Cho bé tập ăn dặm từ lúc 4 đến 6 tháng tuổi
Tập cho bé ăn dặm (Ảnh minh họa)
Đúng: Hầu hết các bác sĩ nhi khoa và các tổ chức chuyên nghiệp về y tế trên thế giới đều khuyến cáo nên cho bé bắt đầu làm quen với thức ăn từ chất rắn lúc 4 đến 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, theo Tổ chức Y tế Thế giới và AAP, khuyên các mẹ nên cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu và bắt đầu thời kỳ ăn dặm ngay từ lúc này.
Bất kể bạn cho bé ăn dần với thức ăn chất rắn từ lúc 4, 5 hoặc 6 tháng tuổi đi chăng nữa thì cũng cần đảm bảo em bé đã phát triển để sẵn sàng làm quen với nguồn thực phẩm mới. Một số dấu hiệu cho biết bé đã có thể ăn dặm như bé luôn giữ được tư thế đầu vững, có thể ngồi với một số hỗ trợ bằng dụng cụ nhất định, rút ngắn khoảng cách giữa các lần ăn, cân nặng gấp đôi so với lúc mới sinh và bé muốn lấy thức ăn từ đĩa của mẹ. Dựa vào những yếu tố đó để bạn xác định đúng thời điểm để con bắt đầu với chất rắn.
Trước 1 tuổi thực phẩm của bé chỉ để cho vui
Sai: Bắt đầu bằng chất rắn từ lúc 6 tháng tuổi dưỡng chất quan trọng cho sự phát triển răng miệng. Đồng thời cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết để đảm bảo quá trình tăng trưởng hợp lý. Trong đó, sắt và kẽm là hai yếu tố cần được bổ sung để phù hợp với nhu cầu cơ thể bé.
Thực phẩm đầu tiên của bé nên có ngũ cốc
Cho bé ăn dặm khi cơ thể bé đã sẵn sàng (Ảnh minh họa)
Sai: Không có một trật tự nào để “xếp hạng” về những thực phẩm tốt nhất dành cho bé ăn dặm giai đoạn đầu. Vì vậy, mẹ có thể thử với bất kỳ loại thực phẩm nào, kể cả trái cây, thịt, rau quả để kích thích vị giác cho bé. Nếu bé bị táo bón, bạn hãy điều chỉnh theo một trật tự ngẫu nhiên nhưng phải đảm bảo được sự cân bằng các chất trong nguồn thực phẩm đó.
Thực phẩm không tiệt trùng có lợi cho bé
Sai: Đây là một sai lầm nghiêm trọng. Bởi nếu tiêu thụ sữa và chế phẩm từ sữa chưa tiệt trùng như sữa tươi, phô mai sẽ gây nguy hiểm cho phụ nữ mang thai và cả trẻ sơ sinh. Các loại vi khuẩn như Listeria, Camplylobacter, Salmonella, Brucella và E-coli có thể sẽ tồn tại trong các sản phẩm không tiệt trùng. Từ đó dẫn đến các bệnh nguy hiểm, đe dọa tới tính mạng như viêm màng não, nhiễm trùng máu, gây tiêu chảy ở trẻ.
Hạn chế cho bé ăn gạo
Đúng: Trong năm 2013, tổ chức FDA đã tìm thấy hàm lượng asen chứa trong các sản phẩm gạo ở mức khá cao. Và so với trọng lượng cơ thể, lượng gạo cho trẻ sơ sinh chủ yếu từ ngũ cốc gạo lớn hơn ở người lớn gần gấp ba lần. Gần đây, FDA thiết lập một giới hạn về lượng asen vô cơ có trong ngũ cốc gạo của trẻ ăn dặm. Đồng thời, khuyên các bà mẹ nên bổ sung cho con các loại ngũ cốc tăng cường chất sắt như yến mạch, lúa mạch để giúp hạn chế tiếp xúc với asen.
Thịt là thực phẩm được ưu tiên
Đúng: Sắt và kẽm là những chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của một cơ thể khỏe mạnh. Hầu hết, các bé khi sinh ra đều có lượng sắt dự trữ, nhưng sau đó cạn kiệt dần. Trong khi đó, sữa mẹ không thể cung cấp đủ lượng sắt để tiêu thụ nên mẹ cần tăng cường cho bé ăn dặm các loại ngũ cốc và các loại thịt xay nhuyễn trong bữa ăn dinh dưỡng hàng ngày.