Mẹ&Con - Ai cũng biết công dụng của sữa đậu nành đối với sức khỏe, nhưng còn tác hại của sữa đậu nành vẫn còn khá nhiều người chưa hề nghĩ đến... Mách mẹ cách làm sữa đậu nành bằng máy xay sinh tố tại nhà Uống sữa đậu nành, con có... 'mất nam tính'?

Bất kể cái gì “quá” cũng không tốt cho sức khỏe, sữa đậu nành cũng vậy. Tác hại của sữa đậu nành khi uống quá nhiều gây ra những tiêu cực như: Dậy thì sớm, giảm tổng hợp hormone tuyến giáp, ngăn chặn hấp thu dưỡng chất… Ở bài viết này, chúng tôi không đề cập tới lợi ích mà sẽ sẽ đề cập tới những tác hại của sữa đậu nành.

1. Dậy thì sớm

Trong đậu nành có các hóc môn thực vật, các hóc môn này bị nghi ngờ có liên quan tới việc dậy thì sớm ở bé gái. Các bác sĩ khuyến cáo, nếu uống nhiều sữa đậu nành bé gái sẽ dậy thì sớm, phát triển lông mu và ngực vượt trội.

Tương tự, đối với bé trai khi uống nhiều sữa đậu nành cũng bị ảnh hưởng rối loạn phát triển tuyến vú, kích thước ngực phát triển to hơn. Bên cạnh đó, estrogen trong đậu nành cũng làm ức chế sự phát triển testosterone. Điều này có thể gây ra những biến đổi trong tính cách trẻ theo hướng tiêu cực. Khi uống sữa đậu nành thường xuyên, lượng estrogen trong cơ thể các bé trai có thể cao gấp 22.000 lần.

2. Giảm tinh trùng

Thêm một tác hại nữa của estrogen trong sữa đậu nành, đó là làm giảm số lượng tinh trùng ở nam giới, lâu dần dẫn tới giảm khả năng có con hay thậm chí là vô sinh.

Một nghiên cứu được thực hiện tại Trường Sức khỏe cộng đồng Harvard, Mỹ cho thấy tiêu thụ khẩu phần ăn của những người mà đậu nành chiếm một nửa thực đơn trong 3 tháng sẽ khiến hàm lượng tinh trùng giảm xuống 1 nửa. (Thấp hơn 41 triệu/ml so với những người không ăn đậu nành).

6 tác hại của sữa đậu nành có thể bạn chưa biết 4

3. Rối loạn tuyến nội tiết

Hoạt tính sinh học mang tên isoflavone trong sữa đầu nành bị coi là nhân tố gây ảnh hưởng chức năng của các hóc môn và suy giảm hoạt động nội tiết tố nữ – thêm một tác hại của sữa đậu nành cần lưu ý. Điều này có thể gây kích hoạt hoặc cản trở hoạt động của hooc-môn sinh dục nữ, rối loạn chức năng tuyến nội tiết.

4. Cản trở chức năng tuyến giáp

Không phải ai cũng gặp trường hợp này, song hàm lượng inflavone trong sữa đậu nành dễ gây ức chế chức năng enzyme tuyến giáp peroxidase (loại enzym quan trọng dùng để sản xuất ra các hooc-môn tuyến giáp), làm suy yếu chức năng tuyến giáp.

Biểu hiện thường thấy ở những người suy yếu chức năng tuyến giáp: Mệt mỏi, táo bón, hay buồn ngủ… Nếu đang sử dụng sữa đậu nành và gặp các biểu hiện này, bạn hãy ngưng sử dụng một thời gian xem sao nhé.

5. Kẻ thù của bệnh gút

Purine cũng là một chất có trong đậu nành, và nó là kẻ thù hàng đầu của bệnh nhân gút. Tác nhân này có nguy cơ khiến niêm mạc bị sưng, viêm và đau dữ dội do kích ứng.

Không chỉ đối với người mắc bệnh gút, những người mắc các bệnh về dạ dày hay thận như: Loét dạ dày, viêm dạ dày cấp và mạn tính, viêm thận, sỏi thận… nếu uống nhiều sữa đậu nành cũng không tốt cho sức khỏe. Tên một số loại bệnh bạn sẽ “rước” vào người có thể được liệt kê như: Sỏi thân, dư thừa acid trong dạ dày, gây đầy hơi…

6. Ung thư vú

Không phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới bệnh ung thư vú, nhưng theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ đậu nành là nguyên nhân gián tiếp dẫn tới căn bệnh này. Nguyên nhân bởi chất phytoestrogen trong đậu nành kích thích estrogen gây tương tác, có thể kích thích các tế bào ung thư phát triển nhanh hơn. Vì vậy, với những người đã có sẵn tiền sử bệnh ung thư vú, tử cung hay buồng trứng tốt nhất không nên uống sữa đậu nành.

Tất nhiên, sữa đậu nành rất bổ dưỡng nếu nếu chúng ta sử dụng đúng cách nhưng cũng không thể làm ngơ trước những mặt trái mà tác hại của sữa đậu nành mang tới. Hãy lưu ý những điều này để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho bản thân và những người xung quanh.

Tags:

Bài viết liên quan