bông, bánh kẹo… Chúng gây bất lợi cho người bị cứng khớp vì xúc tác phản ứng viêm tấy ở mặt trong bao khớp.

– Người bị viêm khớp dạng thấp không nên ăn các thực phẩm như bắp, sữa, đồ nếp đã qua chế biến, cam quít, tôm, cua, lươn… vì các loại thức ăn này dễ gây nên tình trạng dị ứng dưới dạng viêm khớp.

– Bột mì: không nên ăn bột mì dưới bất kì hình thức nào. Bởi bột mì sẽ làm tình trạng cứng khớp của bạn tăng lên.

– Hạn chế ăn nhiều thịt đỏ, nội tạng, uống nhiều bia rượu,ăn quá ngọt vì các loại thức ăn này sẽ gây mất canxi khiến xương của bạn yếu hơn.

– Thực phẩm giàu a-xít oxalic như nam việt quất, mận, củ cải cũng không nên ăn.

– Hạn chế ăn chuối tiêu, các loại cà (cà ghém, cà pháo, cà chua..), mỡ động vật, thịt chó, canh cua cũng là những thức ăn không tốt với bệnh cứng khớp.

– Các loại trái cây nhiều đường như chuối, đào, cam, dứa, lê, dưa hấu… nên hạn chế vì hàm lượng đường cao trong các loại quả này làm tăng thêm tình trạng đau nhức.

Ngoài ra một vấn đề quan trọng đối với bệnh xương khớp là hạn chế tối đa tình trạng tăng cân. Bởi cân nặng tăng có thể gây gia tăng áp lực cho phần xương khớp đang bị tổn thương. Từ đó khiến căn bệnh phát triển nặng hơn.

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý thì các hoạt động thể lực luyện tập thường xuyên với cường độ thích hợp giúp cải thiện chất lượng sống cũng như chức năng cơ bắp của bệnh nhân cứng khớp buổi sáng như đi bộ, leo cầu thang, nhảy dây, bơi lội, đạp xe đạp… sẽ giúp hệ xương khớp dẻo dai, máu huyết lưu thông và hấp thu các dưỡng chất tốt hơn. Nhờ vậy các khớp xương hoạt động trơn tru, giảm bớt co cứng cơ, tránh hiện tượng dính khớp. Đồng thời cần tránh các hoạt động thể lực nặng, các hoạt động gây áp lực mạnh lên các khớp, hoặc nâng các vật nặng. Tuy nhiên, bệnh nhân cần được nghỉ ngơi, giảm vận động khi vào đợt viêm cấp. Tốt nhất, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên ngành khi muốn bắt đầu hoặc thay đổi quá trình luyện tập.

Tags:

Bài viết liên quan