Mẹ&Con – Sau sinh, cho con bú là một trong những nhiệm vụ thiêng liêng nhất của một người mẹ. Với những ai sinh con lần đầu, chắc hẳn công việc này vô cùng mới mẻ và có rất nhiều bỡ ngỡ. Vì vậy đây sẽ là những thông tin giúp ích cho bạn. 9 điều cấm kỵ khi nuôi con bằng sữa mẹ Nâng niu nguồn sữa mẹ Vắt và bảo quản sữa mẹ đúng cách

Hãy tin bạn đủ sữa cho con bú

Bước đầu tiên của hành trình nuôi con bằng sữa mẹ phụ thuộc hoàn toàn vào niềm tin của bạn với chính mình. Hãy luôn tin tưởng rằng bạn có đủ khả năng nuôi con bằng sữa mẹ như bao người khác. Ngay cả những bà mẹ bị suy dinh dưỡng hay thậm chí đang bị bệnh (miễn sao mẹ không dùng steroid và thuốc điều trị ung thư) hoặc mẹ có núm vú ngược, đang trong giai đoạn hậu phẫu… vẫn có thể có sữa cho con bú.

7 điều mẹ nên biết về việc cho con bú 3Trên lý thuyết, một phụ nữ tối đa có thể tạo được 3 lít sữa/ngày trong giai đoạn cho con bú

Trên lý thuyết, một phụ nữ tối đa có thể tạo được 3 lít sữa/ngày trong giai đoạn cho con bú. Trên thực tế, con số này có thể thấp hơn nhưng nó vẫn đủ để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của trẻ.

Cần thêm thời gian trước khi có sữa

Một số phụ nữ sẽ mất khoảng vài ngày để sữa có thể về kịp cho con bú. Trong khi đó, cũng có những người lại rỉ sữa non ngay trong thai kỳ và sau khi sinh em bé. Chìa khóa để giúp kích thích tuyến vú tạo sữa đó chính là giữ cho bé bú đều đặn và động tác mút mạnh dần sau từng ngày.

Ngoài ra, trong giai đoạn sau sinh 1-2 ngày, bạn sẽ thấy sữa non tiết ra. Đây là nguồn sữa giàu dưỡng chất, đặc biệt có chứa chất miễn dịch quý giá giúp bé ngăn ngừa hoàn toàn với mọi loại bệnh trong 6 tháng đầu. Một số mẹ có thể không nhận biết được nguồn sữa này do con bú trực tiếp hoặc do sữa quá ít.  

Đừng bị cám dỗ bởi sữa công thức

Một số bà mẹ lúc nào cũng sợ con bú không đủ nên luôn có ý định dùng sữa công thức thay thế. Thực ra, nếu bạn không quá căng thẳng và cố gắng cho con bú mẹ nhiều hơn thì tuyến sữa sẽ được kích thích để cho nguồn sữa dồi dào. Hãy nhớ, một khi bạn ngưng cho bé bú, não của bạn sẽ hiểu rằng nó không cần phải sản xuất sữa thêm nữa. Và nếu điều này lặp đi lặp lại nó sẽ dừng hoàn toàn quy tình tiết sữa.

Đừng nản nếu bạn có ít sữa

Theo một báo cáo của Trung tâm cho con bú Quốc tế (IBC), số lượng sữa được bơm ra “có thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau”. Đó có thể là do mẹ chưa bơm sữa đúng cách, dùng sai so với hướng dẫn của máy hút sữa, tình trạng hoạt động của máy hút sữa rất tệ… Đây chỉ là một vài nguyên nhân đầu tiên mà bạn cần phải xem xét trước khi muốn buông bỏ.

Để kiểm tra xem mẹ có đủ khả năng tạo sữa không, các bác sĩ thường căn cứ theo cân nặng và sự phát triển của bé sơ sinh và trẻ nhỏ theo từng tháng. Ngoài ra, bạn cũng có thể quan sát tã của bé để đoán định. Nếu tã ướt nhiều và phải thay sau 2-3 tiếng, chứng tỏ bé đang bú tốt.

Ngay cả khi bị nhiễm trùng vẫn nên cho con bú

Ngay cả khi bạn bị sốt, ho, nôn mửa, tiêu chảy, phát ban,… thì bé của bạn vẫn nên được tiếp tục cho bú. Điều này, sẽ giúp bé có khả năng chống lại các bệnh do vi khuẩn và virus. Bởi lẽ một khi mẹ bị nhiễm trùng, cơ thể của mẹ sẽ sản xuất các kháng thể chống lại sự lây nhiễm trong sữa mẹ và chúng sẽ được chuyển sang cho bé thông qua sữa mẹ. Đây là lý do tại sao khi mẹ bị cúm hoặc người nhà có người nhiễm cúm, bé sơ sinh vẫn không hề bị lây nhiễm.

Giữ tắt núm vú

Cho bé tập ngậm núm vú trước khi bé đủ bốn tuần tuổi sẽ làm ảnh hưởng đến việc sản xuất sữa. Do đó, tốt nhất, bạn không nên tập cho bé bú núm giả trong thời gian đợi sữa mẹ về. Đừng để trẻ thân thuộc với núm vú trước khi làm quen với núm vú mẹ vì điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc kích thích tạo sữa.

Khi có nhu cầu (cho sữa của bạn), cơ thể bạn sẽ sản xuất và cung ứng

Tốc độ sản xuất sữa sẽ phụ thuộc vào khả năng “làm trống” các tuyến sữa. Do đó, chìa khóa của việc tạo sữa đó chính là cho bé bú thường xuyên và bú theo nhu cầu (cho bé bú bất cứ khi nào bé đòi). Nếu bạn càng giữ sữa trong bầu ngực, tốc độ sản xuất sữa sẽ càng chậm hơn và ngược lại, nếu bạn càng chóng hết sữa, sữa sẽ càng được tạo ra nhiều hơn.

Theo femalenetwork

Tags:

Bài viết liên quan