Mẹ&Con – Làm thế nào để hạ đường huyết nhanh và an toàn, luôn là vấn đề được những người bị cao huyết áp quan tâm. Những gợi ý dưới đây sẽ có ích cho bạn. Gọi tên 11 thực phẩm "xua đuổi" căng thẳng, mệt mỏi "thần tốc" Nguyên nhân bất ngờ gây tiểu đường ở người Việt Thiếu ngủ có thể gây ra bệnh tiểu đường

Tập thể dục thường xuyên

duong-huyet

Tập thể dục là cách an toàn giúp bạn hạ đường huyết trong máu. (Ảnh minh họa)

Tập thể dục thường xuyên có thể giúp bạn giảm cân và tăng độ nhạy cảm của insulin. Tăng độ nhạy cảm của insulin đồng nghĩa với việc tế bào của bạn có thể sử dụng đường ở trong máu tốt hơn. Tập thể dục cũng giúp cơ bắp của bạn sử dụng đường trong máu thành năng lượng và sự co cơ. Điều này sẽ giúp làm giảm lượng đường trong máu hiệu quả.

Các bài tập thể dục tốt cho bạn bao gồm tập tạ, đi bộ nhanh, chạy, đạp xe, khiêu vũ, bơi lội…

Kiểm soát lượng carbohydrat

Cơ thể của bạn khi hấp thụ carbohydrat sẽ chuyển hóa thành đường glucose và sau đó insulin sẽ di chuyển đường vào các tế bào. Khi bạn ăn quá nhiều tinh bột hoặc có vấn đề với chức năng insulin, quá trình này không thành công và lượng đường trong máu sẽ tăng lên.

Hiệp Hội Tiểu đường Mỹ (ADA) khuyến cáo bạn nên kiểm soát lượng carbohydrat bằng cách đếm carbohydrat dung nạp vào cơ thể. Điều này, giúp bạn lập kế hoạch bữa ăn một cách thích hợp để làm giảm lượng đường trong máu hiệu quả và an toàn.

Tăng lượng chất xơ

duong-huyet

Tăng lượng chất xơ cho bữa ăn hằng ngày để có mức đường huyết ổn định. (Ảnh minh họa)

Chất xơ giúp hấp thụ đường carbohydrat thúc đẩy sự giảm dần lượng đường trong máu. Có hai loại chất xơ: hòa tan và không hòa tan, cả hai đều quan trọng, đặc biệt chất xơ hòa tan đã được chứng minh có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu.

Ngoài ra, một chế độ ăn uống nhiều chất xơ còn có thể giúp bạn quản lý bệnh tiểu đường type 1 bằng cách kiểm soát mức đường huyết.

Các loại thực phẩm có nhiều chất xơ gồm rau quả, trái cây, các loại đậu và ngũ cốc được khuyến khích dùng hàng ngày khoảng 25g cho phụ nữ và 38g cho nam giới.

Uống đủ nước

Cung cấp đủ nước cho cơ thể giúp làm giảm lượng đường trong máu, phòng tránh nguy cơ bị bệnh tiểu đường. Do nước giúp thận lọc đường từ trong máu dư thừa thông qua nước tiểu.

Một nghiên cứu quan sát cho thấy những người uống nhiều nước có nguy cơ thấp hơn đối với sự phát triển mức độ đường trong máu.

Kiểm soát khẩu phần ăn

kiểm soát khẩu phần ăn

Kiểm soát khẩu phần ăn là điều quan trọng giúp bạn hạ đường huyết. (Ảnh minh họa)

Kiểm soát khẩu phần giúp điều chỉnh lượng calo, dẫn đến giảm cân và tránh được nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2.

Một số cách giúp bạn kiểm soát khẩu phần ăn hiệu quả có thể là: ăn chậm, hạn chế ăn ngoài hàng quán, uống ly nước trước khi ăn, dùng dĩa, bát kích thước nhỏ khi ăn…

Tránh căng thẳng

Căng thẳng có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu của bạn. Các hóc môn như glucagon và cortisol được tiết ra trong quá trình bạn căng thẳng khiến lượng đường trong máu tăng lên.

Một nghiên cứu cho thấy rằng tập thể dục, thư giãn, thiền, yoga sẽ giúp bạn giảm đáng kể sự căng thẳng, từ đó kiểm soát được lượng đường trong máu tốt hơn.

Ngủ đủ giấc

Thói quen ngủ ít cũng ảnh hưởng đến lượng đường trong máu và sự nhạy cảm của insulin. Ngoài ra, thiếu ngủ còn làm tăng sự thèm ăn và thúc đẩy tăng cân.

Nếu bạn liên tục bị thiếu ngủ, sự phóng thích các hóc môn tăng trưởng sẽ bị giảm xuống, đồng thời nồng độ cortisol sẽ tăng cao gây ảnh hưởng đến việc kiểm soát lượng đường trong máu.

Tags:

Bài viết liên quan